Nhận thức của hiệu trưởng về hoạt động ngoại khoá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa của Khoa ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 60 - 63)

6. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.3.1. Nhận thức của hiệu trưởng về hoạt động ngoại khoá

Để tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng và cán bộ quản lí nhà trường về hoạt động ngoại khoá chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi về tác dụng, yêu cầu của hoạt động ngoại khoá, và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.2. Nhận thức về tác dụng và yêu cầu của hoạt động ngoại khoá

Tác dụng và yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động ngoại khoá

Tác dụng Yêu cầu Rất tác dụng ít tác dụng Không có tác dụng Cần Không cần Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức

cho sinh viên 100% 100%

Phát hiện năng khiếu của sinh viên 92% 8% 100%

Tạo sự hứng thú cho các em 100% 100%

Tạo sự gắn kết với tập thể 100% 100%

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực

hành 100% 100%

Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho SV 100% 100%

Chỉ để giải trí 8% 92% 8% 92%

Qua kết quả khảo sát thì thấy:

Nội dung 1: 100% các nhà quản lý, giáo viên và sinh viên đã nhận thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động ngoại khoá về mở rộng, củng cố, và nâng cao kiến thức cho sinh viên.

Nội dung 2: 92% Các nhà quản lý, giáo viên và sinh viên cho rằng hoạt động ngoại khoá rẩ có tác dụng đối với việc phát hiện năng khiếu của sinh viên, chỉ có 8% cho rằng không có tác dụng. Nhưng 100% số người được hỏi đều công nhận sự cần thiết của hoạt dộng ngoại khoá. Điều này cho thấy hoạt động ngoại khoá không chỉ tác dụng đến học tập mà còn tác dụng tới nhiều mặt khác của giáo dục.

Nội dung 3: 100% các nhà quản lý, giáo viên và sinh viên đều nhất trí rằng hoạt động ngoại khoá tạo sự hứng thú cho các em và hoạt động này là rất cần thiết.

Nội dung 4: 100% số người được hỏi đều đồng ý rằng hoạt động ngoại khoá tạo sự gắn kết tập thể giữa các em sinh viên và đều cho rằng hoạt động này là cần thiết. Điều này cho thấy hoạt động ngoại khoá là phương pháp giáo dục những kĩ năng làm việc tập thể, làm việc theo nhóm cho sinh viên một cách rất hiệu quả.

Nội dung 5: 100% số người được hỏi đều cho rằng hoạt động ngoại khoá cần thiết và có tác dụng với việc phát triển nhân cách cho sinh viên. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của hoạt động ngoại khóa, không chỉ bổ xung kiến thức cho các em mà điều quan trọng hơn cả là đẫ làm cho các em phát triển nhân cách, sau này trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

Nội dung 6: 100% các nhà quản lý, giáo viên và sinh viên được hỏi đều cho rằng hoạt động ngoại khoá rất cần thiết và nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành cho sinh viên. Đây là điều cần thiết để đào tạo sinh viên không chỉ giỏi lý thuyết mà còn biết thực hành. Học đi đôi với làm.

Nội dung 7: 100% những người đựoc hỏi đều cho rằng hoạt động ngoại khoá gió dục tư tưởng, tình cảm cho sinh viên và đây là hoạt động cần thiết. các em sinh viên không chỉ là những người chỉ biết nắm chắc kiến thức mà quan trọng là các em được giáo dục thành những con người có đạo đức, có tình cảm và có cái nhìn nhân văn về cuộc sống, về xã hội.

Trong số những người được hỏi, chỉ có 8% cho rằng hoạt động ngoại khoá ít có tác dụng, 92% cho rằng không có tác dụng, chỉ để giải trí và không cần thiết. Lãnh đạo nhà trường cần có những chương trình hoạt động ngoại khoá bổ ich và thiết thực hơn nữa.

Khi được hỏi cần phải tiến hành những hoạt động ngoại khoá nào ở trường đồng chí và đồng chí đã tiến hành những hoạt động ngoại khoá này ra sao thì hầu hết cán bộ quản lý đều trả lời là cần và rất cần ngoại khoá cho tất cả các môn học, ngoại khoá theo chủ điểm, đi tham quan, đi thực tế, những cuộc thi có tính tổng hợp, nói chuyện chuyên đề, xem và biểu diễn văn nghệ..., mức độ tiến hành là thường xuyên và thỉnh thoảng. Sau đây là bảng điều tra về mức độ cần thiết phải tổ chức các loại hoạt động ngoại khoá.

Bảng 2.3. Ýkiến về mức độ cần thiết phải tổ chức hoạt động ngoại khoá Hoạt động ngoại khoá Mức độ cần thiết

Rất cần Cần Không cần Ngoại khoá cho tất cả các môn học 83% 17%

Ngoại khoá theo chủ điểm 74% 26%

Tham quan đi thực tế 9% 74% 17%

Các cuộc thi có tính tổng hợp 17% 83%

Ngoài ra để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí về vai trò của các phẩm chất và năng lực của giáo viên trong tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khoá, tôi đưa ra câu hỏi giáo viên cần những phẩm chất và năng lực nào là quan trọng?

Với câu hỏi này tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.4. Xếp hạng tầm quan trọng của các năng lực và phẩm chất của giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoại khoá

Thứ tự quan trọng Tỉ lệ

1. Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng 75% 2. Biết cách tổ chức sinh viên 83%

3. Có lòng nhiệt tình 67%

4. Am hiểu cuộc sống 75%

5. Sáng tạo trong quá trình thực hiện 92%

Tóm lại: Cán bộ quản lí nhà trường nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá, các yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động này và yêu cầu với phẩm chất, năng lực của giáo viên. Tuy nhiên nhận thức là thế song thực tiễn làm việc và kết quả của hoạt động ngoại khoá không phải lúc nào cũng được như ý muốn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa của Khoa ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)