9. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Tổ chức trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quá trình giáo
* Định hướng chung:
Việc phối hợp của nhà trường với các LLGD để đưa HS vào những hoạt động GDĐĐ phong phú, hấp dẫn thì việc thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình đạo đức của HS và đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của các em là biện pháp cần thiết để thấy rõ hiệu quả của công tác GDĐĐ và cũng là đánh giá được kết quả của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quá trình GDĐĐ cho HS.
Để đánh giá một cách khách quan, toàn diện đối với HS thì cần phải có những tiêu chí cụ thể để dễ đánh giá và phải có sự phối hợp ở nhiều bộ phận.
Xây dựng tiêu chí để đánh giá việc rèn luyện, phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống của HS về ý thức học tập, về phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng, về ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, về ý thức và việc tham gia các hoạt động rèn luyện: văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao các hoạt động xã hội, đoàn thể và các hoạt động khác tại địa phương.
* Tổ chức thực hiện:
Ở nhà trƣờng:
Ban giám hiệu giao cho Đoàn trường, Liên đội, khối chủ nhiệm cùng với đội cờ đỏ theo dõi, kiểm tra những việc thực hiện của HS về: Giờ giấc học tập, ý thức thái độ học tập trong lớp, kết quả học tập của từng ngày và hàng tuần.
- Ứng xử trong quan hệ bạn bè, thái độ với các thầy cô giáo, ý thức trách nhiệm với tập thể lớp.
- Việc thực hiện nếp sống văn minh, ăn mặc, nói năng, đầu tóc, vệ sinh môi trường, bảo vệ của công.
- Tham gia hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ.
- Tham gia sinh hoạt đoàn thể và các phong trào thi đua.
Những biểu hiện tốt và những biểu hiện chưa tốt của HS phải được GVCN tập hợp, đánh giá cuối mỗi tuần học. Kịp thời tuyên truyền, biểu dương hoặc chỉnh đốn, phê bình trong tiết sinh hoạt lớp, hay sinh hoạt Đoàn, Đội. Ghi vào sổ theo dõi của GVCN để nhà trường kiểm tra, nắm tình hình đạo đức của HS.
Trong trường hợp có những khuyết điểm trầm trọng về đạo đức của HS, GVCN phải báo cáo với BGH để phối hợp GD và thông báo với gia đình HS thông qua sổ liên lạc hoặc điện thoại giữa GVCN với gia đình HS.
Ở gia đình:
Nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình HS và đại diện PHHS ở khu dân cư theo dõi, đánh giá việc rèn luyện đạo đức HS ở gia đình như:
- Thái độ, tình cảm cư xử với bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình. - Việc tham gia công việc gia đình giúp bố mẹ.
- Ý thức tự học tập ở nhà.
- Ý thức tiết kiệm siêng năng, trung thực...
Ngoài xã hội:
Nhà trường giao cho Đoàn thanh niên, Liên đội, phối hợp với chính quyền công an, các tổ chức xã hội tìm hiểu:
- Ý thức tôn trọng trật tự, nội quy nơi công cộng. - Tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác.
HS về các hoạt động diễn ra trong nhà trường để đi đến đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS sau mỗi kỳ học. Xếp loại hạnh kiểm HS và thông báo cho gia đình và các cơ quan hữu quan cùng nắm được.
Phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình và xã hội có thể là bằng giấy thông báo kết quả học tập rèn luyện, bằng sổ liên lạc hoặc bằng điện thoại.
Giáo viên chủ nhiệm lập sổ ghi số điện thoại của gia đình HS (nếu có) hoặc đại diện PHHS hoặc số điện thoại của cơ quan hữu quan. Ghi rõ nội dung cần trao đổi vào sổ theo dõi qua điện thoại khi cần trao đổi với gia đình với cơ quan về tình hình đạo đức của HS.
Các gia đình HS và cơ quan hữu quan ghi số điện thoại của GVCN và của nhà trường để liên lạc khi cần thiết.
Việc làm trên rất có hiệu quả trong việc trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong điều kiện thông tin liên lạc như hiện nay.