9. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Quản lý sự thống nhất phương pháp giáo dục đạo đứccho học sinh trung học cơ sở
học cơ sở.
Phương pháp GDĐĐ là thành tố quan trọng của quá trình GDĐĐ nhằm thực hiện những mục đích và nhiệm vụ của GDĐĐ nhằm làm cho HS nắm vững và thực hiện những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Có ba nhóm GDĐĐ cơ bản:
1.5.2.1. Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân phát triển xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức.
Nhóm này có rất nhiều phương pháp và hình thức, nhưng cần đổi mới một vài phương pháp chủ yếu sau:
Kết hợp phương pháp cảm hóa, thuyết phục với đàm thoại: Thể hiện ở chỗ trao đổi ý kiến với nhau về một câu chuyện nào đó nhằm mục đích GDĐĐ cho HS. Những câu chuyện đó thường có nội dung GD tư tưởng, đạo đức đa dạng và phong phú. Nhiệm vụ của phương pháp này nhằm lôi cuốn HS vào việc phân tích và tự đánh giá các sự kiện, các hành vi, các hiện tượng trong đời sống xã hội diễn ra xung quanh. Trên cơ sở đó giúp cho các em có những thái độ đúng đắn với các hiện thực xung quanh.
Phương pháp tranh luận đối thoại: là phương pháp hình thành cho HS những phán đoán, đánh giá và niềm tin dựa vào sự tranh luận giữa các ý kiến, các quan điểm khác nhau, nhờ đó nâng cao được tính khái quát, tính vững vàng và tính mềm dẻo của các tri thức thu được.
Phương pháp làm gương và nêu gương: Đây là phương pháp quan trọng để GD ý thức đạo đức cho HS. Việc hình thành ý thức của HS phải thường xuyên dựa vào những mẫu mực cụ thể, sống động, biểu hiện những tư tưởng và lý tưởng đạo đức trong sáng.
1.5.2.2. Nhóm các phương pháp kích thích hành động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh.
Phương pháp thi đua: là phương pháp kích thích khuynh hướng tự khẳng định của HS, thúc đẩy họ đua tài, gắng sức, hăng hái vươn lên, lôi cuốn người khác cùng tiến lên, giành cho được những thành tích cá nhân và tập thể cao nhất. thi đua kích thích, nỗ lực, phát huy sáng tạo, đề cao trách nhiệm.
Phương pháp khen thưởng: Là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực của tập thể sư phạm đối với cá nhân hoặc tập thể HS.
Phương pháp trách phạt: Là phương pháp biểu thị thái độ không tán thành của giáo viên, tập thể, của xã hội đối với những hành vi của cá nhân hay tập thể HS trái với những chuẩn mực đạo đức để buộc cá nhân hay tập thể đó từ bỏ những hành vi có hại cho xã hội, cho bản thân và điều chỉnh ứng xử theo đúng với những chuẩn mực đạo đức đã định.
Cần tăng cường đổi mới các phương pháp tổ chức; hoạt động thực tế; các cuộc thi; sinh hoạt theo chủ đề; tập giải quyết các tình huống sư phạm gần gũi với các hiện tượng thực trong cuộc sống.
Mỗi phương pháp nêu trên đều có ưu, nhược điểm riêng, vì thế cần phải kết hợp các phương pháp khi tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS.