6. Dự kiến cấu trúc của luận văn
3.5. Một số kết luận chung về tính khả thi và tầm quan trọng của các biện
pháp qua khảo nghiệm và thực nghiệm
Từ kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm tác giả nhận thấy cần chủ động thực hiện một số công việc sau để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá:
1. Tổ chức tốt các sinh hoạt, nâng cao nhận thức để giúp mọi người tham gia tích cực chủ động và hứng thú vào hoạt động ngoại khóa.
2. Mở rộng kiến thức và nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho giáo viên bộ môn, đặc biệt là các kĩ năng: tổ chức, kết hợp giữa nói và chỉ dẫn có kèm các đồ dùng trực quan.
3. Vận động và bằng nhiều hình thức để đóng góp và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và kinh phí cho nhà trường nói chung, hoạt động ngoại khoá nói riêng.
4. Thống nhất và triển khai đồng bộ kế hoạch của nhà trường với kế hoạch của các khoa, tổ bộ môn, trao quyền chủ động cho khoa, tổ bộ môn trong tổ chức hoạt động ngoại khoá
5. Phối kết hợp các lực lượng, các biện pháp nói trên, chú trọng cách thức đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý, qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường CĐDLHN, tác giả có một số kết luận sau:
1. Về lý luận
Hoạt động ngoại khoá là một bộ phận của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì những lý do đó mà chúng ta không thể xem nhẹ các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Muốn các hoạt động ngoại khoá trở thành một hoạt động giáo dục thường xuyên và đạt kết quả tốt, người giáo viên và nhà quản lý phải ý thức được rằng tổ chức các hoạt động ngoại khoá là một phần, một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được trong công tác giảng dạy và giáo dục sinh viên. Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng quyết định chất lượng của các hoạt động ngoại khoá. Hiệu trưởng cần chú trọng quản lí toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là chất lượng của hoạt đọng ngoại khoá, gắn kết với chất lượng giáo dục chính khoá để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Với quản lí tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, đặc biệt là quản lí hoạt động ngoại khóa của khoa Ngoại ngữ Du lịch, nhà quản lí cần chú ý đến đặc thù ngành nghề. Ngoại ngữ không tốt của đội ngũ lao động trong ngành du lịch đã tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch, đến sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Đó cũng chính là “rào cản” đối với quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam .
- Vì vậy, ngoại ngữ trong du lịch trước đây và ngày nay trong bối cảnh hội nhập với thế giới nên rất cần chú trọng. Để đưa du lịch thực sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, một yếu tố vô cùng quan trọng là chúng ta cần quan tâm chú trọng hơn cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chúng ta có nhiều địa danh đẹp, hấp dẫn nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần để thu hút khách du lịch còn yếu tố con người mới là điều kiện đủ để lôi cuốn du khách đến với du lịch thường xuyên. Các em sinh viên ngành ngoại ngữ du lịch đã, đang và sẽ trở thành cầu nối quan trọng về ngôn ngữ và văn hóa. Và để có được nguồn nhân lực như mong đợi, chúng ta không chỉ chú trọng đến giờ học trên lớp của sinh viên mà cần phải thực sự tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm tăng tự tin, khả năng thể hiện bản thân và cũng để bổ xung những kiến thức các em đã được học để các em có đủ năng lực thực hiện công việc của mình hiệu quả trong ngành du lịch.
2. Về thực trạng
Tác giả đã xác định được những hạn chế cơ bản của việc quản lý hoạt động ngoại khoá tại khoa Ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng du lịch Hà Nội như sau:
- Năng lực quản lí, tổ chức hoạt động ngoại khoá của hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ quản lí, của trưởng khoa, trưởng bộ môn và giáo viên còn có những hạn chế.
- Các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy, chưa thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm để làm phong phú cho hoạt động ngoại khoá của mình, các hình thức khen thưởng, động viên chưa kịp thời.
- Đội ngũ giáo viên trẻ có nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và phối hợp. Hạn chế về hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá
- Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá nhìn chung còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí dành cho hoạt động này còn quá ít.
- Hạn chế về điều kiện tổ chức và hạn chế trong công tác động viên khen thưởng. Các điều kiện cho hoạt động ngoại khoá còn chưa có sự đầu tư cho thoả đáng. Chỉ đạo và giám sát hoạt động ngoại khoá còn chưa sát, với những bộ môn giáo viên ít kinh nghiệm, chưa chỉ dẫn cho họ cụ thể, ít khi thường xuyên giám sát, nhắc nhở. Việc động viên, khen thưởng chưa kịp thời. Sau mỗi hoạt động, vì lý do công việc bề bộn nên việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm còn chưa được coi trọng.
- Hạn chế về các cơ chế, chính sách liên kết với cộng đồng và các tổ chức liên quan. Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đều băn khoăn muốn làm sao cho hoạt động ngoại khoá của sinh viên được sôi động và nội dung ngoại khoá được phong phú. Nhìn chung, giáo viên đều phản ánh hình thức ngoại khoá còn nghèo nàn.
- Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá ở nhà trường nhiều khi chắp vá, vụn, lẻ thất thường và tuỳ tiện. Những buổi tổ chức như thế thường không được chuẩn bị một cách chu đáo, sinh viên đóng vai trò thụ động, ít bổ ích, làm mất thì giờ của các em.
Thực tế hoạt động ngoại khoá khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được khảo sát đã cho thấy rằng nhà quản lý đã chú trọng hình thức tổ chức dạy học này, đã thực hiện một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn giữa mong muốn của sinh viên và việc đáp ứng của các nhà trường hiện nay vì hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ và có cả năng lực tổ chức, điều hành của nhà quản lý.
Thực tiễn cho thấy rằng, tài chính, cơ sở vật chất có vai trò khá quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động ngoại khoá, tuy nhiên chúng không phải là những yếu tố quyết định vì đã có không ít trường thiếu thốn tài chính, cơ sở vật chất nhưng vẫn tổ chức được tốt hoạt động này. Vì vậy, có thể nói, nhận thức và năng lực tổ chức của người quản lí, của giáo viên và sinh viên là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của công tác hoạt động ngoại khoá trong các nhà trường. Nếu có những biện pháp quản lý đồng bộ, chắc chắn hoạt động này sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
3. Về giải pháp
Từ kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm, tác giả nhận thấy cần chủ động thực hiện một số công việc sau để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá:
6. Tổ chức tốt các sinh hoạt, nâng cao nhận thức để giúp mọi người tham gia tích cực chủ động và hứng thú vào hoạt động ngoại khóa.
7. Mở rộng kiến thức và nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho giáo viên bộ môn, đặc biệt là các kĩ năng: tổ chức, kết hợp giữa nói và chỉ dẫn có kèm các đồ dùng trực quan.
8. Vận động và bằng nhiều hình thức để đóng góp và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và kinh phí cho nhà trường nói chung, hoạt động ngoại khoá nói riêng.
9. Thống nhất và triển khai đồng bộ kế hoạch của nhà trường với kế hoạch của các khoa, tổ bộ môn, trao quyền chủ động cho khoa, tổ bộ môn trong tổ chức hoạt động ngoại khoá
10.Phối kết hợp các lực lượng, các biện pháp nói trên, chú trọng cách thức đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá.
Trong xu thế chung hiện nay, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng điều chỉnh và thay đổi nội dung chương trình môn học, đưa nhiều môn
mới vào trong nhà trường thì việc thay đổi các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy cao độ trí tụê của sinh viên là một việc làm rất cần thiết. Hoạt động ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục có sức hấp dẫn đặc biệt với sinh viên. Có thể nói đây là một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho sinh viên, hình thành và phát triển cho các em kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết.
Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá của khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường CĐDLHN dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kĩ năng tổ chức và các điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường.
Sau khi nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề tài luận văn đã đưa ra 5 biện pháp nhằm quản lí tốt hơn hoạt động này, đã thực nghiệm và triển khai trong năm học 2010-2011.
Qua thực tế khảo nghiệm cho thấy, thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khoá trên đây đã mang lại kết quả tốt, được dư luận giáo viên, nhà trường, sinh viên đánh giá cao. Các biện pháp quản lí đã góp phần quan trọng và có tác dụng lớn trong việc thực hiện mục đích giáo dục đề ra. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Tuyên truyền có tốt thì mới hiểu mức độ cần thiết của việc làm. Các điều kiện tổ chức có tốt thì sinh viên mới hứng thú, người tổ chức mới nhiệt tình và năng lực mới được phát huy.Người hiệu trưởng phải có kế hoạch mới chủ động điều hành công việc. Tổ chức thực hiện kết hợp các bộ môn trong hoạt động ngoại khoá và trao đổi kinh nghiệm với các trường tạo ra tính chất phong phú rút ngắn con đường đi đến mục tiêu....
Để thực hiện hoạt động ngoại khoá có hiệu quả cao, các biện pháp phải đựợc sử dụng đồng bộ, biết tuỳ từng thời gian, tuỳ từng hoàn cảnh mà xem biện pháp nào là chính. Thành công của các hoạt động ngoại khoá là kết quả của việc vận dụng tổng hợp các biện pháp này trong từng hoàn cảnh và đối
tượng cụ thể và phụ thuộc vào tài năng, sự nhạy cảm của người hiệu trưởng nhà trường, của những người thực hiện.
Các tổ bộ môn thuộc khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường CĐDLHN, những người làm công tác quản lí đã biết phối hợp các biện pháp như tuyên truyền nhận thức, tăng cường tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá, rèn luyện kĩ năng cho giáo viên, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường... nhằm đạt được kết quả. Song các biện pháp đó cho dù đã được thực hiện nhưng cách thức tiến hành và hiệu quả đạt được chưa như mong muốn, chưa đồng đều giữa các trường. Ngay cả những tổ bộ môn vận dụng có hiệu quả các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khoá thì trên thực tế vẫn có những hạn chế cần khắc phục.
2. Khuyến nghị
- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thiện về mặt lí luận, trang bị những kiến thức cần thiết để người giáo viên hiểu rõ hoạt động ngoại khoá trong nhà trường, biết cách tiến hành hoạt động này
- Đề nghị với các cấp quản lí trang bị các điều kiện cần thiết giúp cho hoạt động ngoại khoá được tốt hơn như đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, đất đai cho các nhà trường.
- Các khoa trong trường, các trường nên có những buổi giao lưu để học hỏi kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá.
- Tổ chức các buổi hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề về cách thức tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá.
- Người hiệu trưởng cần tích cực tham gia các chuyên đề về đổi mới phương pháp, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường hiện nay.
- Khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường CĐDLHN cần thực hiện tốt 5 kết luận rút ra sau khảo nghiệm và thực nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết n m học 2004-2005 của trư ng Cao đ ng u lịch Hà Nội
2. Bộ giáo dục và Đào tạo(2004), Nhiệm vụ n m học 2004-2005, Nxb Giáo dục
3. Bộ giáo dục và Đào tạo(2000) iều lệ nhà trư ng phổ thông Nxb Giáo dục
4. Cai Rôp (1960), Giáo dục học Bản dịch của khu học xá
5. Đ ng Quốc Bảo(1997), Một số kinh nghiệm về quản lý.
6. Đ ng Vũ Hoạt –Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học tập 1,2, Nxb Giáo dục
7. Đ ng Vũ Hoạt (1997), Hoạt động giáo dục ngoài gìơ lên lớp ở trư ng THCS – Nxb Giáo dục.
8. Đinh Xuân Huy (1999). Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài gi lên lớp của ngư i hiệu trưởng trong trư ng TNT ở tỉnh Lai Châu. Luận văn thạc sỹ KHGD-Trường ĐHSP Hà Nội.
9. Đỗ Nguyên Hạnh(1996), “Một vài hình thức giáo dục cho học sinh
ngoài giờ lên lớp có hiệu quả “- Tạp chí nghiên cứu giáo dục số2.
10. J A Cô men xki, Ông tổ của nền sư phạm cận đại.
11.Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận đại cương về quản lý.
Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008.
12.(1997), Nghệ thuật lãnh đạo -Nxb Giáo dục
13.Nguyễn Đào Quý Châu (2005), Làm chủ phương pháp giảng dạy Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
14. Nguyễn Đức Quang(1999), Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động
15. Nguyễn Đức Minh (Chủ biên ) Nguyễn Hải Khoát (1981),. Cơ sở tâm lý học của công tác quản lý trư ng học. Nxb Giáo dục
16. Nguyễn Trọng Tấn(2005), Quản lý các trư ng học trong thế kỷ XXI Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
17. Phạm Lăng (1984), “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTTH Chu Văn An Hà Nội”- Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 12
18. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế
Duật (1998), Phương pháp dạy học v n, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
19. Phan Văn Khải, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
20.Thái Duy Tuyên(1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục.
21.Thái Duy Tuyên (1991), "Vấn đề lựa chọn phương pháp dạy học", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số1
22.V.A.Xu Khôm Lin xki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trư ng phổ thông (Hoàng Tấn Sơn lược dịch)- Tủ sách trường cán bộ quản lý và nghiệp vụ-Bộ giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
23.Xa mu côp (1961), Giáo trình giáo dục học - ĐHSP Hà Nội.
24.Kelly(15 February 2005 ), Outdoor learning, DFES
25.James J. Shields, Jr, Japanese Schooling(1989), The Pennsylvania
State
26.Schermerhorn (2001), Management, sixth edition, John Wiley and sons, Inc.
27.University Press, University Park and London
28.Organization of MEXT of Japan (2003), Education Reform Plan for the 21st Century
29.U.S. National Center for Public Policy and Higher Education(2002),
30.US Department of Education (May, 2003), Comperative Indicators of Education in the U.S.A and other G8 coutries.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ Đơn vị công tác: ………. Chức danh:………
Giới tính Nam Nữ Sinh năm: …………. Thâm niên công tác: …………..năm
Các nhà quản lý kính mến! Bảng câu hỏi này được thiết kế để xin ý kiến
của cán bộ quản lý các bộ môn, khoa và Trư ng về vấn đề liên quan quản lý