Nhận thức của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa của Khoa ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 66 - 67)

6. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.3.3. Nhận thức của sinh viên

Qua 240 phiếu khảo sát thì nhận thức của sinh viên về hoạt động ngoại khoá là:

Có 96%(231/240 phiếu) cho rằng hoạt động ngoại khoá có tác dụng mở rộng củng cố nâng cao kiến thức

Có 210/240 phiếu bằng 87,5 % cho rằng hoạt động ngoại khoá có tác dụng phát triển năng lực sở trường

Có 230/240 phiếu bằng 96% cho rằng hoạt động ngoại khoá có tác dụng tạo gắn kết với tập thể

Khi được xếp thứ tự theo sở thích các hình thức hoạt động ngoại khoá thì có:

31% các em thích tham quan.

33% các em thích xem biểu diễn văn nghệ. 14% các em thích tổ ngoại khoá.

22% các em thích các cuộc thi kiến thức.

Sự nhận thức và hứng thú này của các em phản ánh đúng một thực trạng hiện nay rằng: Tham quan các di tích, danh thắng phù hợp với tính ham học hỏi, tìm hiểu những cái mới của tuổi trẻ, các em được thay đổi không khí, có những phút giây thư giãn, thoải mái. Xem và biểu diễn văn nghệ cũng là dịp để các em được trổ tài, được thể hiện trước tập thể, được thưởng thức cái hay của nghệ thuật diễn xuất, cái hay của ca từ, giai điệu... So với hai hình thức này thì tổ ngoại khoá lại có số lượng sinh viên tham gia ít hơn. Nó phản ánh đúng hiện trạng đây là hình thức đòi hỏi sinh viên khi tham gia phải có một năng lực và trình độ kiến thức nhất định, phải có sở trường về một môn học nào đó. Sinh viên ở vùng nông thôn thuần tuý trình độ chung của các em hẳn còn thua so với thị xã, thành phố nên khi nhận thức, hiểu biết về các môn học chưa tốt, tâm lý ngại học là điều không tránh khỏi. Hứng thú của các em dồn sang cho thăm quan, thưởng thức văn nghệ là lẽ thường tình.

Khi hỏi các em ở tổ ngoại khoá về những điều kiện từ nhà trường, giáo viên, sinh viên để tổ chức thành công, số các em trả lời chủ yếu là ba yếu tố:

Nhà trường có địa điểm

Giáo viên có kiến thức sâu rộng

Sinh viên có lòng ham học hỏi biết cách nắm bắt kiến thức.

Khi tham quan thực tế và tổ chức các chương trình văn nghệ: Giáo viên phải có kỹ năng tổ chức, sinh viên phải có sở thích.

Ở bất kỳ hình thức ngoại khoá bộ môn nào, hứng thú của sinh viên cũng là điều quyết định việc các em có tham gia hay không. Nếu ép buộc các em tham gia thì kết quả sẽ khó đạt được và nhiều khi các em sẽ có ý chống lại phá rối. Bởi thế người phụ trách phải tôn trọng sở thích của các em, định hướng các em tới những hoạt động bổ ích.

Tóm lại, khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động ngoại khoá của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, người viết vấn đề này có thể khẳng điịnh rằng: Hoạt động ngoại khoá đã có được một sự nhận thức đúng đắn trong các nhà trường, được xem như là một trong những hình thức tổ chức dạy học mang lại kết quả tốt. Nếu người hiệu trưởng biết tổ chức và quản lý tốt hoạt động này thì chắc chắn sẽ cải thiện được đáng kể thực trạng dạy học như hiện nay. Người sinh viên không đóng vai trò thụ động trong tiếp thu kiến thức nữa. Trí tuệ của các em cũng như niềm yêu thích học tập sẽ phát triển tốt hơn, toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa của Khoa ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)