9. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức
1.2.3.1. Khái niệm đạo đức.
Để tồn tại và phát triển con người phải hoạt động và tham gia các mối quan hệ xã hội trong thế giới hiện thực. Trong quá trình thực hiện các mối quan hệ ấy, nếu con người có trách nhiệm giao tiếp, ứng xử phù hợp vì lợi ích chung của mọi người, của cộng đồng xã hội, thì con người ấy được đánh giá là có đạo đức. Ngược lại cá nhân nào có thái độ, hành vi làm tổn hại đến lợi ích của người khác và của cộng đồng... bị xã hội lên án, phản đối thì cá nhân đó bị coi là người thiếu đạo đức. Đạo đức là một hiện tượng xã hội phức tạp. Để hiểu rõ được khái niệm này, ta có thể tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau:
Đạo đức, theo quan điểm nho giáo, là vấn đề cơ bản, bao trùm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người từ chính trị tư tưởng kinh tế, văn hóa, xã hội từ
Đạo: đạo của trời, đất, muôn vật và đạo người, về mệnh trời và bản tính tự nhiên của con người. Đức gắn liền với đạo. Đạo là cái phải noi theo. Đức là cái do noi theo mà có.
Dưới góc độ triết học: “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội” [14, tr.12].
Dưới góc độ GD học: “Đạo đức là hệ thống các quan niệm, quan điểm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người” [14, tr.170].
Theo từ điển tiếng Việt: “Những tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội, là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định” [47, tr311].
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc thì: “Đạo đức, theo nghĩa hẹp, là luân lý, những quy định, những chuẩn mực ứng trong quan hệ của con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ của con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống”.
“Theo nghĩa rộng thì khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hóa. Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng; ở hành động góp phần giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp, giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại” [23, tr.153].
Bàn về đạo đức không thể không đề cập đến quan niệm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người quan niệm đạo đức là nhân, nghĩa, dũng, liêm. Đó là đạo
đức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Theo người, đức là sự thống nhất về tư tưởng và phong cách sống.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đạo đức nhưng có thể khái quát chung về đạo đức như sau: Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể hay toàn xã hội.
Như vậy về bản chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội , được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở kinh tế. Vì vậy, mỗi hình thái kinh tế - xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hình những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức tương ứng.
Đạo đức gắn liền với hành vi, thói quen, tập quán sống nên nó thường xuyên biến đổi theo tiến trình phát triển của nhân loại trên hai phương diện lịch sử và đồng đại. Nghĩa là có những giá trị đạo đức của ngày hôm qua, song ở dân tộc khác, giai cấp khác lại không được thừa nhận, thậm chí bị coi là phi đạo đức. Hoặc ở dân tộc này được coi là giá trị đạo đức song ở dân tộc khác, giai đoạn khác lại không được thừa nhận hay đơn giản chỉ coi là một vấn đề thường nhật. Do đó, đạo đức có tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại.
1.2.3.2. Giáo dục đạo đức.
Vấn đề GD đạo đức cho con người, đặc biệt cho thế hệ trẻ vẫn luôn là đề tài thu hút việc đầu tư nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xã hội nhằm tìm ra những biện pháp nhằm GDĐĐ tích cực, phù hợp với thực tiễn không ngừng biến đổi qua các thời đại.
Theo Phạm Viết Vượng thì “Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức, đích cuối cùng và quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức” [48, tr.16].
Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được GD.
Giáo dục đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với với GD chính trị - tư tưởng, vì GD chính trị - tư tưởng có tác dụng xây dựng cơ sở thế giới quan Mác - Lênin và định hướng chính trị - xã hội theo quan điểm và đường lối của Đảng cộng sản, cho ý thức hành động đạo đức.
Giáo dục đạo đức còn gắn bó chặt chẽ với GD pháp luật. Giáo dục pháp luật có nhiệm vụ giới thiệu cho người học các chuẩn mực về pháp luật của Nhà nước, các quyền lợi, nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Do đó, GD pháp luật có tác dụng củng cố phương thức luận cứ các chuẩn mực đạo đức thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu đạo đức.
Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành những quan điểm cơ bản, những nguyên tắc chuẩn mực của xã hội, nhờ vậy mà con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức trong cộng đồng cũng như tự đánh giá các hành vi của bản thân mình. Công tác GDĐĐ góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với đối tượng GD trong môi trường kinh tế - xã hội nhất định.
1.2.3.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, đời sống tương đối ổn định thì những dấu hiệu suy thoái đạo đức lại xuất hiện ngày càng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy mà việc GDĐĐ cho HS THCS là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp cho nhân cách của mỗi HS được phát triển toàn diện, có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ, hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, thói quen đạo đức cho HS.
Giáo dục đạo đức trong trường THCS là một bộ phận của quá trình GD tổng thể có quan hệ biện chứng với các bộ phận khác như GD trí tuệ, GD thể mỹ, GD thể chất, GD lao động và GD hướng nghiệp giúp cho HS hình thành và
phát triển nhân cách toàn diện. Quá trình GDĐĐ cũng như các quá trình GD khác đều có các thành tố có quan hệ với nhau trong hệ thống cấu trúc nhất định và vận động. Các thành tố cơ bản của GD và người được GD, mục đích GD, nội dung GD, phương pháp và phương tiện GD, kết quả GD...
Về nhiệm vụ GDĐĐ là làm sao cho mỗi con người được GD nhanh chóng tiếp cận được với mục tiêu, do vậy GD phải tăng cường GD ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, khơi dậy ở HS những rung động, cảm xúc với hiện thực xung quanh biết yêu thương với những thái độ và hành vi đúng đắn, biết phản đối, căm ghét những hiện tượng tiêu cực, vô đạo đức, vô lương tâm, làm phương hại đến uy tín, danh dự cá nhân và tập thể.
Về mục tiêu GDĐĐ cho HS ở trường THCS.
- Về nhận thức: Giúp HS có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội.
- Về thái độ tình cảm: Giúp HS có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức trong xã hội, có thái độ đúng đắn đối với hành vi đạo đức của bản thân.
- Về hành vi: Có hành vi đạo đúc đúng đắn trong ứng xử, trong quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống.
Về nội dung GDĐĐ là GD ý thức, GD tình cảm và GD hành vi, trang bị cho HS những hiểu biết, niềm tin về chuẩn mực và những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, trong học tập và lao động, về nghĩa vụ công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tóm lại: Có thể nói rằng bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, ngày nay các quan hệ từ vi mô đến vĩ mô đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách HS. Giáo dục đạo đức cho HS THCS ngày nay càng
sự phát triển nhân cách ở những lứa tuổi tiếp theo một cách bền vững. Hơn ai hết là thày, cô giáo, là cán bộ QL nhà trường hiện nay phải nắm vững và vận dụng quy luật này cho thật hợp lý, biết sáng tạo những biện pháp quản lý nhằm xây dựng môi trường, phối hợp các LLXH thực hiện mục tiêu, nội dung GDĐĐ nói riêng và mục tiêu GD phổ thông nói chung.
1.3. Tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung ho ̣c cơ sở.
Công tác phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng GD trẻ em, HS, sinh viên. Điều 93 Luật GD 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý GD".
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" GD quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong việc GD HS ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.
Một thực tế, trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em HS (đặc biệt là HS ở cấp THCS) còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. (Nếu như chúng ta không muốn nói là: Có sự xuống cấp về mặt đạo đức ở lứa tuổi học trò).
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng HS cá biệt về mặt đạo đức có chiều hướng gia tăng. Làm thế nào để môi trường GD thực sự là môi trường trong sạch lành mạnh? Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra trước mắt chúng ta, nó vừa mang tính thời sự vừa mang tính lâu dài.
Như chúng ta đã biết: Sự sa sút về mặt đạo đức của HS (đặc biệt là HS lứa tuổi THCS) có rất nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan như sự chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập đã làm thay đổi hệ thống giá trị xã hội, gia đình buông lỏng, một bộ phận các bậc làm cha, làm mẹ mải làm ăn, thầy cô giáo cũng không quan tâm. Sự biến đổi về tâm sinh lý ở thế hệ trẻ, các tổ chức xã hội (kể cả QL nhà nước các cấp) đứng ngoài cuộc trách cứ nhà trường... Trong lịch sử GD dân tộc chưa bao giờ những hiện tượng tốt xấu, thiện ác, tích cực và tiêu cực, giá trị vật chất và tinh thần đan xen nhau tồn tại như hiện
nay, đặt thế hệ trẻ vào sự lựa chọn khó khăn như bây giờ... chính vì vậy yêu cầu QL thống nhất GD là một đòi hỏi cấp thiết và chỉ có một cơ chế QL phối hợp thống nhất mới hy vọng khắc phục dần những nguyên nhân kể trên.
Mô hình số 1: Mô hình liên kết các LL GD trong giai đoạn hiện nay
Có nhiều ý kiến cho rằng việc GDĐĐ cho HS thì trách nhiệm chính thuộc về nhà trường và xã hội. Nói như vậy kể ra không sai, song chưa đủ và có lẽ là chưa đúng. Vì như vậy vô hình chung trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ đối với những đứa con của mình hoàn toàn phó mặc cho nhà trường và xã hội. Tương lai của con cái - niềm hi vọng của cha mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào nhà trường và xã hội hay sao?
Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc GD HS không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả 2 phía giáo viên và CMHS. Chuyện CMHS chỉ gặp gỡ GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà HS lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc GDĐĐ cho HS. Vì vậy, nhà trường phải chủ động trong sự phối hợp này. Nhà trường - gia đình - xã hội đã thấy rõ trách nhiệm xây dựng môi trường GD tốt - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học - để HS được học tập và rèn luyện trở thành
Nhà trường
Xã hội
1.4. Vai trò của việc quản lý sự phối hợp các lực lƣợng trong giáo dục.
1.4.1. Quản lý là tạo ra sự thống nhất về nhận thức và hành động thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức. tiêu giáo dục đạo đức.
Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD để phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, để đào tạo cho xã hội các thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ nhân của đất nước, nhà trường với gia đình và xã hội phải được phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thống nhất. Để sự phối hợp có hiệu quả, cần thiết có sự QL để điều chỉnh các mối quan hệ phù hợp nhằm phát huy tối đa kết quả cao trong quá trình phối hợp GD, trong đó nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo.
Xây dựng mối liên hệ giữa các LLGD nhằm tạo ra môi trường sư phạm thống nhất, lành mạnh, hạn chế được những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách của HS.
Việc QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS.
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS nhằm phát huy được vai trò định hướng của GD nhà trường đối với việc tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động xã hội vì xã hội là môi trường GD tốt cho HS. Đồng thời sự phối hợp này còn có tác dụng chống lại sự ảnh hưởng tiêu cực của xã hội đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của HS.
Việc quản lý Sự phối hợp các LLXH là một đòi hỏi bức xúc, là một giải