- Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí marketing, chi phí bán hàng khác Dự kiến khi đi vào hoạt động chi phí bán hàng hàng năm
PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN
Đơn vị: nghìn đồng.
STT Khoản mục Năm Xây dựng Năm hoạt động
0 1 2 3 4 I Dòng tiền vào 12,500,000 34,845,525 41,035,191 45,849,375 45,849,375 55,907,402 1.1 Doanh thu 34,845,525 41,035,191 45,849,375 45,849,375 45,849,375 1.2 Hoàn thuế GTGT 1.3 Vốn vay NHTM 12,500,000 1.4 Giá trị thanh lý dự án 10,058,027 II Dòng tiền ra 19,635,560 34,064,784 37,854,444 41,526,707 41,621,385 50,621,385
2.1 Chi phí đầu tư 19,635,560
2.2 Chi phí hoạt động 27,917,272 31,406,931 35,198,553 35,824,790 35,824,790
Chi phí thuê đất 359100 359100 359100 359100
2.3 Thuế TNDN 663,412 1,463,413 1,844,054 1,812,495 1,937,495
2.4 Trả gốc tiền vay 3,125,000 3,125,000 3,125,000 3,125,000 12,500,000
2.5 Trả lãi tiền vay 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000
III Cân đối dòng tiền (I - II) (7,135,560) 780,741 3,180,746 4,322,668 4,227,990 5,286,017IV Luỹ kế cân đối dòng tiền (7,135,560) (6,354,819) (3,174,072) 1,148,596 5,376,586 10,662,603 IV Luỹ kế cân đối dòng tiền (7,135,560) (6,354,819) (3,174,072) 1,148,596 5,376,586 10,662,603
Chiết khấu dòng tiền (7,135,560) 678,906 2,405,101 2,842,225 2,417,367 2,628,085 Lũy kế chiết khấu dòng tiền (7,135,560) (6,456,654) (4,051,553) (1,209,329) 1,208,039 3,836,123
1 Lãi suất chiết khấu 15%
2 NPV VND 3,335,759
3 IRR 31%
d. Phân tích độ nhạy của dự án
Các chỉ tiêu đánh giá cho thấy Dự án là khả thi và mang lại hiệu quả cao về mặt tài chính. Trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất, các yếu tố rủi ro như phát sinh tăng vốn đầu tư dự án, tăng các chi phí sản xuất, nguyên liệu đầu vào, giảm giá bán sản phẩm…có thể tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án.
o Rủi ro về tăng vốn đầu tư dự án: tổng mức đầu tư của dự án có thể phát sinh tăng 15% dự án vẫn đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như sau:
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
NPV 448,020 1,000 đồng
IRR 16.91% %
o Rủi ro về tăng các chi phí đầu vào: toàn bộ các chi phí sản xuất đầu vào như nguyên vật liệu, vật liệu làm khuôn, nhiên liệu… phục vụ sản xuất của Dự án có thể tăng 3%, Dự án vẫn đảm bảo khả thi với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như sau:
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
NPV 535,874 1,000 đồng
IRR 18.81% %
o Rủi ro về giảm giá bán sản phẩm: Giá bán sản phẩm đúc bình quân của Dự án có thể giảm 2% so với giá bán cơ sở, dự án vẫn đảm bảo khả thi với chỉ tiêu hiệu quả tài chính như sau:
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
NPV 173,152 1,000 đồng
IRR 16.06% %
o Rủi ro về việc đồng thời tăng chi phí đầu vào và giảm giá bán sản phẩm: Dự án vẫn khả thi về mặt tài chính khi giá bán sản phẩm giảm 1% so với giá bán cơ sở và chi phí sản xuất đầu vào tăng lên 1%, với các chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
NPV 444,981 1,000 đồng
IRR 17.70% %
Nhận xét của CBTĐ: Như vậy, Dự án đầu tư 01 Nhà xưởng và văn phòng, công trình phụ trợ thuộc Nhà máy Cơ khí Đúc Tiến Đạt – Giai đoạn I, công suất 2,475 tấn sản phẩm đúc/năm của Công ty Cổ phần Cơ khí Đúc Tiến Đạt mang lại
hiệu quả cao về mặt tài chính và có độ an toàn trước những tác động của các yếu tố biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua đánh giá có thể thấy tình hình kinh doanh của Nhà máy khá nhạy cảm trước những biến động về giá bán sản phẩm và biến động các chi phí đầu vào, tuy nhiên khả năng giảm giá bán sản phẩm của nhà máy là khó xảy ra do giá bán trong quá trình thẩm định dự án đã là thấp hơn nhiều giá bán thực tế bình quân của Công ty, và trong thời gian tới với nhu cầu của thị trường tăng mạnh Công ty đang có kế hoạch tăng giá sản phẩm. Các nguyên vật liệu đầu vào hầu hết là các nguyên liệu sẵn có trên thị trường, Công ty có thể chủ động được nguồn nguyên liệu và khi có biến động giá cả đầu vào, Công ty sẽ có chính sách điều chỉnh giá bán hợp lý. Ngoài ra, thời gian đánh giá dự án chỉ kéo dài trong vòng 05 năm trong khi thời gian thực hiện thực tế của dự án kéo dài trên 15 năm, vì vậy nếu đánh hiệu quả dự án trong toàn bộ thời gian thực tế các chỉ tiêu tài chính chắc chắn sẽ còn cao hơn.
Ý kiến của sinh viên: Cán bộ thẩm định đã tính toán đầy đủ các chỉ tiêu điểm hòa vốn như doanh thu hòa vốn, sản lượng hòa vốn và các chỉ tiêu hiệu quả của dự án như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn.Ngoài ra ở phần này cán bộ thẩm định còn tiến hành phân tích độ nhạy khi có các yếu tố thay đổi như:tăng vốn đầu tư, tăng chi phí, giảm giá bán … để tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Tóm lại phân tích của cán bộ thẩm định ở phần này rất đầy đủ, chi tiết.
2.6.3.6. Thẩm định rủi ro dự án và kế hoạch kiểm soát khoản vay a. Đánh giá rủi ro
a.1. Rủi ro về thị trường:
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nước ta trong giai đoạn tới sẽ có bước phát triển mạnh và đồng bộ trên mọi lĩnh vực, sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí. Các nhà máy, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị luôn cần có những chi tiết, phụ tùng thiết bị sẵn sàng thay thế, sửa chữa để đảm bảo quá trình vận hành diễn ra ổn định và không bị gián đoạn, vì vậy nhu cầu về các sản phẩm cơ khí đúc chính xác là rất lớn và thường xuyên. Hiện tại, các nhà máy sản xuất và các làng nghề đúc chủ yếu sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết kế kém cho ra các sản phẩm đúc có chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu thị trường, các sản phẩm đúc vẫn chủ yếu được nhập khẩu. Vì vậy, việc xây dựng nhà máy đúc Tiến Đạt với dây chuyền thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ lành nghề, đảm bảo cho ra
các sản phẩm có chất lượng tốt, có giá thành thấp hơn so với hàng nhập khẩu là rất cần thiết. Rủi ro thấp.
a.2. Rủi ro về nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án:
Quy mô đầu tư Dự án ở mức độ vừa đòi hỏi nguồn vốn đầu tư không lớn. Các thành viên góp vốn vào Công ty đều có nguồn tài chính mạnh, ổn định, sở hữu tài sản có giá trị và đang tham gia các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, vì vậy có đủ khả năng góp số vốn đã cam kết. Dự án đã hoàn thành xong các thủ tục pháp lý và đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu cho các hạng mục thi công và cung cấp thiết bị. Hiện tại, mặt bằng nhà máy tại Khu Công nghiệp đã sẵn sàng phục vụ cho hoạt động thi công xây dựng. Với kinh nghiệm đã triển khai các nhà máy sản xuất sản phẩm đúc của ban lãnh đạo Công ty, khả năng đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đề ra của Dự án là khả thi. Rủi ro trung bình.
a.3. Rủi ro về giá bán và các yếu tố đầu vào của Dự án:
Nguyên liệu chính cung cấp cho Nhà máy chủ yếu là phôi thép và thép phế liệu. Với lượng cung đang vượt cầu của thị trường thép trong nước, việc đáp ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của Công ty là tương đối dồi dào. Giá thép trong nước thường biến động mạnh về giá trong thời gian gần đây, ảnh hưởng đến các chi phí đầu vào của Công ty. Tuy nhiên, các sản phẩm đúc của Nhà máy có hàm lượng chất xám khá cao và yếu tố thiết kế để tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm. Với dây chuyền sản xuất sản phẩm đúc hiện đại, có thể hoạt động với hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên liệu và các chi phí đầu vào, đặc biệt đội ngũ ban lãnh đạo Công ty là những người có trình độ cao, am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đúc có thể thiết kế và tạo ra các sản phẩm có độ phức tạp cao, chất lượng tốt. Với nhu cầu của thị trường là rất lớn, Công ty có thể chủ động áp giá sản phẩm cho hợp lý với tình hình thị trường nhưng vẫn đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm. Rủi ro thấp.
a.4. Rủi ro về công nghệ:
Dây chuyền thiết bị của Nhà máy được chọn lọc lựa chọn kết hợp giữa các dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất trong nước, Trung Quốc và với các thiết bị chính từ các nước phát triển nên vẫn đảm bảo tính tiên tiến, đồng bộ và hiện đại, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo giảm bớt tỷ suất đầu tư của Nhà máy. Các thiết bị, máy móc thông dụng, không có phức tạp cao thường
được nhập từ Trung Quốc. Còn đối với các thiết bị, công nghệ có yêu cầu phức tạp, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt hoặc có độ chính xác cao được Công ty chọn có xuất xứ từ các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Đài Loan... Rủi ro trung bình.
a.5. Rủi ro về hoạt động kinh doanh (Business Activity Risk):
Công ty Cổ phần Cơ khí Đúc Tiến Đạt mặc dù đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản Nhà máy và chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên với chất lượng sản phẩm, uy tín và hệ thống khách hàng đã được tạo lập từ trước bởi các doanh nghiệp trong lĩnh vực đúc do các thành viên góp vốn Công ty giữ chức vụ quản lý, Công ty đã ký được các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các đối tác với khối lượng khá lớn và nhận được khá nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng.
Rủi ro thấp.
a.6. Rủi ro về quản lý (Management Risk):
Đội ngũ Ban lãnh đạo cũng như các thành viên góp vốn Công ty đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực quản lý, có kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm đúc. Ông Nguyễn Thành Đạt – Giám đốc Công ty là người đã kinh doanh nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm đúc, am hiểu thị trường và có khả năng nghiên cứu thiết kế chế tạo các sản phẩm đúc có độ phức tạp cao. Mức
độ rủi ro thấp.
a.7. Rủi ro về tài chính (Financial Performance Risk):
Các thành viên góp vốn của Công ty đều có tình hình tài chính ổn định, sở hữu nhiều tài sản có giá trị, có thu nhập cao và ổn định từ các doanh nghiệp khác. Mức độ
rủi ro về tài chính của Công ty là trung bình.
a.8. Rủi ro về khả năng hoàn trả (Repayment Capability Risk):
Khi đến hạn trả nợ, công ty chưa có đủ tiền để thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên với hoạt động kinh doanh của Công ty được đánh giá là khả thi, và theo phân tích hiệu quả tài chính dự án, Công ty đủ khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho Ngân hàng.
Các thành viên góp vốn của Công ty đều có tình hình tài chính tốt và đang giữ chức vụ quản lý kinh doanh trong nhiều lĩnh vực vì vậy đủ khả năng trả lãi cho khoản vay tài trợ dự án trong thời gian xây dựng cơ bản Nhà máy.
a.9. Rủi ro về Ngoại hối (Foreign Exchange Risk):
Trong giai đoạn đầu tư, dây chuyền thiết bị của Công ty được nhập từ nước ngoài được thanh toán bằng đồng USD. Vì vậy, khi có những biến động tỷ giá có
thể gây thiệt hại cho Công ty, tuy nhiên Công ty đã dự trù các khoản chi phí phát sinh từ ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Rủi ro trung bình.
Khi nhà máy đi vào hoạt động, các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu được mua từ các nhà cung cấp trong nước và các sản phẩm đúc sản xuất ra có thể xuất khẩu qua thị trường nước ngoài, tuy nhiên ảnh hưởng từ việc rủi ro biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh của công ty là không lớn. Rủi ro thấp.
Nhận xét của CBTĐ: Qua phân tích các rủi ro nói trên thì trong ngắn hạn Công ty chưa có các dấu hiệu về rủi ro lớn. Sau khi nhà máy đi vào hoạt động tiềm năng phát triển của nhà máy là rất lớn.
Ý kiến của sinh viên: Khi tiến hành thẩm định các yếu tố rủi ro của dự án, cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp dự báo. Tuy nhiên những dự báo trên đều dựa trên các căn cứ kinh tế kỹ thuật của ngành, vùng một cách khách quan, khoa học. Do đó việc đánh giá mức độ rủi ro trong ngắn hạn của công ty là thấp của cán bộ thẩm định là khá hợp lý.
b. Kế hoạch kiểm soát khoản vay
Từ các rủi ro đã đánh giá ở trên, cán bộ thẩm định đã đưa ra kế hoạch kiểm soát khoản vay như sau
Bảng 2.17: Kế hoạch kiểm soát các khoản vay dự án nhà máy đúc Tiến Đạt
Nội dung kiểm tra Chu kỳ Mốc cần theo dõi Hành động tiếp theo
Mục đích sử dụng vốn vay
3 tháng Kể từ ngày giải ngân món vay
Tiến hành các biện pháp thu hồi nợ trước hạn trong trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích.
Tình hình hoạt động kinh doanh (xu hướng tăng giảm)
6 tháng Theo dõi tình hình kinh doanh thực tế của công ty. Phối hợp cùng khách hàng giải quyết, xử lý trong trường hợp khó khăn
( Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án vay vốn của công ty cố phần đúc Tiến Đạt)