9. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hạn chế giáo dục đạo đức
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những hiệu quả của GDĐĐ còn bị hạn chế để xảy ra những biểu hiện không lành mạnh ở HS về đạo đức, chúng tôi khảo sát 252 người gồm: cha mẹ HS, GV, CBQL, cán bộ cộng đồng dân cư với kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.9
Bảng 2.9: Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc GDĐĐ ở HS có hành vi lệch chuẩn.
STT Nội dung Kết quả
Số ý kiến
%
1. Người lớn chưa gương mẫu 93 36.9
2. Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 90 35.7 3. Chưa có giải pháp cụ thể để phối hợp giữa nhà
trường với gia đình và toàn xã hội
4. Gia đình và xã hội buông lỏng việc GDĐĐ 68 27 5. Điều hành pháp luật chưa nghiêm 66 26,2 6. Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ 63 25
7. Xã hội còn nhiều tiêu cực 59 23,4
8. Tâm, sinh lý lứa tuổi HS có nhiều thay đổi 53 21
9. Chưa có giải pháp GD phù hợp 47 18.9
10. QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chưa đồng bộ
50 20.2
11. Sự bùng nổ thông tin, phương tiện truyền thông 52 20.6
12. QL chưa đồng bộ 47 18,7
13. Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm đến GDĐĐ
43 17,1
14. Nội dung GD chưa thiết thực 39 15.5
15. Đời sống còn nhiều khó khăn 35 13.9
Kết quả điều tra ở bảng 2.9 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng đầu tiên là: Người lớn chưa gương mẫu, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa được chặt chẽ. Nhìn tổng thể có thể chia ra làm ba loại nguyên nhân chủ yếu sau:
- Loại 1: Bao gồm điều kiện của hoàn cảnh (nguyên nhân 1, 2, 7, 11, 14 và 15). - Loai 2: Những biến đổi tâm sinh lý trẻ em (nguyên nhân 8).
- Loại 3: Nguyên nhân thuộc về QL xã hội và QLXH ở các góc độ khác nhau (nguyên nhân 3, 4, 5, 6, 9, 10, 12, và 13). Đây là nguyên nhân rất quan trọng tác động tới hai nguyên nhân trên . Nếu QL phối hợp , thiết lập được các mối quan hệ từ gia đình , cô ̣ng đồng, nhà trường và xã hội hợp lý có thể phát huy mặt tích cực của các yếu tố khách quan, chủ quan hạn chế được các tác động tiêu cực và chuyển thành những tác động tích cực.
Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi còn tiến hành quan sát, trao đổi với CBQLGD, các ban ngành của cộng đồng dân cư, GVCN, cha mẹ HS, chúng ta có thể thấy một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Về phía thày – trò trong giáo dục nhà trường
+ Một bộ phận HS thiếu ước mơ, hoài bão, không xác định được mục đích học tập để ngày mai lập nghiệp, chỉ biết đòi hỏi quá nhiều ở gia đình và xã hội mà chưa ý thức được trách nhiệm ngược lại của mình. Một số HS khác thì do gặp những khó khăn về mặt kinh tế, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, cha mẹ không làm gương cho con cái, không nhận được sự quan tâm kịp thời của người thân, của xã hội, dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức, có thái độ bất cần đời, mất niềm tin và ý chí dẫn đến những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
+ Còn một bộ phận HS không tiếp thu kịp kiến thức của các môn học nên chán học, bỏ giờ, bỏ tiết dẫn đến chơi bời hư hỏng như cờ bạc, rượu chè, điện tử, đánh nhau, nghiện hút...
+ Cũng phải kể đến một số thày, cô giáo chưa mang hết nhiệt huyết phục vụ cho GD, đội ngũ cán bộ QL chưa có những biện pháp tích cực và đồng bộ.
+ Những điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể còn nhiều khó khăn.
+ Các hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường cũng chưa giúp cho HS nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, về tình yêu quê hương, đất nước, lối sống lành mạnh. Thực tế cho thấy rằng những hoạt động được tổ chức trong nhà trường chỉ mang tính chất hình thức, chưa sinh động, chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn, thu hút HS và chưa có tác dụng GD, chưa uốn nắn được sự lệch lạc của các em.
- Về xã hội:
+ Do nhiều tác động của xã hội, hệ thống giá trị đã có những thay đổi. Điều đó đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuẩn mực giá trị đạo đức của HS. Việc GDĐĐ cho HS của nhà trường và gia đình gặp không ít khó khăn.
+ Xã hội còn nhiều tiêu cực như tham nhũng, ma túy, mại dâm, buôn bán đồ quốc cấm, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực ngoài XH... nhưng không được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh đã ảnh hưởng không nhỏ đến GDĐĐ trong nhà trường làm mất niềm tin trong giới trẻ. Mặt khác, trong xã hội có sự phân cấp giàu nghèo một cách sâu sắc, làm cho các em có những suy nghĩ khác nhau, những HS trong các gia đình khá giả thì sống theo các bậc đàn anh, tự kiêu, tự đại, xem thường pháp luật, những HS trong hoàn cảnh khó khăn thì tự ti, mặc cảm vì thế các em dễ có những hành vi sai trái, bất cần đời.
+ Xã hội chưa quan tâm đúng mức tới việc quản lý GDĐĐ. Xã hội chưa có biện pháp quản lý phối hợp các LLXH, xây dựng môi trường XH lành mạnh, tạo ra những kẽ hở cho những tiêu cực tác động vào thế hệ trẻ.
- Về gia đình:
Gia đình là cái nôi, là chỗ dựa vững chắc và là môi trường sống gần gũi nhất của các em. Nhưng trên thực tế không phải gia đình nào cũng được êm ấm, hạnh phúc, sum họp mà có nhiều gia đình gặp những bất trắc, trở ngại thiếu sự thuận hòa. Trong cách GD con cái không phải gia đình nào cũng có được phương pháp GD phù hợp cho từng lứa tuổi. Có gia đình thì quá nghiêm khắc, lại có gia đình thì quá nuông chiều con, hoặc thiếu sự quan tâm, chăm sóc GD.
Gia đình là một trong ba LLGD, đồng thời cũng là môi trường sống của các em. Việc sống mẫu mực trong nhân cách của bố mẹ để con cái học tập cho nên người là cần thiết. Đối với những gia đình bị nền kinh tế thị trường xâm nhập quá sâu, chi phối những giá trị chuẩn mực, có những biểu hiện tiêu cực, những mánh khóe, tiểu xảo trong thương trường sẽ ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của các em. Thực tế cho thấy rằng phần lớn HS hư hỏng đều xuất phát từ những gia đình không hòa thuận, thiếu hạnh phúc, không quan tâm đến con cái hoặc không có biện pháp GD đúng hướng.
Để tìm hiểu thêm về sự quan tâm của gia đình đối với con cái chúng tôi đã làm phiếu thăm dò 156 PHHS và có kết quả như sau.
Bảng 2.10: Mối quan hệ và sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái
STT Mức độ quan tâm Số ý
kiến
Tỷ lệ (%)
1 Thân thiện, cởi mở và quan tâm đến con cái 106 67.9
2 Thỉnh thoảng mới quan tâm 36 23.1
3 Không có thời gian quan tâm 9 5.8
4 Để con tự do 5 3.2
Qua bảng thống kê trên với kết quả khảo sát của ta thấy đại đa số các bậc phụ huynh quan tâm đến con cái, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận phụ huynh, những bậc làm cha, làm mẹ ít quan tâm hoặc không có thời gian quan tâm đến những đứa con của mình. Như vậy vô hình chung họ đã trút thêm gánh nặng cho nhà trường và cho ngành GD.
2.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.4.1. Thực trạng quản lý nội dung về giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở. học cơ sở.
Để có cơ sở đánh giá về thực trạng thực hiện nội dung phối hợp của các LLGD trong việc GDĐĐ cho HS THCS chúng tôi khảo sát 41 giáo viên, 156 PHHS và đã thu được kết quả như sau (bảng 2.11).
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý những nội dung GDĐĐ cho HS
STT Thực hiện nội dung phối hợp của các lực lƣợng giáo dục
Số ý kiến
GV PHHS
SL % SL %
1 GD động cơ thái độ học tập 39 95.1 142 91 2 GD chấp hành nội quy, luật pháp 36 87.8 134 86
3 Xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt 28 68.3 101 64.7 4 GD truyền thống và lịch sử địa phương 22 53.7 79 50.6 5 Tổ chức hoạt động chính trị ở địa phương 16 39 64 41 6 Theo dõi, đánh giá thực hiện hành vi đạo
đức của HS
31 75.6 121 77.6
7 Nêu tên người tốt, việc tốt 37 90 138 88.5 8 GD HS hư, HS cá biệt 33 80.5 139 89.1 9 Trao đổi thông tin hai chiều 30 73.2 110 70.5 10 Huy động kinh phí hỗ trợ hoạt động GD 8 19.5 33 21.2
Từ việc tổng hợp số liệu trên cho thấy những nội dung có được từ sự phối hợp tốt giữa nhà trường với gia đình và xã hội đó là: Nội dung GD HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn đạt 95.1% và xếp thứ nhất. Đây là nội dung quan trọng nhất được nhà trường với gia đình và xã hội quan tâm tuyên truyền, nhắc nhở, chỉ bảo kĩ lưỡng nhằm GD HS để xác định được mục đích học tập và rèn luyện vì tương lai, hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội. Tiếp theo là nội dung xây dựng điển hình người tốt việc tốt đạt 90% và xếp thứ 2.
Việc GD HS chấp hành nội quy của nhà trường và luật pháp cũng có sự phối hợp tốt giữa nhà trường với gia đình và xã hội và nội dung này được đánh giá 87.8% xếp thứ 3. Đây cũng là nội dung quan trọng nhằm xây dựng và rèn luyện cho HS có ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức, của xã hội, xây dựng lối sống trật tự, kỷ cương không vi phạm đến lợi ích chung của xã hội và của người khác. Cùng với đó, những nội dung đã có sự phối hợp tốt đó là: tập trung GD HS hư, HS cá biệt, trong thực tế GD HS hư, HS cá biệt là rất khó khăn, vất vả đối với GVCN lớp, đặc biệt là đối với giáo viên trẻ, mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm nên khả năng thuyết phục sẽ bị hạn chế, hơn nữa HS cá biệt lại muốn thể hiện cá tính “bướng bỉnh” của mình, nên giáo
trường chỉ đạo tổ chức Đoàn, Đội kết hợp với GVCN, gia đình, công an, tổ chức Đoàn tại nơi cư trú và các đơn vị hữu quan tập trung theo dõi, phát hiện và chỉ ra chính xác những hành vi sai phạm của HS. Đồng thời sử dụng đồng bộ các biện pháp thuyết phục, đấu tranh, kỷ luật, thử thách rèn luyện, khích lệ, động viên để GD đối tượng HS hư, HS cá biệt. Thông qua sự phối hợp giữa các LLGD đã mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác GDĐĐ của HS. Tuy nhiên chúng ta thấy những nội dung được đánh giá là phối hợp tốt đều do chính các LLGD trong nhà trường chủ động thực hiện mà chưa có sự tham gia nhiều của gia đình và xã hội vào việc phối hợp này.
Ta có thể nêu ra một số nội dung chưa được phối hợp tốt như: Chưa xây dựng được nề nếp học tập và sinh hoạt, chưa có sự thống nhất và kết hợp tốt giữa nhà trường với gia đình. Việc GD truyền thống quê hương, đất nước, truyền thống lịch sử, văn hóa đó là những nội dung cần thiết nhưng cũng chưa được thực hiện tốt. Từ đây đặt ra vấn đề nhà trường phải có sự tích cực và chủ động hơn nữa để xây dựng kế hoạch, chủ động bàn biện pháp với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương để làm tốt công tác GDĐĐ cho HS trong các đợt sinh hoạt chính trị, xã hội ở địa phương, nâng cao hiểu biết và giác ngộ chính trị, xã hội cho các em HS và giúp các em dễ hòa nhập với cuộc sống xã hội, dễ hòa nhập với môi trường học tập ở bậc học cao hơn khi mà các em kết thúc chương trình học tập, rèn luyện ở trường THCS. Việc trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường - gia đình, nhà trường - xã hội còn yếu. Việc huy động kinh phí hỗ trợ hoạt động GD hầu như chưa được đặt ra.
2.4.2. Thực trạng về cách thức phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở.
Để nghiên cứu thực trạng sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chúng tôi đã tiến hành điều tra ở cả ba đối tượng trên một số nội dung sau:
- Cách thức và biện pháp của sự phối hợp. - Tần suất và hiệu quả của sự phối hợp. Sau đây là kết quả điều tra các nội dung trên:
2.4.2.1. Thực trạng cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thực tế cho thấy rằng sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình thường hướng vào nhiều nội dung khác nhau, nhưng các nội dung chủ yếu vẫn xoay quanh việc học tập của HS. Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình chưa đi vào chiều sâu, ảnh hưởng của nhà trường, của GVCN đối với HS còn hạn chế, sự phối hợp trên mang tính chất một chiều.
* Nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình:
Kết quả điều tra nhận thức của chủ thể GD về nội dung của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình được thể hiện ở bảng 2.12
Bảng 2.12: Nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình (số liệu khảo sát 156 PHHS và 41 GV)
TT Nội dung kết hợp PHHS
(%)
GV (%)
1 Nắm tình hình học tập của con ở trường 71 85 2 Trao đổi về ưu nhược điểm của trẻ ở nhà 21,5 32,5 3 Trao đổi về tư cách đạo đức của con ở trường 47 17,5 4 Bàn về phối hợp GD giữa gia đình và nhà trường 75,5 62,5 5 Thông báo chủ trương kế hoạch công tác của nhà trường 60,5 87,5
6 Bàn về xây dựng cơ sở vật chất 51 40
7 Trao đổi về các quan hệ của con ở nhà trường và ở trường 42 37,5 8 Nhà trường bồi dưỡng kiến thức về GD cho PHHS 0 75,5
9 Xin dạy thêm học thêm 63 75
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.12 ta thấy:
- Nội dung kết hợp còn nghèo nàn đơn điệu. Những nội dung liên quan đến GDĐĐ chưa được chú ý đúng mức như trao đổi hành vi của HS khi ở trường, trao đổi về ưu nhược điểm của HS khi ở nhà...
- Nội dung nhà trường bồi dưỡng kiến thức cho cha mẹ HS hầu như chưa được đề cập đến.
* Cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc GDĐĐ cho HS THCS.
Bảng 2.13: Thực trạng cách thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình
STT Hình thức phối hợp Ý kiến đánh giá
Tỉ lệ %
1 Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội PHHS
169 85.8
2 Nhà trường phổ biến cho PHHS nội dung biện pháp GDĐĐ
143 72.6
3 Gia đình ký cam kết cùng nhà trường GD không để con em hư
197 100
4 Thống nhất cách trao đổi thông tin giữa GVCN lớp và gia đình (Sổ liên lạc, điện thoại...)
137 69.5
5 Duy trì chế độ hội họp đúng kỳ 192 97.5
6 GVCN thăm hỏi gia đình HS 118 59.9
7 Tổ chức cho HS tham quan, lao động 108 54.8
8 Khen thưởng HS 167 84.8
9 GD HS cá biệt, HS vi phạm đạo đức, pháp luật 167 84.8 10 Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động ngoại khóa 79 40.1
Qua bảng thống kê cho thấy trong cách thức thực hiện phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS thì cách thức thực hiện có hiệu quả đó là tổ chức ký cam kết trách nhiệm GD không để HS hư đạt 100% xếp thứ 1; tiếp theo là duy trì chế