0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Điện thoại:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN LƯƠNG BẰNG, HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 67 -141 )

10 Các hình thức khác 3.2 33.5

Qua bảng 2.14 cho thấy:

- Những biện pháp theo đánh giá của các đối tượng khảo sát có hiệu quả nhất là: Thày cô giáo đến gia đình HS trao đổi 64.9% , sau đó là cuộc họp cha mẹ HS định kỳ 64.5%, tiếp theo là mời cha mẹ HS tới trường 61.9%. Kết quả này cho thấy những biện pháp trao đổi trực tiếp giữa nhà trường và cha mẹ HS mà người đại diện là GVCN thường mang lại hiệu quả cao.

- Những biện pháp theo ý kiến đánh giá là có ít hiệu quả: Trao đổi qua hội PHHS 53.5%, trao đổi qua thư từ 56.3%, trao đổi qua cán bội QL xã hội 46.7%. Đó chủ yếu là những cách trao đổi gián tiếp qua các tổ chức xã hội. Mặc dù đây là những hình thức có tác dụng to lớn, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình được thường xuyên, kịp thời,huy động được nhiều lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS.

Từ những vấn đề trên đặt ra cho chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc để tìm ra một cơ chế thích hợp cho sự phối hợp sao cho những tổ chức hội PHHS và hội đồng GD nhà trường hoạt động có hiệu quả.

2.4.2.2. Thực trạng cách thức phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Nội dung phối hợp giữa nhà trường với XH.

Trong điều kiện của xã hội ta hiện nay việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào nhiều nội dung khác nhau. Kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ QL xã hội về nội dung của sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội được thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Nội dung phối hợp giữa nhà trường với xã hội (số liệu khảo sát 41GV và 55 cán bộ QL).

giá

SL %

1 Bảo vệ trật tự an ninh của địa phương 26 27 2 Tổ chức việc học tập vui chơi, rèn luyện nhằm GDĐĐ

cho HS

61 63.5

3 QL HS trong cộng đồng 32 33.3

4 Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường 49 51 5 Thông báo tình hình tu dưỡng đạo đức của HS ở địa

phương cho nhà trường

28 29.2

6 Chưa làm được nội dung nào trong các nội dung trên 7 7.3 Kết quả điều tra ở bảng 2.15 cho thấy:

- Những nội dung chủ yếu mà sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào là: “Tổ chức việc học tập vui chơi, rèn luyện nhằm GDĐĐ cho HS” đạt 63.5%; “Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường” đạt 51%; “QL HS trong cộng đồng” đạt 33.3%. Như vậy nội dung của sự liên kết hướng chủ yếu vào việc xã hội giúp đỡ nhà trường GD HS còn những nội dung mang lại lợi ích cho xã hội còn xếp ở vị trí khiêm tốn với 27% số ý kiến được hỏi

- Có 7.3% ý kiến được hỏi cho rằng “Chưa làm được nội dung nào trong những nội dung trên”. Kết quả này phản ánh sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội còn rất bất cập, điều này cần phải được đặt ra và xem xét một cách nghiêm túc.

* Cách thức phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội để GDĐĐ cho HS THCS.

Bảng 2.16: Thực trạng cách thức phối hợp giữa nhà trường và xã hội (96 người).

TT Cách thức phối hợp Ý kiến đánh giá

SL %

1 Tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, kế hoạch GD của nhà trường

93 96.9

2 Kết nghĩa với một số cơ quan đơn vị có điều kiện tham gia GDĐĐ cho HS

53 55.2

3 Kết hợp với công an GD pháp luật và GD HS vi phạm pháp luật

78 81.3

4 Tổ chức giao lưu văn hóa, thể dục – thể thao với các cơ quan đơn vị, các địa phương

72 75

5 Tổ chức HS tham gia hoạt động văn hóa, chính trị- xã hội ở địa phương

76 79.2

6 Tổ chức cho Hs tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa

90 93.8

7 Kết hợp với chính quyền ngăn chặn văn hóa phẩm đồi trụy, nghiện hút, tiêm chích xâm nhập vào nhà trường

64 66.7

8 Vận động cơ quan, đơn vị kinh tế ủng hộ kinh phí cho hoạt động ngoài giờ

49 51

Từ đó cho thấy cách thức phối hợp với các tổ chức xã hội nhà trường chủ động tuyên truyền quan điểm đường lối chính sách GD trong xã hội đạt 96.9% xếp thứ 1. Trên thực tế thông qua các hoạt động tập trung trong nhà trường đã tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách GD và chủ trương của Nhà nước, kế hoạch GD của nhà trường để tranh thủ sự ủng hộ của Đảng và chính quyền, các tổ chức xã hội. Cách thức phối hợp việc thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện đạt 93.8% xếp thứ 2, kết hợp với công an để GD pháp luật, GD HS đạt 81.3% xếp thứ 3; tổ chức tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương đạt 79.2% xếp thứ 4; cách thức phối hợp khác ở mức độ bình thường. Nhìn chung cách thức của sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội chưa có kết quả cao, vẫn chưa kết hợp tốt được với một số cơ quan đơn vị có điều kiện tham gia

GDĐĐ cho HS như: Công an, lực lượng Đoàn thanh niên, Hội CCB, và các tổ chức xã hội khác.

Chưa kết hợp thường xuyên để tổ chức cho HS tham gia những hoạt động văn hóa, chính trị - xã hội ở địa phương như tham quan di tích lịch sử văn hóa, nghe nói chuyện truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của quê hương, tham gia hoạt động tập trung lớn của địa phương, tham gia cổ động, tuyên truyền...

Nhà trường cũng chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường nên kết quả này đạt 66.7% chỉ xếp thứ 6. Hiện nay, với sự phát triển của dịch vụ giải trí, của công nghệ thông tin, những loại hình văn hóa phẩm độc hại, những tụ điểm vui chơi giải trí không lành mạnh thương mại hóa diễn ra gần khu vực trường học, bám lấy HS, lôi cuốn nhiều HS vào các quán điện tử, Internet dẫn đến thực trạng không ít HS bỏ giờ học đi chơi, nói dối cha mẹ để xin tiền đóng học, trộm cắp, thậm chí cướp giật, chấn lột để có tiền ăn chơi... vẫn chưa được ngăn chặn.

Thực hiện công tác xã hội hóa công tác GD với mục đích lôi cuốn các cấp ủy Đảng, chính quyền, toàn xã hội vào công tác xã hội cũng còn nhiều hạn chế nên đánh giá thực hiện cách thức này đạt 55.2% xếp thứ 7. Mặt khác BGH nhà trường chưa mạnh dạn, năng động mà phần lớn còn ngại liên hệ, tiếp xúc với các cơ quan nhất là các cơ quan kinh tế. Những cơ quan này vừa có thể giúp được HS tham quan, học tập, hướng nghiệp, vừa có thể hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ, GDĐĐ cho HS.

Một ưu điểm trong cách thức phối hợp với các tổ chức xã hội là nhà trường tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, của toàn ngành GD thông qua các diễn đàn.

* Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội để GDĐĐ cho HS THCS.

Để thực hiện được nội dung phối hợp giữa nhà trường và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS cần phải có những biện pháp nhất định. Sau đây là kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và cán bộ QL xã hội về các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội ở trường THCS Lương Bằng.

Bảng 2.17: Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS (96 người))

STT Biện pháp phối hợp Ý kiến đánh giá

SL %

1 Thống nhất những yêu cầu xây dựng môi trường GD lành mạnh: thông qua phong trào gia đình văn hóa, nếp sống văn minh cộng đồng

76 79.2

2 Các đơn vị tổ chức trong xã hội đỡ đầu dưới hình thức: Học bổng hỗ trợ, phần thưởng thi đua...

49 51

3 Các tổ chức xã hội tham gia tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS (tổ chức lễ hội, tham quan, GD truyền thống...)

34 35.4

4 Thành lập ban chỉ đạo GD các cấp để tham mưu qua các hội nghị, xây dựng quy chế, quy định, nội quy của sự phối hợp

63 65.6

5 Các hình thức khác 6 6.3

Qua kết quả điều tra trên ta thấy:

- Những biện pháp được giáo viên và cán bộ QL xã hội sử dụng nhiều nhất là “Thống nhất những yêu cầu xây dựng môi trường GD lành mạnh. Thông qua gia đình văn hóa, nếp sống văn minh cộng đồng” chiếm 79.2%, tiếp đó là “Thành lập ban chỉ đạo các cấp để tham mưu qua các hội nghị xây dựng quy chế, nội quy, quy định của sự phối hợp...” đạt 65.6%. Tuy nhiên trong thực tế việc xây dựng gia đình văn hóa nếp sống văn minh được triển khai song chưa trở thành phong trào rộng khắp. Hiệu quả về mặt GD của phong trào này thì chủ yếu được cảm nhận về mặt định tính và trên phương diện lý luận, chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể.

- Những biện pháp tác động trực tiếp đến hoạt động, giao lưu của HS cũng như tạo điều kiện vật chất để HS tham gia còn được sử dụng ở mức độ hạn chế.

Trên thực tế cho thấy rằng sự phối hợp giữa gia đình và các tổ chức xã hội hầu như chưa được thực hiện theo một cơ chế chặt chẽ. Trừ những trường hợp như HS hư, vi phạm pháp luật còn đối với những HS bình thường thì sự phối

hợp nhằm thực hiện mục tiêu GD toàn diện thì chưa thấy có một tổ chức xã hội nào chủ động đặt ra sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội.

* Hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS THCS.

Qua nghiên cứu thực trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để GDĐĐ cho HS THCS vẫn chưa tạo được sự phối kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ nên chưa ngăn chặn triệt để các tệ nạn xã hội đang từng ngày, từng giờ tìm cách len lỏi vào nhà trường, hủy hoại nhân cách của thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Sau đây là kết quả về khảo sát hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS.

Bảng 2.18: Mức độ hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS (252 người)

STT Đánh giá mức độ hiệu quả của sự phối hợp Ý kiến đánh giá

SL %

1 Hiệu quả rất thiết thực 154 61.1

2 Hiệu quả còn hạn chế 70 27.8

3 Hiệu quả còn mang tính chất hình thức 28 11.1

4 Ý kiến khác 0 0

Kết quả trên được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Mức độ hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS

1 Hiệu quả rất thiết thực 2 Hiệu quả còn hạn chế 3 Hiệu quả còn mang tính chất hình thức

Qua bảng 2.18 và thể hiện qua biểu đồ 2.1 cho thấy:

- Có 61.1% cho rằng sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội mang lại hiệu quả thiết thực. Sự đánh giá đó đã phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của nhà trường, các bậc PHHS và cán bộ QL xã hội trong công tác GD.

- Có 27.8% cho rằng hiệu quả mang lại còn hạn chế, đặc biệt trong đó có 11.1% cho rằng sự phối hợp còn mang tính hình thức. Kết quả này cho thấy những hạn chế, yếu kém của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

- Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quá trình GDĐĐ cho HS chỉ dừng lại ở mặt lý luận. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, hiệu quả mang lại nhiều khi còn thấp, còn mang tính hình thức nhất là sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội. Xác định được nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế đó có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là những cơ sở để chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự phối hợp. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

2.5. Nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.5.1. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Cùng với nội dung nghiên cứu về vấn đề GDĐĐ cho HS và việc phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường, chúng tôi đã khảo sát và điều tra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.19: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng để GDĐĐ cho HS (252)

STT Các nguyên nhân ảnh hƣởng

Ý kiến đánh giá SL %

LLGD để GDĐĐ cho HS

2 Nhà trường với gia đình tập trung chủ yếu cho HS học văn hóa 132 52.4 3 Cha mẹ mải làm kinh tế, hoàn toàn phó thác việc GDĐĐ cho

nhà trường

149 59.1

4 Các tổ chức xã hội ít quan tâm đến nhà trường 203 80.6 5 Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chỉ mang

tính hình thức

208 82,5

6 Nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các LLGD

216 85.7

7 Nội dung và các biện pháp GD của các LLGD chưa đồng bộ, đồng thuận

186 73.8

8 GVCN và cha mẹ HS chưa có mối liên hệ thường xuyên 194 77 9 Khi có HS hư mới cần sự phối hợp giữa nhà trường với gia

đình và xã hội để GD

179 71

10 Chưa đa dạng hóa các hoạt động GDĐĐ để có nhiều lực lực lượng tham gia

168 66.7

11 Chưa có kênh trao đổi thông tin 155 61,5 12 Thiếu các văn bản quy định chỉ đạo phối hợp các lực lượng 130 51,6 Tổng hợp số liệu trong bảng thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội là do:

Thứ nhất, không nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì ở lứa tuổi THCS các em thường hay hiếu động, nhạy cảm, tò mò, phạm vi hoạt động rộng, chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực, nếu không được quan tâm thường xuyên, các em có thể mắc sai phạm, hư hỏng. Từ việc nhận thức như vậy thì nhà trường với gia đình và xã hội phải thấy rõ cần sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ, nhưng trên thực tế thì nhiều gia đình và tổ chức xã hội chưa nhận thức được đúng điều này.

Thứ hai, nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Thứ ba, là việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chỉ mang tính hình thức.

Thứ tư, các tổ chức xã hội còn ít quan tâm đến nhà trường.

Thứ năm, GVCN và PHHS chưa có liên lạc thường xuyên, chưa có nhiều hoạt động GD để các LLGD có điều kiện phối hợp với nhau.

Để có sự phối hợp các LLGD được tốt hơn thì trước hết GVCN và PHHS phải giữ mối liên lạc thường xuyên. Hình thức liên lạc có thể thông qua sổ liên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN LƯƠNG BẰNG, HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 67 -141 )

×