6. Dự kiến cấu trúc của luận văn
2.3.5. Thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khoá
2.3.5.1. iều kiện về th i gian và chủ trương đư ng lối
Trong số các điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khoá thì điều kiện về thời gian là thuận lợi cả. Trong biên chế năm học, Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định rõ ngoài 33 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác. Bộ Giáo dục - Đào tạo còn nhấn mạnh việc tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, coi đó là một trong những biện pháp để đẩy mạnh chất lượng giáo dục. Từ chủ trương lớn đó của Bộ, lãnh đạo các nhà trường cũng đã tạo điều kiện để các khoa, tổ, nhóm chuyên môn có thời gian hoạt động ngoại khoá. Khi trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo các nhà trường đều nói: Một tháng nhà trường dành cho một buổi để sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Ngoài ra nhà trường khuyến khích hình thức tổ ngoại khoá, khuyến khích hình thức này 2 tuần một lần. Còn hình thức sinh hoạt quần chúng thì hạn chế hơn.
Các hình thức sinh hoạt quần chúng thường được kết hợp vào những ngày lễ lớn; những dịp kỷ niệm (Một năm bình thường có 8 đến 10 lần )
Thực tế cho hay ở trường nào lãnh đạo nhà trường dành nhiều thời gian cho hoạt động này thì thực sự sinh viên có được những sân chơi bổ ích, lý thú, giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội, tạo cho nhà trường một nề nếp tốt, và đặc biệt chất lượng học tập của sinh viên được nâng lên rõ rệt
Để quản lý thời gian hoạt động ngoại khoá, các nhà quản lý đều cho rằng rất cần phải tuân thủ kế hoạch đã được phê duyệt, chỉ thay đổi khi thấy thật cần thiết. Hiệu trưởng thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các bộ phận chức năng việc thực hiện thời gian đúng quy định. Trường hợp vì lý do nào đó mà không bảo đảm được thời gian như đã định phải có sự báo cáo, phân tích nguyên nhân, quy trách nhiệm. Tương tự như vậy, thời gian buổi ngoại khoá được tiến hành cũng phải có sự quản lý chặt chẽ, không thể tuỳ hứng. Có không ít buổi ngoại khoá khi tổ chức kéo dài hơn thời gian quy định, có giáo viên phụ trách cho sinh viên đi dã ngoại muốn thêm thời gian để đi được nhiều. Thời gian thay đổi sẽ kéo theo rất nhiều yếu tố khác có liên quan.
2.3.5.2.Về địa điểm
Điều kiện về địa điểm tuỳ thuộc vào khuôn viên nhà trường và mối quan hệ giữa lãnh đạo nhà trường với các cấp chính quyền địa phương, với các đơn vị có liên quan đến hoạt động ngoại khoá .
Có trường sân chơi bãi tập tốt, cảnh quan sư phạm sạch đẹp đủ phòng chức năng, phòng bộ môn thì đó là điều kiện lý tưởng cho hoạt động ngoại khoá ở tổ bộ môn. Nhà quản lý cho biết, họ đã có kế hoạch cụ thể, từng vị trí được sử dụng đã giao cho các bộ phận chức năng đảm nhiệm theo đúng kế hoạch. Phòng nhà tập đa chức năng và khu sân bãi dành cho thi đấu thể thao, những hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng. Phòng bộ môn dành cho tổ ngoại khoá. Với phạm vi ngoài nhà trường, lãnh đạo nhà trường thường tạo mối quan hệ tốt để thường xuyên đưa sinh viên đến thực tế. Song cũng có trường mỗi lần hoạt động tập thể lại phải mượn địa điểm do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự chủ động điều hành. Muốn đưa sinh viên đi tham quan, đi thực tế không phải lúc nào cũng có thể tiến hành. (Do số sinh viên đông lại lệ thuộc vào địa điểm đến tham quan có đáp ứng được hay không).
2.3.5.3. Về nhân lực
Trường có 112 cán bộ quản lý, 65 người đã qua các lớp quản lý giáo dục tại Trường cán bộ quản lý Trung ương, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Có 48 người làm công tác quản lý từ 5 năm trở lên.
Ngày nay đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đều là những người giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ được đề bạt làm quản lý nhà trường. Do đó họ không phải chỉ có sự trải nghiệm từ các công việc chuyên môn mà còn có khả năng am hiểu những yêu cầu cần thiết của việc tổ chức ngoại khoá, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tiến hành các hoạt động ngoại khoá cho sinh viên. Đội ngũ cán bộ quản lý biết cách chọn lựa, xây dựng bồi dưỡng các khoa, tổ bộ môn, nhóm chuyên môn có những giáo viên đạt trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác, biết cách thu hút sinh viên vào môn học mình đảm nhiệm và làm việc luôn tạo được uy tín với đồng nghiệp.
Đội ngũ giáo viên:
Khoa ngoại ngữ Du lịch hiện có tổng số 34 cán bộ, GV được chia thành 3 tổ chuyên môn Anh văn, Trung văn, Pháp văn.Trong đó, 19 GV Anh văn, 07 GV Trung văn, 07 GV Pháp văn và 01 trợ lý khoa kiêm giảng.
- Về học hàm học vị hiện Khoa có 20 thạc sỹ, số GV còn lại đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ.
- Có 2 GV đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Có 10 GV đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi thành phố.
- Đại đa số các GV đều được đào tạo chính qui từ hai trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Hà Nội.
Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng chuyên môn. Hơn thế, đội ngũ giáo viên hiện nay đa số là người địa phương, yên tâm công tác. Việc sinh hoạt chuyên môn được sinh hoạt đều đặn – mỗi tháng 2 lần. Trưởng khoa và Trưởng bộ môn trực tiếp điều hành lên kế hoạch hoạt động ngoại khoá rồi giao cho từng thành viên trong nhóm phụ trách. Chất lượng giảng dạy vì thế ngày càng tốt hơn Nhà quản lý xác định rằng đội ngũ giáo viên- đây là khâu quan trọng nhất trong hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung,
ngoại khoá nói riêng. Thực tế thăm dò và quan sát, người viết nhận thấy có khoảng 40% giáo viên có trình độ khá về chuyên môn, được đồng nghiệp và các thế hệ sinh viên quý mến, tin yêu. Với số giáo viên này, nhà quản lý đều thống nhất dùng uy tín để động viên, dùng khen thưởng để khích lệ.
Sự quan tâm từ các Khách sạn và doanh nghiệp khác:
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung ngoại khoá nói riêng có điều kiện để phát triển tốt hơn. Các khách sạn và công ty Du lịch thường xuyên tạo điều kiện để sinh viên khoa ngoại ngữ du lịch được tham quan, tham gia cùng các tour với đoàn có người nước ngoài để các em có thể giao tiếp với khách ngoại quốc và học hỏi kinh nghiệm của những nhân viên đã làm việc lâu năm trong ngành du lịch. Từ đó các em thấy tự tin hơn, không còn ấp úng ngại ngùng khi giao tiếp bằng ngoại ngữ mình đang được học.
Thuận lợi của nhà trường hiện nay là đội ngũ giáo viên đủ biên chế, lại đa số là trẻ, nhiệt tình, kiến thức được trang bị mới mẻ nên khi tham gia hoạt động ngoại khoá là môi trường tốt để phấn đấu, nâng cao tay nghề. Song cũng có không ít khó khăn là vì kinh nghiệm tích luỹ còn ít, kiến thức thực tế chưa nhiều, chưa hiểu kỹ đối tượng sinh viên nên hãy còn lúng túng. Có giáo viên khi hoạt động ngoại khoá chưa đủ độ tin cậy, chưa có bản lĩnh vững vàng.
Đội ngũ phụ vụ có chỗ chưa được đào tạo bài bản, mới có gần 60% số nhân viên qua trường lớp đúng chức năng .
Tuy nhiên các buổi nói chuyện chuyên đề cũng đòi hỏi có người am hiểu sâu sắc chuyên đề, có người trải nghiệm thực tế nên sự hiện diện của khách mời tham gia nói chuyện cũng là điều nhà quản lý đã và đang quan tâm.
Một buổi ngoại khóa về thực hành Hướng dẫn cho người Trung Quốc, chỉ bằng kiến thức sách vở, một thầy cô dạy hay cũng có thể nói đúng, đủ những nét chính. Song để giúp sinh viên có được thái độ, có được sự linh hoạt khi giao tiếp và thể hiện chuyên môn nghiệp vụ thì buổi hoạt động ngoại khóa được tổ chức kết hợp với công ty Du lịch có sức thuyết phục hơn nhiều lần bài giảng của thầy cô quen thuộc. Ngoài ra, nhà quản lý cũng cần phải liên
hệ với các cơ quan, tổ chức xã hội khác như an ninh, y tế... để đảm bảo an toàn cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là những sinh hoạt có tính quần chúng.
2.3.5.4. Về tài chính
Hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá trong việc nâng cao kết quả học tập và giáo dục đạo đức cho sinh viên, lãnh đạo nhà trường không chỉ dành thời gian, quan tâm chỉ đạo các hoạt động ngoại khoá mà còn luôn dành một phần kinh phí không nhỏ cho hoạt động này. Với tổ ngoại khoá, các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi biểu diễn văn nghệ hay các cuộc thi có tính tổng hợp ... nhà trường thường chi kinh phí 100 %. Những năm gần đây kinh phí dành cho hoạt động ngoại khoá ở trường khoảng từ 25 đến 30 triệu đồng. Nguồn kinh phí này lấy từ các nguồn ngân sách, học phí dành cho hỗ trợ giảng dạy, quỹ khuyến học và các nguồn tài trợ khác. Từ ngày khoán ngân sách, hiệu trưởng nhà trường phải cân nhắc để chi cho hợp lý. Hầu hết các kế hoạch được bộ phận có chức năng soạn thảo trước khi có hội nghị công nhân viên chức của trường. Tại hội nghị, những kế hoạch lớn của nhà trường được thông qua, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung ngoại khoá nói riêng thường được ưu tiên để tổ chức.
Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động ngoại khóa trong nhà trường đều có điều kiện để được tổ chức một cách thuận lợi, dễ dàng. Trong hoàn cảnh hiện nay đặc biệt là 1, 2 năm gần đây giá cả đắt đỏ, trường lớp và số sinh viên tăng nhiều, sự mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục ngày càng tăng và sự hạn chế của tài chính khiến nhà trường gặp không ít khó khăn khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
Nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục hiện nay mới chỉ chủ yếu phục vụ để chi trả lương cho cán bộ giáo viên (Khoảng 80%), phần còn lại để chi cho cơ sở vật chất và các hoạt động giáo dục. Vì thế ở các nhà trường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu và không đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
Nguồn ngân sách được phép chi còn hạn chế, sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân không nhiều nên hoạt động ngoại khoá chỉ khi cần thiết mới được chi.
2.3.5.5. Về cơ sở vật chất
Trường cao đẳng du lịch có cơ sở vật chất vào loại khá: Đều có khu học tập của sinh viên là những dãy nhà cao tầng khang trang, có đủ ánh sáng, thoáng mát, có khu vui chơi giải trí. Diện tích m2
đất tính trên sinh viên đạt từ 8 – 10m2. Trường có khách sạn 3 sao Hoàng long; 04 phòng thực hành nghiệp vụ Khách sạn – Nhà hàng; 04 phòng thực hành nghiệp vụ Hướng dẫn. Sinh viên không chỉ có một không gian rộng để hoạt động tập thể mà ngay cả các tổ ngoại khóa đều có thể song song tiến hành trong cùng một thời điểm. Giáo viên ở các giờ ngoại khoá có thể đưa sinh viên về phòng chức năng để tiện thực hành.
Với hoạt động ngoại khoá, cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động này. Thực tế quan sát, tìm hiểu ở các trường cho thấy, mỗi lần tổ chức hoạt động ngoại khoá, nó đòi hỏi ở người giáo viên và nhà quản lý một sự đầu tư bổ sung không nhỏ. Sự vênh nhau giữa một bên là tri thức ngày càng hiện đại với một bên là cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động ngoại khoá. Nhiều khi nhà quản lý và người tổ chức nếu như không có sự xâu chuỗi các yếu tố về cơ sở vật chất ảnh hưởng qua lại tác động lẫn nhau, không lường trước tất cả những khó khăn thì mục tiêu đặt ra của hoạt động ngoại khoá khó có thể đạt được. Ngoài ra, một khó khăn lớn nữa trong nhà trường hiện nay về cơ sở vật chất là các thiết bị, đồ dùng dạy học không đồng bộ, lạc hậu. Mặc dù có nhà quản lý đã phát động việc làm thí nghiệm, đồ dùng dạy học song đó chỉ là trước mắt tạm thời. Về lâu dài cần có sự đầu tư nhiều hơn của các cấp quản lý giáo dục.
2.3.5.6. Hiệu trưởng hướng dẫn thực hiện hoạt động ngoại khoá
Tuỳ theo đặc thù của buổi ngoại khoá là tổ ngoại khoá hay là những hình thức tổ chức có tính quần chúng mà hiệu trưởng có những biện pháp hướng dẫn thực hiện cho phù hợp.
Thông thường các hiệu trưởng hướng dẫn ngoại khoá theo các bước sau:
Bước 1. Lập kế hoạch báo cáo chi tiết cho nhà quản lý nắm được. + Hình thức tổ chức ngoại khoá
+ Thời gian tiến hành + Địa điểm tổ chức +Người đảm nhiệm + Người hỗ trợ phục vụ + Khách mời
+ Đối tượng tham gia(sở thích, hứng thú ) + Cơ sở vật chất, tài chính cần cho hoạt động
Bước 2 . Tiến hành chuẩn bị rồi làm thử (Có đề xuất bổ sung nếu thấy cần)
Bước 3. Tổ chức thực hiện
Bước 4. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
Mỗi hoạt động ngoại khoá sau khi tiến hành xong cần phải đánh giá, đối chiếu với mục tiêu đề ra, xem xét mức độ đã đạt được, phân tích nguyên nhân.
Bước 5. Cần gắn với thi đua.
Tuy nhiên không phải bất kỳ hoạt động ngoại khoá cũng được làm bài bản như thế. Có ý kiến giáo viên cho rằng khi tổ chức hoạt động ngoại khoá lãnh đạo nhà trường phó mặc cho giáo viên và nhóm chuyên môn, ít khi hướng dẫn họ.