6. Dự kiến cấu trúc của luận văn
1.5. Cơ sở tâm lý học– giáo dục học của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá
bộ môn giao việc cho từng thành viên. Trước đồng nghiệp, trước sinh viên người giáo viên không thể qua quýt. Sự chuẩn bị tốt, công phu, là cơ sở cho sự thành công. Buổi tổ chức hoạt động ngoại khoá sẽ không chỉ khắc sâu kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết mà còn giúp các em có thêm hứng thú trong quá trình học tập. “Trăm nghe không bằng một thấy’’. Nếu các em có dịp chứng kiến những kiến thức sách vở thầy cô truyền đạt nay có trong thực tế cuộc sống thì các kiến thức được vận dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn.
1.5 . Cơ sở tâm lý học– giáo dục học của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá khoá
1.5.1. Cơ sở giáo dục học
Hoạt động ngoại khoá tại trường cao đẳng phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của nhà trường: đào tạo sinh viên thành con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh xã hội hiện nay.
“Bất cứ hoạt động ngoài lớp, hoạt động ngoài trường nào, bất cứ hoạt động nào của các tiểu tổ, bất cứ hoạt động văn hoá quần chúng nào cũng đều phải hoàn toàn phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của giáo dục” (Cairôp) [4]
Để có kiến thức sâu rộng, sinh viên không chỉ học tập trên lớp mà có thể học ở nhiều hình thức khác nhau. Trên lớp, đó chỉ là kiến thức cơ bản, do điều kiện thời gian hạn chế thầy cô không thể đi sâu. Muốn hiểu biết tường tận, sinh viên phải có ý thức tự giác, phải có hứng thú tìm tòi. Ngoại khoá sẽ giúp sinh viên làm được điều này. Thái độ của các em cũng vậy, tham gia các sinh hoạt ngoại khoá, các em được giao lưu, được học tập kinh nghiệm thực tế. Nhờ hoạt động ngoại khóa các em tự rút ra cho mình kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp sẽ thấy tự tin.
Để hình thành nhân cách con người một cách toàn diện, sinh viên phải được tham gia các hoạt động. Sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên chịu sự tác động của nhiều nhân tố: nhân tố sinh học, môi trường, giáo
dục và các hoạt động của bản thân các em, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo và việc tham gia các hoạt động giáo dục là yếu tố quyết định sự hình thành nhân cách của các em. Những hoạt động này bao gồm: hoạt động lao động, hoạt động vui chơi giải trí, tham quan học tập, các hoạt động thể dục, thể thao, giao lưu, giao tiếp, các hoạt động xã hội...
Để phát triển, con người không ngừng hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại cũng như con đường hình thành, phát triển nhân cách. Con người hoạt động như thế nào thì nhân cách phát triển như thế ấy. Hoạt động tích cực đó là con đường để tiến thân, để thành đạt. Sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khoá với các mối quan hệ đa dạng sẽ giúp các phẩm chất, tính cách, năng lực của các em được hình thành.Tham gia tổ ngoại khoá sẽ giúp trí tuệ các em phát triển được tốt, tình yêu với ngành học, với tri thức loài người sẽ khiến các em có ý thức tự giác vươn lên để tiếp thu sáng tạo.
Tham gia các hình thức ngoại khoá có tính quần chúng, các em được giao lưu tình cảm.Tính đa dạng của hoạt động tạo nên tính đa dạng của giao lưu, mục đích và phương thức tiến hành. Trong giao lưu các em hiểu hơn giá trị đích thực của cuộc sống. Từ đó có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống. Hoạt động ngoại khoá trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em có dịp thể hiện rõ sự hiểu biết và thái độ ứng xử của mình. Nhờ hoạt động này sự phát triển về mặt thể chất, tâm lý, xã hội – biểu hiện của sự phát triển nhân cách của các em được tốt hơn.