6. Dự kiến cấu trúc của luận văn
1.8.2. Vai trò của người hiệu trưởng
Trong hoạt động ngoại khoá, người hiệu trưởng giữ vai trò quyết định. Hoạt động này có được duy trì đều đặn, có đạt được kết quả như mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo của người hiệu trưởng qua kiểm
tra đánh giá, nhắc nhở thường xuyên. Để làm tốt vai trò của mình, người hiệu trưởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác ngoại khoá trong nhà trường. Có nhận thức được vấn đề này, người hiệu trưởng mới thấy được tính cấp thiết của việc cần tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá cho sinh viên. Người hiệu trưởng phải nắm được và thông suốt một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học do Bộ đề ra là phải “ Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
Khi đã hiểu được vị trí, vai trò và tác dụng của ngoại khoá, hiệu trưởng sẽ lên kế hoạch năm học, đưa các hoạt động ngoại khoá vào kế hoạch và chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động ngoại khoá, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nề nếp và thành sinh hoạt thường kỳ trong nhà trường trung học phổ thông.
Chất lượng chuyên môn sẽ được nâng lên một phần không nhỏ từ chính các hoạt động ngoại khoá. Bởi thế người hiệu trưởng trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, giao cho người phụ trách, dự trù các hoạt động chính trong kỳ, trong năm, hoàn toàn chủ động, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động ngoại khoá.
Hiệu trưởng là người chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá và cũng là người kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng của các hoạt động này.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tôi đã đề cập được một số vấn đề như sau:
Hoạt động ngoại khoá là một bộ phận của hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần làm cho quá trình giáo dục ở nhà trường thêm phong phú, toàn diện. Tính chất đa dạng của hoạt động ngoại khoá giúp việc học tập của sinh viên thêm phong phú, bổ ích và hứng thú. Những kiến thức mà sinh viên thu nhận được trong quá trình hoạt động ngoại khoá thường sâu sắc và khó quên. Vì những lý do đó mà chúng ta không thể xem nhẹ các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường.
Muốn các hoạt động ngoại khoá trở thành một hoạt động giáo dục thường xuyên và đạt kết quả tốt, người giáo viên và nhà quản lý phải ý thức được rằng tổ chức các hoạt động ngoại khoá là một phần, một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được trong công tác giảng dạy và giáo dục sinh viên. Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng quyết định chất lượng của các hoạt động ngoại khoá. Người hiệu trưởng phải nghiên cứu kỹ và có kế hoạch có các hình thức tổ chức, phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên để người giáo viên và sinh viên thực hiện thành công nhiệm vụ mà ngoại khoá đề ra. Hiệu trưởng cần chú trọng quản lí toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là chất lượng của hoạt đọng ngoại khoá, gắn kết với chất lượng giáo dục chính khoá để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Với quản lí tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, đặc biệt là quản lí hoạt
động ngoại khóa của khoa Ngoại ngữ Du lịch, nhà quản lí cần chú ý đến đặc thù ngành nghề. Hơn một nửa lao động làm việc trong du lịch lại không có ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch Việt Nam. Trình độ ngoại ngữ có thể nói là công cụ tối cần thiết để người làm du lịch tiếp cận với du khách quốc tế. Số lao động biết ít nhất một ngoại ngữ chiếm 45% tổng số lao
động (trong đó chủ yếu biết tiếng Anh 40,87%, tiếng Trung 4,59%, tiếng Pháp 4,09%, các thứ tiếng khác là 4,18%). Ngay cả số lao động biết tiếng Anh cũng chỉ có 15% ở trình độ đại học, còn lại là ở trình độ A, B, C. Số lao động biết 2 ngoại ngữ trở lên khoảng 28%. Tất cả những hạn chế trên đã tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch, đến sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Đó cũng chính là “rào cản” đối với quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam .
Vì vậy, ngoại ngữ trong du lịch trước đây và ngày nay trong bối cảnh hội nhập với thế giới nên rất cần chú trọng. Để đưa du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, một yếu tố vô cùng quan trọng là chúng ta cần quan tâm chú trọng hơn cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chúng ta có nhiều địa danh đẹp, hấp dẫn nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần để thu hút khách du lịch còn yếu tố con người mới là điều kiện đủ để lôi cuốn du khách đến với du lịch thường xuyên. Các em sinh viên ngành ngoại ngữ du lịch đã, đang và sẽ trở thành cầu nối quan trọng về ngôn ngữ và văn hóa. Và để có được nguồn nhân lực như mong đợi, chúng ta không chỉ chú trọng đến giờ học trên lớp của sinh viên mà cần phải thực sự tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm tăng tự tin, khả năng thể hiện bản thân và cũng để bổ xung những kiến thức các em đã được học để các em có đủ năng lực thực hiện công việc của mình hiệu quả trong ngành du lịch.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI KHOA NGOẠI NGỮ DU LỊCH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Quy mô, chất lượng đào tạo
2.1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
- Trường CĐDL Hà Nội, tiền thân là Trường Công nhân khách sạn du lịch - Trường quốc gia đầu tiên đào tạo nhân lực ngành Du lịch - được thành lập ngày 24/07/1972 theo Quyết định số 1151/CA/QĐ của Bộ công an.
- Năm 1984 theo Quyết định số 146/TCDL của Tổng cục du lịch Trường Công nhân khách sạn du lịch đổi tên thành Trường Du lịch Việt Nam. - Năm 1995, Tổng cục Du lịch quyết định sát nhập khách sạn Hoàng long (trực thuộc Công ty Du lịch Hà Nội) vào Trường Du lịch Việt nam để tổ chức mô hình Trường – Khách sạn. Trường được đổi tên là Trường Du lịch Hà Nội. Năm 1997, Trường được nâng cấp thành Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội (theo Quyết định số 239/QĐ-TCDL ngày 24/07/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch) có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và quản lý khách sạn Du lịch từ dạy Nghề đến Trung học cho các thành phần kinh tế trong cả nước.
- Năm 2003, Trường được nâng cấp thành Trường CĐ Du lịch Hà Nội, trực thuộc Tổng cục Du lịch (theo Quyết định số 5907/QĐ-BGD ĐT- TCCB ngày 27/10/2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo). Trường được phép đào tạo các ngành về du lịch, gồm rất nhiều hệ cho rất nhiều đối tượng học.
Hệ Cao đẳng (3 năm) Ngành 1: QTKD 1. QTKD khách sạn 2. QTKD nhà hàng 3. QTKD lữ hành 4. Quản trị chế biến món ăn 5. Tài chính - Kế toán DL Ngành 2: Việt Nam học 6. Hướng dẫn du lịch
Cán bộ công nhân viên ngành du lịch kinh nghiệm trên 5 năm
SV tốt nghiệp các trường CĐ, ĐH liên quan khác
Hệ Trung cấp chuyên nghiệp (2 năm)
1. Nghiệp vụ lễ tân 2. Nghiệp vụ nhà hàng 3. Kỹ thuật chế biến món ăn 4. Kế toán du lịch khách sạn 5. Nghiệp vụ lữ hành - hướng dẫn 6. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
7. Marketing và bán hàng trong du lịch
HỌC SINH TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG
Hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (1 năm ho c 4 tháng)
1. Quản lý nhà nước về du lịch
2. Quản lý kinh doanh du lịch – khách sạn
3. Quản lý kinh doanh lữ hành 4.
5. 6.
7. Kỹ thuật chế biến món ăn
Những năm đầu khi mới thành lập, Trường CĐDLHN chủ yếu đào tạo công nhân khách sạn với 03 nghề chủ yếu là: Chế biến món ăn, Phục vụ nhà hàng, Lễ tân khách sạn. Quy mô đào tạo trung bình khoảng 400 SV/năm.
Đến nay quy mô các hệ và ngành nghề đào tạo của Trường đã mở rộng, lượng SV trung bình khoảng 6000 đến 6500 SV/năm và xu hướng sẽ ngày một tăng do nhu cầu nhân lực được đào tạo bài bản của Ngành đang đòi hỏi cấp thiết.
Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa các hệ và ngành nghề đào tạo của Trường
Bảng 2.1. Kết quả tuyển sinh theo hệ đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010 Năm học Hệ Cao đẳng Hệ Trung học Hệ Nghề
Đào tạo tại
địa phương Tổng số 2004 – 2005 116 1542 1756 2135 5549 2005 – 2006 512 1908 2407 1572 6399 2006 – 2007 616 2064 2347 1400 6427 2007 - 2008 913 2969 822 1750 6454 2008 - 2009 1000 3000 850 2100 6950 2009 - 2010 1250 3100 1000 2500 7850
Ngu n Ph ng đạo tạo trư ng Cao đ ng u lịch Hà nội 2010)
2.1.2. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy. Hệ thống cơ sở vật chất
2.1.2.1. Chức n ng, cơ cấu tổ chức bộ máy
Trường CĐDLHN (với tên giao dịch tiếng Anh: HANOI TOURISM COLLEGE, viết tắt HTC) có chức năng, nhiệm vụ được ban hành theo Quyết định số 2846/QĐ- BVHTTDL ngày 26 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Với chức năng:
Chức năng
Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung học chính quy và không chính quy và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch; tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của Trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Ngu n Ph ng Tổ chức cán bộ Trư ng Cao đ ng u lịch Hà Nội n m 2010)
2.1.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất
- Khu giảng đường lý thuyết: gồm 62 phòng học, trong đó có 40 phòng loại nhỏ (dành cho 1 lớp sinh viên), 22 phòng loại lớn (dùng cho 2 lớp sinh viên) trong đó có 10 phòng nghe nhìn.
- 2 phòng ngoại ngữ (25 cabin/phòng). - 3 phòng vi tính ( 50 máy / phòng)
- 1 thư viện trên 4000 cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực, phòng đọc gần 200 chỗ ngồi.
Nhìn chung, với hệ thống cơ sở vật chất của Trường hiện nay thì cũng chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu giảng dạy.Tuy nhiên, đây cũng là sự cố gắng vượt bậc của nhà trường trong những năm qua. Trong thời gian tới, nhà trường cần có kế hoạch đầu tư để nâng cao hơn nữa điều kiện cơ sở vật
chất, phương tiện dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDHNN nói chung và đổi mới PPDHNN chuyên ngành nói riêng.
2.1.2.3. Về nhân sự:
Theo thống kê của phòng Tổ chức cán bộ, tính đến 6/2011 tổng số cán bộ, GV của Trường có 340 người, trong đó:
- 112 CBQL
- 67 công nhân viên Khách sạn Hoàng Long - 161 GV trực tiếp làm công tác giảng dạy
Về học hàm, học vị
Đội ngũ GV có trình độ ĐH trở lên (100%), nhiều người có 02 bằng ĐH. Có 02 tiến sỹ, 12 đang làm nghiên cứu sinh, 67 thạc sỹ, 49 người đang học cao học, số còn lại là cử nhân (100%). Trên 80 GV đã được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở nước ngoài. 1GV đạt danh hiệu Chuyên gia thế giới; 4 GV đạt danh hiệu Chuyên gia khu vực ASEAN; 8 GV đạt danh hiệu Dạy giỏi cấp quốc gia; 37 GV đạt danh hiệu Dạy giỏi cấp Trường và Thành phố.
Chức danh: 02 giảng viên chính, 105 giảng viên, 43 GV dạy hệ trung
cấp, 03 chuyên viên chính, 37 chuyên viên.
2.2. Khái quát về khoa Ngoại ngữ Du lịch
2.2.1. Đội ngũ cán bộ giáo viên ngoại ngữ
Một vài nét về khoa Ngoại ngữ u lịch và đội ngũ cán bộ giáo viên ngoại ngữ
- Từ 11.2003, Ban Ngoại ngữ chính thức trở thành Khoa Ngoại ngữ Du lịch. - Khoa ngoại ngữ Du lịch hiện có tổng số 34 cán bộ, GV được chia thành 3 tổ chuyên môn Anh văn, Trung văn, Pháp văn.Trong đó, 19 GV Anh văn, 07 GV Trung văn, 07 GV Pháp văn và 01 giáo vụ khoa kiêm giảng.
- Về học hàm học vị hiện Khoa có 20 thạc sỹ, số GV còn lại đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ.
- Có 2 GV đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Có 10 GV đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi thành phố.
- Đại đa số các GV đều được đào tạo chính qui từ hai trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Hà Nội.
2.2.2. Hoạt động đào tạo ngoại ngữ Du lịch
Khoa Ngoại ngữ thực hiện những nhiệm vụ sau:
* Giảng dạy ngoại ngữ cơ bản trong hai học kỳ: I và II
+ Giảng dạy tiếng Anh cơ bản bằng giáo trình Life-line Pre- intermediate với thời gian 10 ĐVHT cho tất cả các khoa trong toàn Trường gồm: Khoa Quản trị Khách sạn Nhà hàng, Khoa quản trị Lữ hành hướng dẫn, Khoa Quản trị Chế biến món ăn, Khoa Tài chính kế toán du lịch và Trung tâm đào tạo việc làm.
+ Giảng dạy tiếng Trung cơ bản bằng giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng Hoa với thời gian 10 ĐVHT cho Khoa Quản trị Lữ hành – Hướng dẫn.
+ Giảng dạy tiếng Pháp cơ bản bằng giáo trình Cumpus 1 với thời gian 10 ĐVHT cho Khoa Quản trị chế biến món ăn.
* Giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành trong ba học kì: III, IV và V
+ Giảng dạy tiếng Anh cho các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Khách sạn (15 ĐVHT) Quản trị kinh doanh Nhà hàng (15 ĐVHT) Quản trị kinh doanh Lữ hành (15 ĐVHT) Quản trị Chế biến món ăn (6 ĐVHT)
Tài chính kế - toán trong du lịch (7 ĐVHT) Hướng dẫn du lịch (20 ĐVHT)
Quản trị kinh doanh Lữ hành (15 ĐVHT) Hướng dẫn du lịch (20 ĐVHT)
+ Giảng dạy tiếng Pháp cho chuyên ngành: Quản trị Chế biến món ăn (6 ĐVHT)
Mỗi ngành và chuyên ngành dạy theo 1 số giáo trình hoặc tài liệu đặc thù. Ví dụ, chuyên ngành Hướng dẫn du lịch (20 ĐVHT) với tập bài giảng tự biên soạn có tham khảo từ các tài liệu: Trish Stott Roger Holt, First class English for Tourism; Vietnam National Administration of Tourism, Front Office Operations; Vietnam National Administration of Tourism, Tourist Guidebook.
Như vậy, hoạt động đào tạo ngoại ngữ ở trường CĐ Du lịch Hà Nội. là hoạt động quan trọng hàng đầu, đặc thù cho nghề nghiệp và rất đa dạng, phức tạp. Từ đó, đội ngũ GV ngoại ngữ du lịch cũng rất đa dạng và là một lực lượng quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo nghề nghiệp của nhà trường.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa tại khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Trong phần này, đề tài tập trung nhận dạng, tìm hiểu một số nguyên nhân cơ bản và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá trong bối cảnh hiện nay của Trường CĐDL HN, tác giả đã tiến hành khảo khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến của 24 cán bộ quản lý, 80 giáo viên và 240 sinh viên của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Đối với cán bộ quản lý và giáo viên, tôi tập trung hỏi về tác dụng và yêu cầu của hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên như mở rộng, củng cố,