9. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS là tác động vào các đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống nhất, tập trung... để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS. Để tạo ra sự phối hợp, trong công tác QLNT cần phải:
Tổ chức mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS, đây là sự thể hiện tác động qua lại một cách biện chứng. Một mặt nhà truờng cần giúp đỡ hỗ trợ cụ thể cho các bậc cha mẹ trong việc GD, giúp họ nắm
được tri thức về chính sách GD đồng thời cho họ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của các bậc làm cha, làm mẹ trong việc nuôi dậy con cái. Mặt khác, với tư cách là một chủ thể GD, gia đình tiêu biểu là các bậc làm cha, làm mẹ có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động GD cho con em, hiểu rõ nhiệm vụ của mình và mục tiêu, nhiệm vụ GD của nhà trường quy định.
Phối hợp giữa gia đình và các LLXH sao cho gia đình phát huy được tác dụng định hướng, tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội vì xã hội là môi trường GD rất tốt cho trẻ. Bên cạnh đó gia đình còn giúp trẻ có nhận thức đúng và không bị các tệ nạn xã hội lôi cuốn. Mặt khác LLXH vô cùng đông đảo tạo ra một môi truờng rộng lớn có ảnh hưởng tự phát hoặc tự giác rất mạnh mẽ đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Tóm lại: Có thể nói rằng có bao nhiêu mối quan hệ ở trong nhà trường và xã hội mà HS tham gia, hoạt động, giao tiếp thì có bấy nhiêu tác động GDĐĐ cho HS phải tuân theo quy luật phát triển chung về hình thành và phát triển nhân cách. Hơn ai hết những người làm công tác GD phải nắm vững và vận dụng quy luật này cho thật hợp lý.