9. Cấu trúc của luận văn
3.2.7. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xây dựng điển hình, tạo ra phong trào rèn luyện
luyện của học sinh và chăm sóc giáo dục của toàn xã hội.
* Định hướng chung:
Quan điểm về phối hợp các LLGD để huy động sức mạnh của toàn xã hội vào việc GD thế hệ trẻ là quan điểm đúng đã được lý luận GD và GD thực tiễn chứng minh.
Tuy nhiên, việc tổ chức phối hợp các LLGD để tạo ra mối quan hệ gắn bó, thống nhất, chặt chẽ thường xuyên và có hiệu quả trong GD thì lại là vấn đề không đơn giản, thậm chí có những điều kiện khó khăn hơn trong cơ chế thị trường như hiện nay khi mà nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế hoặc có những tính toán theo lợi ích cá nhân rất khác nhau. Vì vậy nhà trường cần cố gắng hơn trong việc tập hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường. Quan tâm đến việc tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm từ thực tế giúp cho việc chỉ đạo và phối
hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội ngày càng có hiệu quả GD cao hơn, nhất là trong quá trình GDĐĐ cho HS.
* Tổ chức thực hiện:
Trước khi kết thúc năm học, cùng với việc chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường đánh giá tổng kết công tác cuối năm, BGH nhà trường chuẩn bị nội dung và tiến hành hội nghị tổng kết công tác GDĐĐ, đánh giá hiệu quả của việc phối hợp các LLGD trong quá trình GDĐĐ cho HS. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế để rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo những năm sau đạt kết quả cao hơn. Thành phần hội nghị là các LLGD tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS.
Tại Hội nghị tổng kết cần chú ý tham luận từ phía đại biểu PHHS và một số cơ quan hữu quan đại diện cho các tổ chức xã hội, ý kiến của các nhà giáo lão thành.
Hiệu trưởng nhà trường thay mặt Ban chỉ đạo tiếp thu ý kiến, tổng kết hội nghị và tuyên dương khen thưởng các tổ chức trong và ngoài nhà trường đã có thành tích đóng góp đạt kết quả cao trong quá trình GDĐĐ cho HS.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh trung ho ̣c cơ sở.
Trong thực tiễn sự phối hợp giữa Ban Giám hiệu nhà trường với tổ chức Đoàn, Đội và đội ngũ giáo viên tạo nên sức mạnh trong mọi hoạt động của nhà trường. Mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn nó là môi trường sống, môi trường GD, môi trường hoạt động thường xuyên của HS. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với các tổ chức ngoài nhà trường trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo, trọng yếu và thường xuyên chặt chẽ có hiệu quả thiết thực nâng cao chất lượng GDĐĐ của HS. Nếu QL phối hợp tốt thì GDĐĐ cho HS sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Biện pháp QL là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp QL có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và có những tác động khác nhau đến đối tượng QL. Không có biện pháp nào là vạn năng. Các BPQL có quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong cùng một hệ thống. Trong QLGD thì đối tượng QL là
những con người với những đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ, nhân cách khác nhau càng không thể có một phương pháp riêng lẻ nào tối ưu.
Chính vì vậy, khi đề xuất và thực hiện các biện pháp QL ta phải chú ý đến mối quan hệ của các biện pháp và biết phối hợp linh hoạt, đồng bộ nhiều biện pháp trong hệ thống đa dạng năng động của nó, để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
Trong các biện pháp nêu trên thì biện pháp: “Xây dựng kế hoạch phối hợp theo yêu cầu của GDĐĐ cho HS THCS” có ý nghĩa quan trọng nhất, nó là biện pháp chủ đạo, bao quát, chi phối, tạo tiền đề để thực hiện các biện pháp then chốt khác. Vì trên cơ sở kế hoạch tốt và có sự nhất trí cao mới tạo ra sự thành công trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
Các biện pháp: “Xây dựng một mạng lưới cán bộ quản lý chỉ đạo tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội”, ” Cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội ” là những biện pháp then chốt, chủ lực để thực hiện mục tiêu, kế hoạch của hoạt động GDĐĐ cho HS. Giữa các biện pháp then chốt này có mối quan hệ qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau và chúng có quan hệ biện chứng với biện pháp có vị trí tiên quyết và chủ đạo.
Biện pháp: ¨Bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho các chủ thể tham gia GDĐĐ cho HS” có ý nghĩa quan trọng. Vì nhận thức là cơ sở của hành động, nếu không có nhận thức đúng đắn, sâu sắc thì không có hành động đúng và hiệu quả. Để hành động ấy đạt kết quả cao phải chú ý đến tính tự giác, tự nguyện, sự tự ý thức, trách nhiệm của chủ thể hành động.
Các biện pháp: “Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDĐĐ cho HS THCS ở trường THCS”, “Tổ chức trao đổi thông tin giữa các lực lượng phối hợp trong quá trình GDĐĐ cho HS”, “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xây dựng điển hình, tạo ra phong trào rèn luyện của HS và chăm sóc GD của toàn xã hội” cũng không kém phần quan trọng vì nó tạo điều kiện để các nhà QL chỉ đạo phát huy được sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt mục tiêu và kế hoạch QL của tổ chức mình đặt ra.
Vì vậy, 7 biện pháp QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS Trường THCS Thị trấn Lương Bằng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần vào công tác GDĐĐ cho HS đạt kết quả cao hơn đáp ứng cao hơn yêu cầu của mục tiêu đào tạo HS bậc THCS.
3.4. Khảo nghiệm tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp.
Để kiểm chứng các biện pháp và tính khả thi đã nêu trên chúng tôi tiến hành chưng cầu ý kiến của các đối tượng sau:
Bảng 3.1: Đối tượng khảo nghiệm
STT Đối tƣợng khảo nghiệm Tổng
số Nam Nữ Ghi chú 1 Cán bộ QL GD 5 2 3 2 Giáo viên 30 9 21 3 Cán bộ QL địa phương 15 10 5 4 PHHS 75 50 25 5 HS 80 40 40 6 Tổng cộng 205 111 94
Đối tượng khảo nghiệm đều là những người liên đới trực tiếp đến sự phối hợp GD giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Họ đều là chủ thể và khách thể trong hoạt động QL GDĐĐ trong nhà trường THCS.
Các biện pháp được khảo nghiệm:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phối hợp theo yêu cầu của GDĐĐ cho HS THCS.
Biện pháp 2: Xây dựng mạng lưới cán bộ quản lý chỉ đạo tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Biện pháp 3: Cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho các chủ thể tham gia
Biện pháp 5: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THCS.
Biện pháp 6: Tổ chức trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quá trình GDĐĐ cho HS.
Biện pháp 7: Thường xuyên kiểm tra đánh giá, xây dựng điển hình, tạo ra phong trào rèn luyện của HS và chăm sóc GD của toàn xã hội.
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm các biện pháp GDĐĐ cho HS.
Các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Ghi chú Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Lƣỡng lự Rất khả thi Khả thi Không khả thi Lƣỡng lự Biện pháp 1 33 60 6 1 32 60 2 6 Biện pháp 2 30 59 3.7 7.3 27 58 8 7 Biện pháp 3 28 57 9 6 27 58 8 7 Biện pháp 4 31 59,5 5 4.5 30 59 7 4 Biện pháp 5 26 54 16 4 25 56 10 9 Biện pháp 6 22 51 19 8 22 45 15 18 Biện pháp 7 23 53 15 9 20 51 13 16
- Về tính cần thiết của các biện pháp:
Biểu đồ 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết GDĐĐ cho HS
Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 và biểu đồ so sánh trên cho thấy hầu hết các biện pháp đưa ra đều rất cần thiết. Trong đó biện pháp 1 – Xây dựng kế hoạch phối hợp theo yêu cầu của GDĐĐ cho HS xếp thứ nhất, biện pháp 4 xếp thứ 2, biện pháp 2 xếp thứ 3, biện pháp 3 xếp thứ 4 và biện pháp 5 xếp thứ 5.
Tuy nhiên, một số giáo viên còn băn khoăn ở biện pháp 6: việc tổ chức trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình và xã hội là trách nhiệm của nhà trường mà trực tiếp là GVCN, để đánh giá hạnh kiểm của HS cuối kì và cuối năm, không cần thiết phải đặt ra với PHHS và các tổ chức ngoài xã hội và họ cũng có ít điều kiện để thực hiện thường xuyên.
Có 9% ý kiến băn khoăn về biện pháp 7: tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm về công tác phối hợp các LLGD trong quá trình GDĐĐ vì cho rằng có cũng được, không có cũng chẳng sao, sau mỗi học kì việc đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm đã thể hiện rất rõ trong báo cáo của nhà trường đều đã phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến hai mặt đó rồi, không nhất thiết phải tổ chức đánh giá GD với quy mô như vậy.
- Tính khả thi của các biện pháp:
0 10 20 30 40 50 .60 70 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Rất cần thiếtt Cần thiếtt Không cần thiết Lưỡng lự
Biểu đồ 3.2.2 Khảo nghiệm tính khả thi GDĐĐ cho HS
Qua bảng kết quả khảo sát ở bảng 3.2 và biểu đồ trên chúng tôi thấy: biện pháp 1, 2, 3,4 và 5 có nhiều ý kiến khẳng định thực hiện được. Trong đó biện pháp 1 đứng thứ nhất, biện pháp 4 đứng thứ 2, biện pháp 2 và 3 đứng thứ 3, biện pháp 5 đứng thứ 5. Cả 5 biện pháp này, ý kiến của cán bộ QL và giáo viên cho rằng phần thực hiện chủ yếu ở phía nhà trường nên sẽ dễ thành công và đạt kết quả mong muốn; chẳng hạn như việc tuyên truyền GD để nâng cao nhận thức cho GV, việc xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng đều do nhà trường chủ động thực hiện . Biện pháp 6 và 7 ý kiến khẳng định thực hiện được cũng rất cao. Biện pháp 6 có một số ý kiến lưỡng lự cho rằng không thực hiện được nhất là ý kiến PHHS. Vì việc tổ chức trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình và xã hội là rất khó, phạm vi hoạt động khá rộng, nhiều em học trái tuyến... Trong khi đó về phía gia đình cha mẹ các em phần vì bận làm ăn, phần lại bận công tác, có những PHHS thường xuyên vắng nhà nên việc nắm bắt tình hình của con em mình không được thường xuyên, chính xác và thiếu cụ thể. Chính vì vậy nhiều trường hợp con em chơi bời lêu lổng, bỏ học giao du với bạn bè xấu từ lâu mà gia đình không biết, khi phát hiện ra thì việc GD hầu như gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một thực tế, một thách thức rất lớn đối với các bậc phụ huynh hiện nay và đối với toàn xã hội”.
0 10 20 30 40 50 60 70 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Rất khả thi Khả thi Không khả thi Lưỡng lự?
Biện pháp 7 có ý kiến lưỡng lự vì cho rằng vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện trong thực tế để tạo nên sự gắn bó hữu cơ có tính nội lực giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường cũng tác động đến HS một cách thường xuyên, thống nhất, tạo nên hiệu quả GD đạo đức cao hơn, còn vấn đề tổng kết đánh giá chưa phải là quan trọng.
Như vậy, cho dù đánh giá về tính cấp thiết về tính khả thi của các biện pháp là khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các ý kiến đều cho rằng 7 biện pháp trên là cần thiết và khả thi trong quá trình thực hiện. Trong trường THCS đứng đầu là Hiệu trưởng cần có sự chủ động vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường để chỉ đạo và phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia quá trình GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả ngày càng cao.
Tiểu kết chƣơng 3
Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chính vì vậy các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ kết hợp với nhà trường để GDĐĐ cho HS. Từ những kết quả kiểm chứng trên, tác giả có thể kết luận: Những biện pháp tổ chức QL GDĐĐ cho HS THCS trên địa bàn thị trấn Lương Bằng mà tác giả đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng được trong điều kiện về kinh tế, xã hội hiện nay và phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia vào hoạt động phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HS. Các biện pháp trên đã được đa số các lực lượng phối hợp GDĐĐ và đa số HS tán thành. Các biện pháp trên hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi cao. Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống, đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức QL GDĐĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng GD của HS trên địa bàn thị trấn Lương Bằng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ̣
1. Kết luận.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã được trình bày trong luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
- Từ mục tiêu GD phổ thông ở nước ta là “Giúp HS phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các chức năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [34, tr.17].
- Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò trọng trách. Trong quá trình đó muốn GDĐĐ đạt hiệu quả thì phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp GD. Phải tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các LLGD trong nhà trường, gia đình và xã hội tạo thành mạng lưới GDĐĐ cho HS ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ có như vậy công tác GDĐĐ cho HS mới đạt kết quả mong muốn đáp ứng việc đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng GD toàn diện trong nhà trường.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của đề tài, chúng tôi đã vận dụng để nghiên cứu thực trạng công tác QL GDĐĐ và phối hợp các lực lượng trong việc GDĐĐ cho HS trường THCS Thị trấn Lương Bằng. Chúng tôi thấy rằng đối với trường THCS Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên công tác GDĐĐ cho HS trong những năm gần đây đã có sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn của nhà trường, chính quyền và đoàn thể, đạt được một số tiến bộ về kỉ cương, nề nếp và ý thức phấn đấu tu dưỡng trong HS, tạo nên sự ổn định và phát triển của nhà trường. Tuy vậy, tình trạng HS yếu kém về đạo đức vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, một số HS vi phạm pháp luật, trong đó có một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Cũng từ đó mà chúng tôi nhận thấy một vấn đề rất quan trọng còn hạn chế đó là