Xây dựng Ban chỉ đạo hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 87)

3.2.2.1. Mục tiêu

Tổ chức là nhân tố đầu tiên và quan trọng đối với sự thành công của hoạt động. Hiệu trưởng là người đứng đầu cần thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL ngay từ đầu năm học với các thành viên thuộc ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Trong ban chỉ đạo phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên, quy định rõ trách nhiệm, yêu cầu cần thực hiện trong từng thời gian.

Phát huy năng lực, sở trường của các thành viên trong ban chỉ đạo, tạo điều kiện để các thành viên có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ theo sự phân công.

Phải xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên khi tham gia chỉ đạo tổ chức các hoạt động GDNGLL.

Ban chỉ đạo là đầu mối thống nhất việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động GDNGLL của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đảm bảo đạt được các mục tiêu giáo dục.

3.2.2.2. Nội dung

* Thành phần tham gia ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL bao gồm: - Các thành viên trong ban giám hiệu.

- Bí thư, phó bí thư đoàn trường. - Các tổ trưởng chuyên môn.

- Khối trưởng chủ nhiệm của 3 khối lớp.

* Nhiệm vụ của ban chỉ đạo

- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL của nhà trường theo năm học, học kỳ, tháng, tuần; hướng dẫn các tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng thời gian trong năm học.

- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động GDNG lên lớp theo kế hoạch đã xây dựng. Để hoạt động GDNGLL đạt hiệu quả, ban chỉ đạo cần duyệt kịch bản tổ chức hoạt động, nội dung, thành phần tham gia, hình thức và các điều kiện hiện hoạt động.

- Giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động, báo cáo hiệu trưởng, đề xuất các biện pháp thực hiện hoạt động đạt hiệu quả, đề nghị khen thưởng với những tập thể cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường tham gia tổ chức, hỗ trợ, giúp đỡ các hoạt động GDNGLL của nhà trường.

3.2.2.3. Cách thực hiện

Yêu cầu đầu tiên với ban chỉ đạo là phải có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc. Với đặc thù của trường THPT chuyên là GV và HS phải dành nhiều thời gian vào hoạt động dạy, học nên các thành viên ban chỉ đạo cần biết sắp xếp công việc của cá nhân một cách hợp lý, dành thời gian thích đáng cho công tác chỉ đạo các hoạt động GDNGLL.

Hoạt động GDNGLL phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như: điều kiện thời tiết, sự xen lấn của các hoạt động chuyên môn (các kỳ thi HSG theo lịch của Sở GDĐT), điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị (hội trường, tăng âm, loa đài...) nên cần có sự linh hoạt trong tổ chức các hoạt động.

Công tác GDNGLL hầu như không có CB, GV được đào tạo cơ bản, cần tạo điều kiện cho các thành viên trong ban chỉ đạo tự học, tham gia các lớp bồi dưỡng, các hội thảo chuyên đề để nâng cao hiểu biết về mục tiêu, chương trình, nội dung, biện pháp và các kỹ năng cần thiết tổ chức hoạt động GDNGLL.

Xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng để động viên thành viên ban chỉ đạo tham gia tích cực vào các hoạt động GDNGLL.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)