9. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Biện pháp quản lý phải linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với hoàn cảnh, thực tiễn
thực tiễn.
Mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất các biện pháp QL phối hợp GD có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm tình hình của địa phương, nhà trường từ tất cả các phương tiện có liên quan như: điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, cách thức QL, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện môi trường...
Đối tượng của GD và QLGD là con người nên khi đưa ra các biện pháp QLGD để đạt được sự phù hợp với thức tiễn và có tính khả thi cao, chúng ta không
chỉ chú ý đến đặc điểm, sự phát triển tâm lý lứa tuổi của mỗi cấp học, bậc học và sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em trong những điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội cụ thể.
Học sinh THCS là lứa tuổi diễn ra quá trình phát triển, biến đổi mạnh mẽ về tâm lý, sinh lý. Các em thường có nhiều hoài bão, ước mơ, thích hoạt động, muốn được khẳng định mình, thích được làm người lớn nhưng cũng là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng xấu từ bên ngoài, dễ nông nổi, bồng bột. Diễn biến tâm lý và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS ở giai đoạn này rất phức tạp. Vì vậy việc chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng chính là yếu tố quan trọng để đưa ra được các biện pháp QL.
Mỗi biện pháp QL khi đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến cả một tập thể. Biện pháp QLGD còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả một thế hệ và tạo nên diện mạo nhân cách của thế hệ đó. Vì thế, khi đưa ra các biện pháp QLGD cần phải được cân nhắc, tính toán khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp trong điều kiện cho phép.
3.1.4. Biện pháp quản lý phải đồng bộ cả ở nhà trường với gia đình và toàn xã hội.
Việc phối hợp đồng bộ, QL chặt chẽ của các cơ quan chức năng, việc giám sát và phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Sự kết hợp giữa nhà trường và chính quyền địa phương là một nguyên tắc cơ bản để thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp GD nhằm đạt mục tiêu của GD được coi như là một nguyên lý GD. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường GD trên, một mặt bảo đảm được tính thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động GD để tạo ra cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp đồng tâm hợp lực tập trung sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của HS.
Để phát huy tiềm năng của các tổ chức xã hội trong quá trình phối hợp, người QL cần tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm biến nhiệm vụ GD HS thành nhiệm vụ của toàn dân. Mỗi tổ chức có một thế mạnh riêng, tất cả đều tham gia tích cực nếu tổ chức tốt.
Việc tìm kiếm giải pháp thống nhất nhà trường với gia đình và xã hội chính là tạo ra sức mạnh tổng hợp và đồng bộ trong toàn xã hội đáp ứng được yêu cầu của toàn xã hội và hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, từ đó xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh tạo ra những tác động tích cực cho quá trình GD đạo đức của HS, đó là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thành công.
3.2. Một số biện pháp quản lý sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phối hợp theo yêu cầu của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở. sinh trung học cơ sở.
3.2.1.1. Định hướng chung.
Ta có thể khẳng định rằng, bất cứ tổ chức nào muốn hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu chung thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình QL, vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng, những khả năng sẵn có mà xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn.
Việc lập kế hoạch tổ chức phối hợp hoạt động các LLGD ở 3 môi trường nhà trường với gia đình và xã hội càng cần phải có một kế hoạch chung thống nhất. Đó là những công việc trọng tâm của một tuần, một tháng, một học kỳ hay cả một năm học cho một hoạt động GD. Những công việc đó có liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo ra sự hỗ trợ cho nhau, làm tăng thêm sức mạnh GD của các hoạt động GD. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động GD, nhà trường cần phải tính đến những công việc GD có liên quan giữa hoạt động của nhà trường với hoạt động của Hội PHHS và của các LLGD ngoài xã hội.
Việc xây dựng chương trình kế hoạch cần đề cập đến cách thức, biện pháp tiến hành. Nội dung công việc thường có biện pháp thi hành kèm theo. Đó là một hệ thống các biện pháp, từ những biện pháp tổng quát đến những biện pháp cụ thể tương ứng nhằm giải quyết nội dung công việc đã dự định.
Tóm lại, nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ và sự cần thiết khách quan của việc phối hợ p các LLGD trong và ngoài nhà trường. Xác định rõ nội dung GDĐĐ, các biện pháp, hình thức GDĐĐ mà các LLGD cần tham gia để GDĐĐ cho HS. Phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà trường với gia đình và xã hội và các bộ phận có liên quan. Định rõ thời gian công việc phối hợp của từng lực lượng một cách hợp lý và đảm bảo khả năng thực hiện. Thống nhất về cách thức và cách trao đổi thông tin về cách kiểm tra đánh giá đạo đức HS.
3.2.1.2. Tổ chức thực hiện.
Đầu năm học mới, cùng với việc xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện nhiệm vụ năm học và tuyên truyền GD nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, PHHS về công tác GDĐĐ của nhà trường. Ban Giám hiệu nhà trường cần đặt ra việc xây dựng nội dung của kế hoạch hoạt động chung trong năm học phải rất cụ thể trong từng tháng để đảm bảo tính hệ thống, phát triển GD nhân cách của HS.
* Kế hoạch hoạt động mỗi tháng cần nêu rõ:
- Nội dung hoạt động.
- Yêu cầu đạt được về GD, rèn luyện kỹ năng cho HS về giao tiếp, tổ chức hoạt động, tri thức thực tế, củng cố tri thức sách vở...
Kế hoạch từng tháng đối với GVCN và yêu cầu GVCN lớp thiết kế kế hoạch hoạt động liên kết các LLGD xã hội nhằm xây dựng LLXH lành mạnh. Những dự định của GVCN phải được đặt ra theo lịch trình từ đầu năm học. Kế hoạch từng hoạt động cần nêu rõ được nhiệm vụ yêu cầu, thời gian hoạt động, người phụ trách hoạt động kèm theo những chi phí và nhận xét.
Nội dung kế hoạch được gửi đến các tổ chức trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tổ bộ môn để các tổ chức nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh. Sau đó thông qua cuộc họp Hội PHHS đầu năm để đại diê ̣n Hội PHHS góp ý kiến vào kế hoạch, đặc biệt là những điều kiện mà gia đình HS có thể phối hợp tốt với nhà trường.
Nhà trường cũng cần phối hợp tranh thủ ý kiến đóng góp của Đảng ủy, UBND thị trấn, phòng GD để nhận được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo.
* Kế hoạch hoạt động trong năm đƣợc thể hiện các nội dung nhƣ sau:
Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải thống nhất định hướng chung và biến thành nghị quyết của hội đồng, coi trọng việc GDĐĐ cho HS, là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong nhà trường ở tất cả các hoạt động nội khóa và ngoại khóa, quyết tâm không để hiện tượng tiêu cực, hiện tượng thương mại hóa trong nhà trường. Nhà trường quán triệt trong HS việc thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thông qua chính quyền địa phương ký cam kết với công an huyện trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tệ nạn trong xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trong trường học. Tổ chức ngay cuộc họp GVCN lớp, xác định nhiệm vụ tuy rất nặng nề nhưng cũng rất vinh dự. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng GD toàn diện của lớp, điều khiển mọi hoạt động là nhân vật trung tâm và linh hồn của lớp, phối hợp, điều tiết các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội.
Với vai trò và chức năng quan trọng của GVCN do đó Hiệu trưởng phải xác định cho họ rõ những nhiệm vụ tương ứng là phải chăm lo GD tư tưởng, đạo đức cho HS trong lớp, biết kết hợp với GV bộ môn quan tâm đến việc tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu của HS và phối hợp với Ban đại diện PHHS.
Bên cạnh đó còn tổ chức các cuộc họp PHHS một năm 3 lần: Vào đầu năm học, đầu học kỳ II và cuối năm học. Trong những lần họp đó Hiệu trưởng sẽ báo cáo đầy đủ những chủ trương lớn của nhà trường, phổ biến kế hoạch hoạt động, GVCN thông báo kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của các em HS. Thu thập ý kiến đóng góp của PHHS. Thảo luận và đi đến thống nhất những biện pháp cơ bản để GDĐĐ cho HS.
Nhà trường có kế hoạch tư vấn cho PHHS những điều cần được GD con cái, đó là các hành vi đạo đức, là hệ thống các chuẩn mực của xã hội, yêu cầu các em tự giác thực hiện.
Hiệu trưởng thường xuyên liên kết chặt chẽ với Ban Chấp hành Hội PHHS. Tổ chức các cuộc họp định kỳ và họp đột xuất khi có vấn đề xảy ra liên quan đến việc học tập và đạo đức của HS. Qua Ban Chấp hành hội PHHS để bàn biện pháp phối hợp GD và thông báo cho gia đình các em. Hiệu trưởng bố trí mỗi tháng một lần để tiếp PHHS, trực tiếp nghe thông tin từ PHHS, thông báo lại những trường hợp HS có biểu hiện lệch lạc trong đạo đức. Từ đó rút ra nguyên nhân để có biện pháp giải quyết.
3.2.2. Xây dựng một mạng lưới cán bộ quản lý, chỉ đạo tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. trường với gia đình và xã hội.
Để thực hiện được nội dung, nhiệm vụ của các giải pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nêu trên thì cần phải xây dựng một mạng lưới tổ chức phối hợp.
Mục đích của việc xây dựng mạng lưới là: Trước hết sắp xếp được một đội ngũ CBQL và cộng tác viên hoạt động GDĐĐ trong và ngoài nhà trường phù hợp với mục tiêu, nội dung tổ chức GDĐĐ trong suốt năm học.
Ban tổ chức GDĐĐ có các thành phần của Ban Chấp hành Hội PHHS và đại diện chính quyền, các tổ chức XH, một số cơ quan chuyên môn như Phòng Thông tin – Văn hóa, Công an... và một số cá nhân, chuyên gia ....
- Cần xây dựng được một hệ thống các cộng tác viên cho các hoạt động để khi tổ chức mời họ tham gia (làm báo cáo viên, hướng dẫn viên, Ban giám khảo) thuyết trình, có thể họ là những cán bộ văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao, cựu chiến binh, những cựu HS thành đạt, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học, các nhà hoạt động chính trị.
Ban chỉ đạo và cộng tác viên QL GDĐĐ cho HS phải là những người (nhất là cán bộ ngoài nhà trường) cần có một số yêu cầu sau đây:
- Nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết, có uy tín.
- Có kỹ năng, năng lực tổ chức QL, vận động quần chúng.
- Có thời gian, có sức khỏe. - Gia đình phải nền nếp.
- Trong Ban chỉ đạo QL GDĐĐ cho HS (cần thiết là cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, thủ trưởng các tổ chức chuyên môn vì họ mới có đủ tư cách pháp nhân huy động nguồn lực XH).
Mô hình 3.1: Mô hình tổ chức của Ban quản lý GDĐĐ ở một trường học
3.2.3. Cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Cơ chế tổ chức giữa nhà trường với gia đình và toàn xã hội nhằm GDĐĐ cho HS thực chất là những cách thức tổ chức việc phối hợp, ai chỉ đạo, ai thực hiện để thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia, nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung đặt ra.
Ban QLGDĐĐ cho HS trường THCS Lương Bằng
(thành phần trong và ngoài nhà trường) Ban Giám hiệu
(Hiệu trưởng)
Ngoài nhà trƣờng
Ban GDĐĐ (cộng đồng dân cư + Hội PHHS + các Đoàn thể XH) Nhà trường là cố vấn Trong nhà trƣờng Hiệu phó (Hội đồng GD và các cộng tác viên XH) Các khối lớp Các lớp HS Các đoàn thể XH và gia đình
Cùng với việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy QL, điều hành công tác GDĐĐ cho HS, cần xây dựng một cơ chế để vận hành khi hoạt động, việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS là một đòi hỏi tất yếu và là trách nhiệm của toàn XH. Song nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo QL hoạt động toàn trường, chủ trì ở mỗi lớp sự phối hợp là GVCN lớp.
Xây dựng cơ chế QL phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội là xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả các thành viên tham gia vào hoạt động QL và hoạt động GDĐĐ cho HS ở trong và ngoài nhà trường.
Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình được thực hiện thông qua các hình thức thực hiện sau:
- Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình: Sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình có vai trò hết sức quan trọng, là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình. Trong suốt quá trình GD của cả một năm học, GVCN cần có kế hoạch định kỳ thông báo cho gia đình HS biết kết quả tu dưỡng đạo đức kết quả học tập và kết quả một số hoạt động khác của con em họ thông qua sổ liên lạc. Điều quan trọng là cùng với việc thông báo kết quả cần phải có những lời nhận xét, đánh giá toàn diện, phản ánh những tiến bộ, những ưu nhược điểm của từng HS và những kiến nghị cần thiết đối với gia đình. Những nhận xét đánh giá và kiến nghị phải cụ thể, tránh chung chung hời hợt. Cha mẹ HS sau khi xem xét sổ liên lạc cần ghi rõ ý kiến của mình về những kết quả phấn đấu của con cái cũng như về nhận xét đánh giá của GVCN. Chính sự thông báo trao đổi ý kiến qua lại như vậy sẽ giúp cho cả nhà trường với gia đình thường xuyên và kịp thời thu được những thông tin cần thiết về HS để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình để GDĐĐ cho HS.
Để đảm bảo tính khách quan, tính hiệu quả của sổ liên lạc, ngoài những yêu cầu đối với GVCN và PHHS thì cộng đồng dân cư cũng phải là một lực lượng chủ yếu tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của HS ở gia đình và cộng đồng. Đại diện của cộng đồng dân cư nơi gia đình HS sinh sống là người chuyển giao sổ liên lạc giữa GVCN lớp và gia đình mà không thông qua HS như hiện nay. Mặt khác cũng tăng
cường số lần sử dụng sổ liên lạc trong năm học, trong một kỳ học thay bằng chỉ có