Trao đổi kinh nghiệm giữa các trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa của Khoa ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 110 - 112)

6. Dự kiến cấu trúc của luận văn

3.2.6.Trao đổi kinh nghiệm giữa các trường

Trao đổi kinh nghiệm giữa các trường cũng có thể xem là một biện pháp hay trong hoạt động ngoại khoá. Kinh nghiệm - đó là kết quả của việc đã làm rút ra các bài học để việc làm lần sau được tốt hơn. Trao đổi kinh nghiệm giúp cho những hoạt động ngoại khoá được tổ chức lần sau không phải mò mẫm, thử nghiệm đúng sai, nhờ đó biết phát huy thế mạnh của mình. Thông qua trao đổi kinh nghiệm, tình cảm và sự gắn kết giữa các trường sẽ thêm sâu sắc và phát triển.

Mục đích

Giúp nhà quản lí cân nhắc, lựa chọn có thể tận dụng những bài học ở trường bạn vào trường mình nếu cảm thấy phù hợp. Trao đổi kinh nghiệm, nhà quản lí rút ngắn được thời gian để đi tới mục tiêu, chủ động trong việc thực hiện.

Tổ chức thực hiện Lập kế hoạch

Thành lập ban chỉ đạo điều hành, ban này có nhiệm vụ ấn định thời gian địa điểm đối tượng tham gia nội dung và hình thức cần trao đổi nếu là trao đổi kinh nghiệm giữa các trường.

Cần chọn ví dụ điển hình về sự thành công của hoạt động ngoại khoá, tổ chức các cuộc họp tổ bộ môn rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động ngoại khoá

Gửi thông báo chính thức tới trường bạn về thời gian địa điểm, khách mời... phân công cá nhân chuẩn bị trình bày kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khoá.

Tự đánh giá vai trò của hình thức ngoại khoá trong việc phát triển kiến thức kĩ năng thái độ cho sinh viên, kinh phí cần có và các điều kiện khác để tổ chức, rút ra các kinh nghiệm cần thiết. Nội dung trao đổi:

- Các hình thức ngoại khoá đã được tổ chức ở trường - Vai trò của nhà quản lý trong điều hành

- Vai trò của người tổ chức

+ Trực tiếp thao tác: Tính năng động, sáng tạo trong tổ chức + Khả năng thu hút sinh viên

- Kết quả cụ thể

- Những yếu tố tác động đến sự thành công của buổi ngoại khoá + Chủ quan ( Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian, con người ) + Khách quan : Môi trường tự nhiên

Các yếu tố ảnh hưởng : An ninh , y tế

Đánh giá : Trong từng hình thức tổ chức thì yếu tố nào là quan trọng nhất

Đề xuất giải pháp để có được sự thành công.

VD: Trường CĐDLHN kết hợp với công ty Ajinomoto tổ chức cho sinh viên một buổi ngoại khoá – hình thức sinh hoạt có tính quần chúng: sinh viên trong ngày cắm trại 26/3 có thi nấu ăn, thể dục thể thao, văn nghệ ...

Sự thành công của hoạt động này ngoài những cố gắng của người tổ chức còn là kết quả từ việc rút kinh nghiệm trong trao đổi kinh nghiệm giữa các trường với nhau.

Học tập được cách tuyên truyền phải sát với đối tượng, tuyên truyền về ý nghĩa của kỷ niệm thành lập đoàn 26/3 cùng các nội dung sẽ được tổ chức. Phân công công việc cụ thể cho từng người, coi trọng tính sáng tạo trong dẫn dắt, tổ chức, mời công an quận, phường tham gia bảo đảm anh ninh trật tự (chỉ cần có bóng công an- thanh niên bên ngoài cũng thấy ngại vào gây rối

trong sinh viên), mời nhân viên y tế thường trực. Ngay trong khi tổ chức, những cách nấu món ăn mới, trò chơi thể thao, văn nghệ cũng đầy tính sáng tạo.

Kết quả thu được qua buổi ngoại khoá rất tốt: Vừa tạo sự thoải mái, vừa hạn chế tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, đảm bảo an toàn.

Tiến hành

Người tổ chức cần lựa chọn hình thức trao đổi cho phù hợp.

Cuộc trao đổi phải diễn ra trên tinh thần thoải mái, đoàn kết có ý thức dựng xây cởi mở.

Không giấu giếm kinh nghiệm (Có những kinh nghiệm hay, phù hợp với trường này song lại không thể làm được ở trường khác vì lệ thuộc vào đặc điểm và điều kiện nhà trường)

Sau khi trao đổi, mỗi trường cần rà soát kinh nghiệm của trường bạn, đối chiếu với điều kiện, hoàn cảnh trường mình để xác định tính khả thi, học tập những kinh nghiệm hay.

Nghe trường bạn để biết về trường mình, thấy những thành công và hạn chế của trường mình trong quá trình tổ chức, từ đó điều chỉnh cho hợp lí. Nhìn thẳng vào những điều hạn chế, thấy được những gì mắc phải trong quá trình tổ chức có thể tránh hoặc biết trước để chủ động xử lý.

Trong thời đại ngày nay, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động ngoại khoá nói riêng đã được người hiệu trưởng quan tâm nhiều hơn. Đó là một việc làm bổ ích, giúp cho nhà quản lý tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được sự mò mẫm. Qua trao đổi kinh nghiệm, tình đoàn kết thân ái ngày càng được tăng lên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa của Khoa ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 110 - 112)