Xây dựng kế hoạch phối hợp theo yêu cầu của giáo dục đạo đứccho học sinh trung

Một phần của tài liệu Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 85 - 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Xây dựng kế hoạch phối hợp theo yêu cầu của giáo dục đạo đứccho học sinh trung

3.2.1.1. Định hướng chung.

Ta có thể khẳng định rằng, bất cứ tổ chức nào muốn hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu chung thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình QL, vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng, những khả năng sẵn có mà xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn.

Việc lập kế hoạch tổ chức phối hợp hoạt động các LLGD ở 3 môi trường nhà trường với gia đình và xã hội càng cần phải có một kế hoạch chung thống nhất. Đó là những công việc trọng tâm của một tuần, một tháng, một học kỳ hay cả một năm học cho một hoạt động GD. Những công việc đó có liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo ra sự hỗ trợ cho nhau, làm tăng thêm sức mạnh GD của các hoạt động GD. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động GD, nhà trường cần phải tính đến những công việc GD có liên quan giữa hoạt động của nhà trường với hoạt động của Hội PHHS và của các LLGD ngoài xã hội.

Việc xây dựng chương trình kế hoạch cần đề cập đến cách thức, biện pháp tiến hành. Nội dung công việc thường có biện pháp thi hành kèm theo. Đó là một hệ thống các biện pháp, từ những biện pháp tổng quát đến những biện pháp cụ thể tương ứng nhằm giải quyết nội dung công việc đã dự định.

Tóm lại, nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ và sự cần thiết khách quan của việc phối hợ p các LLGD trong và ngoài nhà trường. Xác định rõ nội dung GDĐĐ, các biện pháp, hình thức GDĐĐ mà các LLGD cần tham gia để GDĐĐ cho HS. Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà trường với gia đình và xã hội và các bộ phận có liên quan. Định rõ thời gian công việc phối hợp của từng lực lượng một cách hợp lý và đảm bảo khả năng thực hiện. Thống nhất về cách thức và cách trao đổi thông tin về cách kiểm tra đánh giá đạo đức HS.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện.

Đầu năm học mới, cùng với việc xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện nhiệm vụ năm học và tuyên truyền GD nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, PHHS về công tác GDĐĐ của nhà trường. Ban Giám hiệu nhà trường cần đặt ra việc xây dựng nội dung của kế hoạch hoạt động chung trong năm học phải rất cụ thể trong từng tháng để đảm bảo tính hệ thống, phát triển GD nhân cách của HS.

* Kế hoạch hoạt động mỗi tháng cần nêu rõ:

- Nội dung hoạt động.

- Yêu cầu đạt được về GD, rèn luyện kỹ năng cho HS về giao tiếp, tổ chức hoạt động, tri thức thực tế, củng cố tri thức sách vở...

Kế hoạch từng tháng đối với GVCN và yêu cầu GVCN lớp thiết kế kế hoạch hoạt động liên kết các LLGD xã hội nhằm xây dựng LLXH lành mạnh. Những dự định của GVCN phải được đặt ra theo lịch trình từ đầu năm học. Kế hoạch từng hoạt động cần nêu rõ được nhiệm vụ yêu cầu, thời gian hoạt động, người phụ trách hoạt động kèm theo những chi phí và nhận xét.

Nội dung kế hoạch được gửi đến các tổ chức trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tổ bộ môn để các tổ chức nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh. Sau đó thông qua cuộc họp Hội PHHS đầu năm để đại diê ̣n Hội PHHS góp ý kiến vào kế hoạch, đặc biệt là những điều kiện mà gia đình HS có thể phối hợp tốt với nhà trường.

Nhà trường cũng cần phối hợp tranh thủ ý kiến đóng góp của Đảng ủy, UBND thị trấn, phòng GD để nhận được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo.

* Kế hoạch hoạt động trong năm đƣợc thể hiện các nội dung nhƣ sau:

Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải thống nhất định hướng chung và biến thành nghị quyết của hội đồng, coi trọng việc GDĐĐ cho HS, là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong nhà trường ở tất cả các hoạt động nội khóa và ngoại khóa, quyết tâm không để hiện tượng tiêu cực, hiện tượng thương mại hóa trong nhà trường. Nhà trường quán triệt trong HS việc thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thông qua chính quyền địa phương ký cam kết với công an huyện trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tệ nạn trong xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trong trường học. Tổ chức ngay cuộc họp GVCN lớp, xác định nhiệm vụ tuy rất nặng nề nhưng cũng rất vinh dự. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng GD toàn diện của lớp, điều khiển mọi hoạt động là nhân vật trung tâm và linh hồn của lớp, phối hợp, điều tiết các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội.

Với vai trò và chức năng quan trọng của GVCN do đó Hiệu trưởng phải xác định cho họ rõ những nhiệm vụ tương ứng là phải chăm lo GD tư tưởng, đạo đức cho HS trong lớp, biết kết hợp với GV bộ môn quan tâm đến việc tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu của HS và phối hợp với Ban đại diện PHHS.

Bên cạnh đó còn tổ chức các cuộc họp PHHS một năm 3 lần: Vào đầu năm học, đầu học kỳ II và cuối năm học. Trong những lần họp đó Hiệu trưởng sẽ báo cáo đầy đủ những chủ trương lớn của nhà trường, phổ biến kế hoạch hoạt động, GVCN thông báo kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của các em HS. Thu thập ý kiến đóng góp của PHHS. Thảo luận và đi đến thống nhất những biện pháp cơ bản để GDĐĐ cho HS.

Nhà trường có kế hoạch tư vấn cho PHHS những điều cần được GD con cái, đó là các hành vi đạo đức, là hệ thống các chuẩn mực của xã hội, yêu cầu các em tự giác thực hiện.

Hiệu trưởng thường xuyên liên kết chặt chẽ với Ban Chấp hành Hội PHHS. Tổ chức các cuộc họp định kỳ và họp đột xuất khi có vấn đề xảy ra liên quan đến việc học tập và đạo đức của HS. Qua Ban Chấp hành hội PHHS để bàn biện pháp phối hợp GD và thông báo cho gia đình các em. Hiệu trưởng bố trí mỗi tháng một lần để tiếp PHHS, trực tiếp nghe thông tin từ PHHS, thông báo lại những trường hợp HS có biểu hiện lệch lạc trong đạo đức. Từ đó rút ra nguyên nhân để có biện pháp giải quyết.

Một phần của tài liệu Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)