Quản lý sự phối hợp phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục đạo đứccho học sinh trung

Một phần của tài liệu Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 82 - 83)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Quản lý sự phối hợp phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục đạo đứccho học sinh trung

Đảm bảo thống nhất thực hiện mục tiêu, trước hết mục tiêu GD như Điều 27 Luật Giáo dục quy định: “Mục tiêu GDPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản”.

Mục tiêu là cái đích của mọi hoạt động. Mục tiêu GD là cái đích của hoạt động GD và cái đích của hoạt động QL GD. Việc xác định, lựa chọn được các mục tiêu và tìm được các biện pháp thực hiện phù hợp với các mục tiêu, đạt được mục tiêu là một nguyên tắc quan trọng và cũng là điều mà tất cả các nhà GD, QL GD mong muốn. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp QL phối hợp GD, không thể không xuất phát từ những mục tiêu GD và chú ý đến sự phù hợp mục tiêu, khả năng thực hiện đạt được các mục tiêu. Ngoài những mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước thể hiện trong các văn kiện nghị quyết về chiến lược xây dựng con người Việt Nam, về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước và các mục tiêu GD đã đề ra, mục tiêu cụ thể của từng bậc học đã được quy định trong luật GD, chúng ta còn phải chú ý đến những mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, phát triển GDĐT của địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Đặc biệt, các biện pháp QL phối hợp GD của người cán bộ QL cấp cơ sở khi đưa ra còn phải chú ý đến mục tiêu GD cụ thể của nhà trường và dung hòa các mục tiêu đó.

Để thực hiện thống nhất nhận thức, thực hiện mục tiêu, những biện pháp phải đa dạng hóa, xuất phát từ đặc điểm của các cơ quan và gia đình. Các biện pháp phải đạt được mục tiêu của GDĐĐ cho HS, đó là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ

khái niệm, mà điều quan trọng hơn là biến những yêu cầu của chuẩn mực xã hội, thành nhu cầu trong đời sống của HS; đó là việc làm, những hành động cụ thể thiết thực phù hợp với đạo đức, nếp sống văn minh của thời đại.

3.1.2. Biện pháp quản lý phải phát huy được ưu thế của các lực lượng xã hội (nhà trường với gia đình và xã hội...) trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 82 - 83)