9. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Xây dựng một mạng lưới cán bộ quản lý, chỉ đạo tổ chức phối hợp giữa nhà trường
trường với gia đình và xã hội.
Để thực hiện được nội dung, nhiệm vụ của các giải pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nêu trên thì cần phải xây dựng một mạng lưới tổ chức phối hợp.
Mục đích của việc xây dựng mạng lưới là: Trước hết sắp xếp được một đội ngũ CBQL và cộng tác viên hoạt động GDĐĐ trong và ngoài nhà trường phù hợp với mục tiêu, nội dung tổ chức GDĐĐ trong suốt năm học.
Ban tổ chức GDĐĐ có các thành phần của Ban Chấp hành Hội PHHS và đại diện chính quyền, các tổ chức XH, một số cơ quan chuyên môn như Phòng Thông tin – Văn hóa, Công an... và một số cá nhân, chuyên gia ....
- Cần xây dựng được một hệ thống các cộng tác viên cho các hoạt động để khi tổ chức mời họ tham gia (làm báo cáo viên, hướng dẫn viên, Ban giám khảo) thuyết trình, có thể họ là những cán bộ văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao, cựu chiến binh, những cựu HS thành đạt, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học, các nhà hoạt động chính trị.
Ban chỉ đạo và cộng tác viên QL GDĐĐ cho HS phải là những người (nhất là cán bộ ngoài nhà trường) cần có một số yêu cầu sau đây:
- Nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết, có uy tín.
- Có kỹ năng, năng lực tổ chức QL, vận động quần chúng.
- Có thời gian, có sức khỏe. - Gia đình phải nền nếp.
- Trong Ban chỉ đạo QL GDĐĐ cho HS (cần thiết là cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, thủ trưởng các tổ chức chuyên môn vì họ mới có đủ tư cách pháp nhân huy động nguồn lực XH).
Mô hình 3.1: Mô hình tổ chức của Ban quản lý GDĐĐ ở một trường học