Nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến việc phối hợp giữa nhà

Một phần của tài liệu Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 73 - 141)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.Nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến việc phối hợp giữa nhà

2.5.1. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Cùng với nội dung nghiên cứu về vấn đề GDĐĐ cho HS và việc phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường, chúng tôi đã khảo sát và điều tra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.19: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng để GDĐĐ cho HS (252)

STT Các nguyên nhân ảnh hƣởng

Ý kiến đánh giá SL %

LLGD để GDĐĐ cho HS

2 Nhà trường với gia đình tập trung chủ yếu cho HS học văn hóa 132 52.4 3 Cha mẹ mải làm kinh tế, hoàn toàn phó thác việc GDĐĐ cho

nhà trường

149 59.1

4 Các tổ chức xã hội ít quan tâm đến nhà trường 203 80.6 5 Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chỉ mang

tính hình thức

208 82,5

6 Nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các LLGD

216 85.7

7 Nội dung và các biện pháp GD của các LLGD chưa đồng bộ, đồng thuận

186 73.8

8 GVCN và cha mẹ HS chưa có mối liên hệ thường xuyên 194 77 9 Khi có HS hư mới cần sự phối hợp giữa nhà trường với gia

đình và xã hội để GD

179 71

10 Chưa đa dạng hóa các hoạt động GDĐĐ để có nhiều lực lực lượng tham gia

168 66.7

11 Chưa có kênh trao đổi thông tin 155 61,5 12 Thiếu các văn bản quy định chỉ đạo phối hợp các lực lượng 130 51,6 Tổng hợp số liệu trong bảng thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội là do:

Thứ nhất, không nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì ở lứa tuổi THCS các em thường hay hiếu động, nhạy cảm, tò mò, phạm vi hoạt động rộng, chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực, nếu không được quan tâm thường xuyên, các em có thể mắc sai phạm, hư hỏng. Từ việc nhận thức như vậy thì nhà trường với gia đình và xã hội phải thấy rõ cần sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ, nhưng trên thực tế thì nhiều gia đình và tổ chức xã hội chưa nhận thức được đúng điều này.

Thứ hai, nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Thứ ba, là việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chỉ mang tính hình thức.

Thứ tư, các tổ chức xã hội còn ít quan tâm đến nhà trường.

Thứ năm, GVCN và PHHS chưa có liên lạc thường xuyên, chưa có nhiều hoạt động GD để các LLGD có điều kiện phối hợp với nhau.

Để có sự phối hợp các LLGD được tốt hơn thì trước hết GVCN và PHHS phải giữ mối liên lạc thường xuyên. Hình thức liên lạc có thể thông qua sổ liên lạc, số điện thoại, thông qua chi hội trưởng hội PHHS hoặc các cuộc họp PHHS thường kỳ, các cuộc thăm gia đình HS của GVCN... mối liên lạc này sẽ có sự cung cấp thông tin hai chiều đầy đủ, cụ thể về tình hình đạo đức HS và tạo niềm tin để GVCN và gia đình có những thông tin chính xác trong việc GDĐĐ cho HS.

Nội dung và biện pháp GD của gia đình, nhà trường và xã hội chưa đồng bộ, cùng chiều đó cũng là nguyên nhân quan trọng hạn chế hiệu quả sự phối hợp giữa các LLGD hiện nay.

Nguyên nhân gây khó khăn, cản trở sự phối hợp còn đơn điệu, hình thức như hiện nay đó là xu hướng nhiều bậc PHHS và ngay cả giáo viên chỉ quan tâm đầu tư đến HS học tập văn hóa, việc GD rèn luyện đạo đức ít được quan tâm hơn.

Nguyên nhân quan niệm HS yếu kém về học tập hoặc đạo đức chỉ hoàn toàn là sản phẩm của nhà trường với gia đình chỉ biết tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, chi phí, Nhà nước tạo điều kiện về kinh phí xây dựng trường lớp cơ sở vật chất phục vụ còn việc dạy dỗ học hành, có nên người hay không trách nhiệm thuộc về nhà trường. Chính vì thế, mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội bị xem nhẹ không cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một nguyên nhân khác cũng cần chú ý đó là việc GDĐĐ cũng được đặt ra thường xuyên, không có sự quan tâm theo dõi, GD thường xuyên của các LLGD, nên chỉ khi nào HS vi phạm khuyết điểm nặng, vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật phải xử lý hình phạt thì lúc đó nhà trường mới mời gia đình và các cơ

quan có liên quan đến giải quyết và GD HS. Đây chính là một yếu tố chưa tốt trong công tác GDĐĐ ở các trường THCS hiện nay cần phải được khắc phục.

Ngoài ra các nguyên nhân khác như việc thực hiện đa dạng hóa các hoạt động để lôi cuốn các LLGD cùng tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS.

2.5.2. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục đạo đức và công tác quản lý phối hợp các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Mặt mạnh:

Có thể khẳng định rằng HS THCS có nhận thức đúng đắn về chuẩn mực đạo đức, trong đó chuẩn mực đạo đức truyền thống giữ vai trò nền tảng đó là lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, quý trọng tình cảm gia đình, thầy cô, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và mọi người, biết kính trên nhường dưới, có ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện các quy định của cộng đồng.

Công tác GDĐĐ cho HS được BGH nhà trường quan tâm, có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí đối với quá trình GD toàn diện HS, từ đó đã có nhiều biện pháp GDĐĐ tích cực đối với HS. Tuyệt đại đa số cán bộ QL đều xem đây là nội dung quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay.

Có nhiều nội dung, hình thức GDĐĐ cho HS THCS mà nhà trường thường sử dụng đó là việc tập trung GD truyền thống nhân các ngày lễ lớn, GD luật pháp, ý thức công dân, phòng chống các tệ nạn xã hội, nêu gương người tốt việc tốt... Việc GDĐĐ cho HS trong nhà trường chủ yếu được thực hiện thông qua các cán bộ QL, GVCN, tổ chức Đoàn, Đội.

* Mặt yếu:

Thực tế những năm gần đây công tác GDĐĐ cho HS nói chung và HS THCS trên địa bàn Thị trấn Lương Bằng nói riêng còn rất nhiều bất cập, tình hình đạo đức HS có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Ngay trong đối tượng HS THCS đã có một bộ phận không nhỏ HS chơi bời hư hỏng, lười học, vô lễ với thày cô giáo, quậy phá côn đồ, cờ bạc. Mức độ vi phạm đạo đức của một số HS

có tính chất nghiêm trọng hơn như gây án, cướp của có tổ chức, đánh nhau theo băng đảng có tổ chức...

Nhà trường chưa thực sự coi trọng công tác GDĐĐ, chưa xây dựng kế hoạch nghiêm túc để thực hiện, nhiều trường hợp HS quá cá biệt nhà trường tỏ ra bất lực trong GD.

Sự phối hợp giữa các LLGD đặc biệt là nhà trường với các gia đình PHHS, các tổ chức và các LLGD ngoài xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, sự phối hợp chỉ mang tính hình thức hành chính đơn điệu, kém hiệu lực.

Nhận thức về mục tiêu GD, nội dung GDĐĐ và các biện pháp giáp dục đạo đức chưa được các cha mẹ hiểu rõ và quan tâm. Hình thức GDĐĐ còn nghèo nàn, phương pháp hành chính đơn thuần, do đó dẫn đến nhận thức của HS về chuẩn mực đạo đức chưa được xác định, chưa có sự phối hợp đồng bộ trong xã hội.

Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi LLXH tham gia.

2.5.3. Nguyên nhân của những yếu kém.

Trực tiếp các thầy cô giáo trong ngành GD đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS, cũng như việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quá trình GDĐĐ cho HS nhưng trên thực tế lại chưa tích cực tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện mối quan hệ phối hợp đó.

Trên phương diện lý thuyết, cũng như thực tiễn nhà trường THCS giữ vai trò là nhà trường GD trung tâm, then chốt trong ba môi trường GD đó, nhưng nhà trường chưa phát huy được vai trò trong việc chủ động tập hợp các LLGD ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Sự yếu kém trong công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong nhiều trường hợp đây chỉ là mối quan hệ đơn thuần mang tính hình thức, chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức QL. Mặc dù năm học nào giữa nhà

trường và Hội PHHS cũng có sự liên hệ về mặt tổ chức Hội PHHS của lớp, của trường nhưng suốt năm học mối liên hệ đó thể hiện rõ ở 3 kì họp PHHS: đầu năm, cuối kỳ I và cuối năm học. Thông thường nội dung các kỳ họp chủ yếu thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của từng HS, thông báo các khoản đóng góp theo quy định. Vì thiếu những thông tin thường xuyên nên PHHS muốn đóng góp gì cũng khó, chủ yếu là đồng tình và thống nhất ý kiến là tất cả nhờ nhà trường, PHHS sẽ chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, kế hoạch của nhà trường. Về phần các LLXH ngoài nhà trường thì mối quan hệ chủ yếu các cuộc thăm trường của các đoàn đại biểu đại diện cho các tổ chức xã hội tới dự các buổi lễ do nhà trường mời dự, đây chỉ là các mối quan hệ mang tính chất đối ngoại vì với sự tiếp xúc như vậy thì sự hiểu biết của các LLXH về nhà trường thường rất hạn chế.

Đối với các gia đình mặc dù trong thời gian gần đây nhận thức về việc chăm lo, đầu tư cho con cái học hành đã được cải thiện, tuy nhiên việc quan tâm này chủ yếu là đầu tư cho con về điều kiện học tập, học thêm... việc dành thời gian quan tâm GD nhân cách cho con em mình chưa nhiều do bố mẹ còn bận công tác, làm ăn; các lực lượng ngoài xã hội như công an, chính quyền địa phương cũng ngại liên hệ, tiếp xúc với nhà trường do quan niệm GDĐĐ cho HS không thuộc chức năng. Đó là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường gặp nhiều khó khăn, nên chưa phát huy được nhiều sức mạnh của toàn xã hội vào công tác GDĐĐ cho HS.

+ Xét từ phía nhà trường:

Nhà trường giữ vai trò chính, vị trí trung tâm trong quá trình GDĐĐ cho HS, góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường còn quá tập trung, chú trọng GD nội dung học tập, chính vì vậy nội dung GDĐĐ có lúc bị xem nhẹ. Hiện tượng nhà trường thiếu kỷ cương, nề nếp, một số giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm, đặc biệt thiếu ứng xử sư phạm chuẩn mực, có đối xử thiếu công bằng, thiếu khách quan đã vô tình hoặc cố ý dẫn đến những hành vi vô lễ với các thầy cô giáo, chán nản học hành, trở thành HS yếu kém.

Sự chủ động phối hợp giữa nhà trường và xã hội chưa thường xuyên nên việc GD còn kém hiệu quả.

+ Từ phía gia đình:

Có thể khẳng định rằng cơ bản những HS yếu kém đạo đức thường rơi vào những gia đình thiếu sự chăm lo đến con cái, phó mặc cho nhà trường hay trong một số gia đình tồn tại quan niệm “Cha sinh con, trời sinh tính” mà không chú ý nhắc nhở, GD hàng ngày. Có những gia đình bố mẹ mải mê làm kinh tế, công tác mà không có thời gian để mắt đến con cái học hành, chơi bời buông thả, hư hỏng. Ngược lại có gia đình quá khắt khe với con cái theo khuôn phép phong kiến ngặt nghèo, gia trưởng, áp đặt theo mệnh lệnh của cha mẹ, cũng dẫn đến những quan niệm sai lệch về GDĐĐ, lối sống hoặc HS có những phản ứng tiêu cực khó lường. Điều này có thể phá vỡ hệ thống những tri thức đạo đức, những chuẩn mực mà nhà trường GD.

+ Từ phía xã hội:

Những tiêu cực của người lớn, những luồng thông tin, văn hóa độc hại đã làm suy giảm, xói mòn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc đã hình thành ở các em, các em dễ dàng bị sa ngã hoặc vướng vào những cạm bẫy của các TNXH như: cờ bạc, nghiện hút, trò chơi điện tử... mà bỏ bê việc học hành.

Một ảnh hưởng không nhỏ từ phía xã hội, đó là sự điều hành, QL xã hội bằng pháp luật chưa nghiêm có thể tạo ra bất bình đẳng, những vô lý trong đời sống xã hội làm cho HS mất niềm tin, dao động, mất phương hướng rèn luyện phấn đấu.

Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan là sự thiếu chủ động tích cực của nhà trường và các LLXH trong việc phối hợp cùng GDĐĐ cho HS thì còn có những nguyên nhân khách quan gây khó khăn cho mối quan hệ trên đó là mối liên hệ các LLGD ở ba môi trường trong địa bàn Thị trấn rất rộng, nên để có được một tổ chức các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS và có những mối liên

hệ thường xuyên, chặt chẽ là vấn đề rất khó vì vậy rất cần sự chỉ đạo quan tâm của các ngành, các cấp đến công tác GD.

Hiện nay chúng ta còn thiếu những văn bản pháp quy của Nhà nước cấp trên và địa phương để chỉ đạo các ban ngành thực hiện phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS để nhà trường với gia đình và xã hội xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc GDĐĐ cho HS.

Tư tưởng coi GDĐĐ là công việc riêng của nhà trường, nhà trường phải chịu mọi trách nhiệm GDĐĐ cho HS trước gia đình và xã hội vẫn đang tồn tại, từ đó phó thác trách nhiệm cho nhà trường , ỷ la ̣i vào nhà trường, phê phán chất lượng đào tạo, hiện tượng đạo đức HS xuống cấp về những vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở một số HS như hiện nay.

Chúng ta chưa xây dựng được tiêu chí chính trị cho các cấp, các ngành có liên quan đến GD, phải phấn đấu làm công tác GD thế hệ trẻ theo chức năng, vị trí của tổ chức đó, để gắn trách nhiệm của họ phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhà trường với gia đình HS, tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS.

Có một nguyên nhân khác, chúng tôi nhận thấy ít được đề cập đến công tác GDĐĐ cho HS đó là điều kiện cho cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho GDĐĐ ít được quan tâm, do vậy chúng ta thiếu những điều kiện tổ chức để tập hợp LLGD ngoài nhà trường tích cực tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS hay thiếu điều kiện kinh phí tổ chức các hoạt động ngoài trời: hội thi bằng hình thức sân khấu hóa, các trang bị phục vụ công tác tuyên truyền...

Nhưng cũng phải khẳng định rằng những nguyên nhân khách quan tuy có gây khó khăn, cản trở sự phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường, nhưng không phải là những nguyên nhân chủ yếu, mà quan trọng là ở yếu tố chủ quan do nhà trường chưa thực sự nêu cao vai trò chủ động để chỉ đạo các LLGD trong nhà trường và phối hợp chặt chẽ với LLGD ngoài nhà trường tạo nên sự thống nhất về

Một phần của tài liệu Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 73 - 141)