9. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Thực trạng quản lý nội dung về giáo dục đạo đứccho học sinh trung học cơ sở
học cơ sở.
Để có cơ sở đánh giá về thực trạng thực hiện nội dung phối hợp của các LLGD trong việc GDĐĐ cho HS THCS chúng tôi khảo sát 41 giáo viên, 156 PHHS và đã thu được kết quả như sau (bảng 2.11).
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý những nội dung GDĐĐ cho HS
STT Thực hiện nội dung phối hợp của các lực lƣợng giáo dục
Số ý kiến
GV PHHS
SL % SL %
1 GD động cơ thái độ học tập 39 95.1 142 91 2 GD chấp hành nội quy, luật pháp 36 87.8 134 86
3 Xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt 28 68.3 101 64.7 4 GD truyền thống và lịch sử địa phương 22 53.7 79 50.6 5 Tổ chức hoạt động chính trị ở địa phương 16 39 64 41 6 Theo dõi, đánh giá thực hiện hành vi đạo
đức của HS
31 75.6 121 77.6
7 Nêu tên người tốt, việc tốt 37 90 138 88.5 8 GD HS hư, HS cá biệt 33 80.5 139 89.1 9 Trao đổi thông tin hai chiều 30 73.2 110 70.5 10 Huy động kinh phí hỗ trợ hoạt động GD 8 19.5 33 21.2
Từ việc tổng hợp số liệu trên cho thấy những nội dung có được từ sự phối hợp tốt giữa nhà trường với gia đình và xã hội đó là: Nội dung GD HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn đạt 95.1% và xếp thứ nhất. Đây là nội dung quan trọng nhất được nhà trường với gia đình và xã hội quan tâm tuyên truyền, nhắc nhở, chỉ bảo kĩ lưỡng nhằm GD HS để xác định được mục đích học tập và rèn luyện vì tương lai, hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội. Tiếp theo là nội dung xây dựng điển hình người tốt việc tốt đạt 90% và xếp thứ 2.
Việc GD HS chấp hành nội quy của nhà trường và luật pháp cũng có sự phối hợp tốt giữa nhà trường với gia đình và xã hội và nội dung này được đánh giá 87.8% xếp thứ 3. Đây cũng là nội dung quan trọng nhằm xây dựng và rèn luyện cho HS có ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức, của xã hội, xây dựng lối sống trật tự, kỷ cương không vi phạm đến lợi ích chung của xã hội và của người khác. Cùng với đó, những nội dung đã có sự phối hợp tốt đó là: tập trung GD HS hư, HS cá biệt, trong thực tế GD HS hư, HS cá biệt là rất khó khăn, vất vả đối với GVCN lớp, đặc biệt là đối với giáo viên trẻ, mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm nên khả năng thuyết phục sẽ bị hạn chế, hơn nữa HS cá biệt lại muốn thể hiện cá tính “bướng bỉnh” của mình, nên giáo
trường chỉ đạo tổ chức Đoàn, Đội kết hợp với GVCN, gia đình, công an, tổ chức Đoàn tại nơi cư trú và các đơn vị hữu quan tập trung theo dõi, phát hiện và chỉ ra chính xác những hành vi sai phạm của HS. Đồng thời sử dụng đồng bộ các biện pháp thuyết phục, đấu tranh, kỷ luật, thử thách rèn luyện, khích lệ, động viên để GD đối tượng HS hư, HS cá biệt. Thông qua sự phối hợp giữa các LLGD đã mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác GDĐĐ của HS. Tuy nhiên chúng ta thấy những nội dung được đánh giá là phối hợp tốt đều do chính các LLGD trong nhà trường chủ động thực hiện mà chưa có sự tham gia nhiều của gia đình và xã hội vào việc phối hợp này.
Ta có thể nêu ra một số nội dung chưa được phối hợp tốt như: Chưa xây dựng được nề nếp học tập và sinh hoạt, chưa có sự thống nhất và kết hợp tốt giữa nhà trường với gia đình. Việc GD truyền thống quê hương, đất nước, truyền thống lịch sử, văn hóa đó là những nội dung cần thiết nhưng cũng chưa được thực hiện tốt. Từ đây đặt ra vấn đề nhà trường phải có sự tích cực và chủ động hơn nữa để xây dựng kế hoạch, chủ động bàn biện pháp với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương để làm tốt công tác GDĐĐ cho HS trong các đợt sinh hoạt chính trị, xã hội ở địa phương, nâng cao hiểu biết và giác ngộ chính trị, xã hội cho các em HS và giúp các em dễ hòa nhập với cuộc sống xã hội, dễ hòa nhập với môi trường học tập ở bậc học cao hơn khi mà các em kết thúc chương trình học tập, rèn luyện ở trường THCS. Việc trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường - gia đình, nhà trường - xã hội còn yếu. Việc huy động kinh phí hỗ trợ hoạt động GD hầu như chưa được đặt ra.
2.4.2. Thực trạng về cách thức phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở.
Để nghiên cứu thực trạng sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chúng tôi đã tiến hành điều tra ở cả ba đối tượng trên một số nội dung sau:
- Cách thức và biện pháp của sự phối hợp. - Tần suất và hiệu quả của sự phối hợp. Sau đây là kết quả điều tra các nội dung trên:
2.4.2.1. Thực trạng cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thực tế cho thấy rằng sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình thường hướng vào nhiều nội dung khác nhau, nhưng các nội dung chủ yếu vẫn xoay quanh việc học tập của HS. Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình chưa đi vào chiều sâu, ảnh hưởng của nhà trường, của GVCN đối với HS còn hạn chế, sự phối hợp trên mang tính chất một chiều.
* Nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình:
Kết quả điều tra nhận thức của chủ thể GD về nội dung của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình được thể hiện ở bảng 2.12
Bảng 2.12: Nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình (số liệu khảo sát 156 PHHS và 41 GV)
TT Nội dung kết hợp PHHS
(%)
GV (%)
1 Nắm tình hình học tập của con ở trường 71 85 2 Trao đổi về ưu nhược điểm của trẻ ở nhà 21,5 32,5 3 Trao đổi về tư cách đạo đức của con ở trường 47 17,5 4 Bàn về phối hợp GD giữa gia đình và nhà trường 75,5 62,5 5 Thông báo chủ trương kế hoạch công tác của nhà trường 60,5 87,5
6 Bàn về xây dựng cơ sở vật chất 51 40
7 Trao đổi về các quan hệ của con ở nhà trường và ở trường 42 37,5 8 Nhà trường bồi dưỡng kiến thức về GD cho PHHS 0 75,5
9 Xin dạy thêm học thêm 63 75
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.12 ta thấy:
- Nội dung kết hợp còn nghèo nàn đơn điệu. Những nội dung liên quan đến GDĐĐ chưa được chú ý đúng mức như trao đổi hành vi của HS khi ở trường, trao đổi về ưu nhược điểm của HS khi ở nhà...
- Nội dung nhà trường bồi dưỡng kiến thức cho cha mẹ HS hầu như chưa được đề cập đến.
* Cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc GDĐĐ cho HS THCS.
Bảng 2.13: Thực trạng cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình
STT Hình thức phối hợp Ý kiến đánh giá
Tỉ lệ %
1 Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội PHHS
169 85.8
2 Nhà trường phổ biến cho PHHS nội dung biện pháp GDĐĐ
143 72.6
3 Gia đình ký cam kết cùng nhà trường GD không để con em hư
197 100
4 Thống nhất cách trao đổi thông tin giữa GVCN lớp và gia đình (Sổ liên lạc, điện thoại...)
137 69.5
5 Duy trì chế độ hội họp đúng kỳ 192 97.5
6 GVCN thăm hỏi gia đình HS 118 59.9
7 Tổ chức cho HS tham quan, lao động 108 54.8
8 Khen thưởng HS 167 84.8
9 GD HS cá biệt, HS vi phạm đạo đức, pháp luật 167 84.8 10 Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động ngoại khóa 79 40.1
Qua bảng thống kê cho thấy trong cách thức thực hiện phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS thì cách thức thực hiện có hiệu quả đó là tổ chức ký cam kết trách nhiệm GD không để HS hư đạt 100% xếp thứ 1; tiếp theo là duy trì chế độ hội họp đúng kỳ đạt 97.5% xếp thứ 2; nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội PHHS đạt 85.8% và xếp thứ 3; làm tốt công tác khen thưởng HS đạt 84.8% và xếp thứ 4. Tuy nhiên, những cách thức này chỉ thể hiện rõ ở hình thức, còn những cách thức phối hợp có tính chiều sâu hoạt động thì chưa được thể hiện rõ như: Nhà trường chưa phổ biến rõ nội dung, biện pháp GDĐĐ cho HS; cách
HS tham gia các hoạt động ngoại khóa chưa thực sự được quan tâm và tham gia của gia đình. Chính vì thế mà chưa vận động được HS hỗ trợ được kinh phí cho hoạt động ngoại khóa, tham quan, các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương trong quá trình GDĐĐ cho HS.
Từ thực trạng trên đòi hỏi sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình phải có chiều sâu và cụ thể hơn, đặc biệt là cách thức thực hiện trao đổi thông tin kịp thời để luôn nắm bắt được kết quả học tập, rèn luyện của HS. GVCN giành thời gian thăm gia đình HS, phổ biến cho gia đình về cách GD con em, kết hợp giáo dục đạo đức cho HS. Các gia đình cần hỗ trợ kinh phí cho nhà trường trong hoạt động GDĐĐ, tham gia cùng nhà trường tổ chức cho HS tham quan những nơi di tích lịch sử, danh thắng của địa phương, tổ chức lao động hướng nghiệp ở các đơn vị trên địa bàn của huyện.
* Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong GDĐĐ cho HS THCS.
Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trên thực tế mỗi biện pháp khi được sử dụng mang lại những hiệu quả khác nhau. Bảng 2.14 là kết quả điều tra nhận thức của các đối tượng điều tra khảo sát về các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và hiệu quả của chúng mang lại.
Bảng 2.14: Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình
TT Biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình Ý kiến đánh giá (%) Hiệu quả Thiếu hiệu quả 1 Ghi sổ liên lạc 51.3 10.2 2 Họp cha mẹ HS định kỳ 64.5 9.9
3 Thày cô giáo đến gia đình trao đổi 64.9 9.4 4 Nhà trường mời cha mẹ HS đến trường khi cần 61.9 14.4 5 CMHS chủ động đến gặp thày cô giáo 47.9 12.7
7 Trao đổi qua CBQL xã hội 8.6 46.7
8 Trao đổi qua thư từ 6.3 56.3
9 Trao đổi qua điện thoại 15.2 41.1
10 Các hình thức khác 3.2 33.5
Qua bảng 2.14 cho thấy:
- Những biện pháp theo đánh giá của các đối tượng khảo sát có hiệu quả nhất là: Thày cô giáo đến gia đình HS trao đổi 64.9% , sau đó là cuộc họp cha mẹ HS định kỳ 64.5%, tiếp theo là mời cha mẹ HS tới trường 61.9%. Kết quả này cho thấy những biện pháp trao đổi trực tiếp giữa nhà trường và cha mẹ HS mà người đại diện là GVCN thường mang lại hiệu quả cao.
- Những biện pháp theo ý kiến đánh giá là có ít hiệu quả: Trao đổi qua hội PHHS 53.5%, trao đổi qua thư từ 56.3%, trao đổi qua cán bội QL xã hội 46.7%. Đó chủ yếu là những cách trao đổi gián tiếp qua các tổ chức xã hội. Mặc dù đây là những hình thức có tác dụng to lớn, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình được thường xuyên, kịp thời,huy động được nhiều lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS.
Từ những vấn đề trên đặt ra cho chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc để tìm ra một cơ chế thích hợp cho sự phối hợp sao cho những tổ chức hội PHHS và hội đồng GD nhà trường hoạt động có hiệu quả.
2.4.2.2. Thực trạng cách thức phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Nội dung phối hợp giữa nhà trường với XH.
Trong điều kiện của xã hội ta hiện nay việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào nhiều nội dung khác nhau. Kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ QL xã hội về nội dung của sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội được thể hiện ở bảng 2.15.
Bảng 2.15: Nội dung phối hợp giữa nhà trường với xã hội (số liệu khảo sát 41GV và 55 cán bộ QL).
giá
SL %
1 Bảo vệ trật tự an ninh của địa phương 26 27 2 Tổ chức việc học tập vui chơi, rèn luyện nhằm GDĐĐ
cho HS
61 63.5
3 QL HS trong cộng đồng 32 33.3
4 Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường 49 51 5 Thông báo tình hình tu dưỡng đạo đức của HS ở địa
phương cho nhà trường
28 29.2
6 Chưa làm được nội dung nào trong các nội dung trên 7 7.3 Kết quả điều tra ở bảng 2.15 cho thấy:
- Những nội dung chủ yếu mà sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào là: “Tổ chức việc học tập vui chơi, rèn luyện nhằm GDĐĐ cho HS” đạt 63.5%; “Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường” đạt 51%; “QL HS trong cộng đồng” đạt 33.3%. Như vậy nội dung của sự liên kết hướng chủ yếu vào việc xã hội giúp đỡ nhà trường GD HS còn những nội dung mang lại lợi ích cho xã hội còn xếp ở vị trí khiêm tốn với 27% số ý kiến được hỏi
- Có 7.3% ý kiến được hỏi cho rằng “Chưa làm được nội dung nào trong những nội dung trên”. Kết quả này phản ánh sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội còn rất bất cập, điều này cần phải được đặt ra và xem xét một cách nghiêm túc.
* Cách thức phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội để GDĐĐ cho HS THCS.
Bảng 2.16: Thực trạng cách thức phối hợp giữa nhà trường và xã hội (96 người).
TT Cách thức phối hợp Ý kiến đánh giá
SL %
1 Tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, kế hoạch GD của nhà trường
93 96.9
2 Kết nghĩa với một số cơ quan đơn vị có điều kiện tham gia GDĐĐ cho HS
53 55.2
3 Kết hợp với công an GD pháp luật và GD HS vi phạm pháp luật
78 81.3
4 Tổ chức giao lưu văn hóa, thể dục – thể thao với các cơ quan đơn vị, các địa phương
72 75
5 Tổ chức HS tham gia hoạt động văn hóa, chính trị- xã hội ở địa phương
76 79.2
6 Tổ chức cho Hs tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa
90 93.8
7 Kết hợp với chính quyền ngăn chặn văn hóa phẩm đồi trụy, nghiện hút, tiêm chích xâm nhập vào nhà trường
64 66.7
8 Vận động cơ quan, đơn vị kinh tế ủng hộ kinh phí cho hoạt động ngoài giờ
49 51
Từ đó cho thấy cách thức phối hợp với các tổ chức xã hội nhà trường chủ động tuyên truyền quan điểm đường lối chính sách GD trong xã hội đạt 96.9% xếp thứ 1. Trên thực tế thông qua các hoạt động tập trung trong nhà trường đã tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách GD và chủ trương của Nhà nước, kế hoạch GD của nhà trường để tranh thủ sự ủng hộ của Đảng và chính quyền, các tổ chức xã hội. Cách thức phối hợp việc thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện đạt 93.8% xếp thứ 2, kết hợp với công an để GD pháp luật, GD HS đạt 81.3% xếp thứ 3; tổ chức tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương đạt 79.2% xếp thứ 4; cách thức phối hợp khác ở mức độ bình thường. Nhìn chung cách thức của sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội chưa có kết quả cao, vẫn chưa kết hợp tốt được với một số cơ quan đơn vị có điều kiện tham gia
GDĐĐ cho HS như: Công an, lực lượng Đoàn thanh niên, Hội CCB, và các tổ