- Thuyết minh báo cáo tài chính
2.5.1. Thẩm định khách hàng vay vốn
Khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá các vấn đề sau
2.5.1.1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng
Khách hàng để được chấp nhận cho vay vốn cần phải có đầy đủ tư cách, năng lực pháp lý theo đúng quy định của pháp luật. Để chứng minh tư cách pháp lý của mình thì trong hồ sơ vay vốn cần phải có đầy đủ hồ sơ theo đúng yêu cầu của ngân hàng. Các loại hồ sơ pháp lý này đã được quy định cụ thể trong quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng được NHNN Việt Nam và ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex ban hành và đang có hiệu lực thi hành. Cán bộ thẩm định khi xem xét năng lực pháp lý của khách hàng đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và xem xét các vấn đề sau:
- Trụ sở l/việc của KH vay vốn có được đóng tại địa bàn tỉnh TP đang vay vốn hay không?
- Đối với những KH là pháp nhân thì CBTĐ cần xem xét xem liệu KH vay vốn có đầy đủ tư cách, n/lực pháp luật dân sự hay không?
- KH là DN: khi tiến hành thẩm định, CBTĐ cần kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của DN.
+ Đối với DNNN cần phải có q/định thành lập DN
+ Đối với các DN ngoài nhà nước cần phải đăng ký kinh doanh và hoạt động theo luật DN, khi tiến hành đ/tư cần có giấy phép đ/tư và thực hiện theo luật đ/tư.
+ Đối với các DN liên doanh cần phải có q/định đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong HĐ liên doanh.
Ngoài ra CBTĐ cần xem xét đến tính pháp lý đối với các quyết định bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt trong DN như TGĐ, giám đốc, kế toán trưởng…
2.5.1.2. Thẩm định năng lực tổ chức quản lý và điều hành của khách hàng
Khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định cần chú ý tới các vấn đề sau: - Quá trình hình thành và p/triển của DN
- Các sự kiện đáng chú ý hay những bước ngoặt lớn mà DN đã trải qua như thay đổi thay đổi người đại diện hoặc thay đổi các chức vụ chủ chốt của c/ty, nâng cấp hay chuyển đổi trụ sở của c/ty, tăng hay giảm vốn điều lệ…
- Những khó khăn, thuận lợi mà c/ty đã gặp phải trong quá trình h/động của mình
- Uy tín và tên tuổi của công ty trên TT như: KH chiến lược của DN là công ty hay tổ chức nào, ở đâu, quy mô ntn, mqh kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp có bền vững không? SP doanh nghiệp sx ra chiếm thị phần bao nhiêu so với các đối thủ cạnh tranh h/động trong cùng l/vực và h/động sx kinh doanh của DN có ổn định không?
- Đánh giá về đội ngũ lãnh đạo của DN: tiểu sử bản thân, hoàn cảnh và xuất thân g/đình, trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng l/việc…
2.5.1.3. Thẩm định tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng Thẩm định tình hình kinh doanh và năng lực tài chính sẽ giúp cho ngân hàng có thể đánh giá được chi tiết về khả năng của khách hàng xem khách hàng có đủ năng lực để đầu tư dự án hay không, có đảm bảo bỏ vốn đầy đủ và theo đúng tiến độ của dự án hay không. Đồng thời nó cũng giúp ngân hàng có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng. Khi tiến hành thẩm định tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá. Căn cứ vào các bản báo cáo tài chính hàng năm mà khách hàng cung cấp đồng thời phải kết hợp với các thông tin từ hệ thống dữ liệu của ngân hàng và các nguồn thông tin tự điều tra thu thập khác cán bộ thẩm định phân tích các nội dung:
Thứ nhất: Khi tiến hành thẩm định tình hình kinh doanh của khách hàng, cán bộ thẩm định cần xem xét đến các vấn đề sau:
Xem xét các sp, dịch vụ chủ yếu của c/ty và các đặc điểm chủ yếu của các sp, dịch vụ này.
Xem xét và đánh giá các yếu tố liên quan đến TT đầu vào: Đánh giá quá trình sx hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Đánh giá các yếu tố liên quan đến TT đầu ra Đánh giá khả năng c/tranh của DN
Đánh giá chiến lược, định hướng KD của DN
Thứ hai: Khi đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định đánh giá thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau:
+ Các chỉ tiêu về k/năng thanh toán: Các chỉ tiêu này phản ánh được một phần tình hình tài chính của DN. Theo đó một DN được đánh giá là có tình hình tài chính khả quan khi DN đó có khả năng thanh toán cao và ngược lại. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán này bao gồm:
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là tốt nếu tài sản lưu động chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Nếu một doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn do đó cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư hoặc cho vay đối với những doanh nghiệp như vậy.
Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể xem xét thêm một số chỉ tiêu khác như: vốn lưu động ròng, hệ số tài sản cố định, hệ số thích ứng dài hạn….
+ Các chỉ tiêu về tự chủ tài chính
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = (Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu)*100%
Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = (Tổng nợ / Tổng tài sản)*100%
Tỷ số này cho chúng ta biết được có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Từ đó biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Ngược lại, tỷ số này mà quá cao chứng tỏ doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Chỉ số này cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay. Tỷ số này nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Ngoài ra cán bộ thẩm định có thể phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính khác như: hệ số khai thác tài sản, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh …để thông qua đó có thể làm rõ thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ việc phân tích các chỉ tiêu trên cán bộ thẩm định sẽ có thể đưa ra được những nhận xét về khả năng tài chính của khách hàng tại thời điểm vay vốn để từ đó làm cơ sở để sau này có ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn hay không.
Ví dụ minh họa
Đối với việc thẩm định khách hàng vay vốn của dự án “ Đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng trụ sở làm việc tại 58 Bạch Mai – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội” của công ty cổ phần Thương mại Quốc Tế Đại Long Audio
Giới thiệu khách hàng
- Tên khách hàng: Công ty cổ phần TM Quốc Tế Đại Long Audio
- Đăng ký kinh doanh số 0102056894 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 23/11/2006 thay đổi lần thứ 4, ngày 05 tháng 04 năm 2011
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Địa chỉ trụ sở chính (theo ĐKKD): 58 Bạch Mai – Hai Bà Trưng - Hà Nội - Địa chỉ giao dịch (với PG Bank): 58 Bạch Mai – Hai Bà Trưng - Hà Nội - Đại diện vay vốn theo pháp luật: Ông Trần Tuấn Long ( Tổng giám đốc công ty)
- Vốn điều lệ thực góp đến 30/09/2011: 1,000,000,000 VNĐ
- Vốn chủ SH đến 30/09/2011: 14,315,446,810 VNĐ
- Ngành nghề kinh doanh chính (Chi tiết theo ĐKKD kèm theo tờ trình này): Mua bán các thiết bị âm thanh, linh kiện điện tử cao cấp
Bằng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu, cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét đánh giá hồ sơ pháp lý cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng như sau:
- Quyết định số 178/ QĐ – UBND ngày11/2/1992 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Công ty cổ phần TM Quốc Tế Đại Long Audio
- Đăng ký kinh doanh số 0102078245 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 23/11/2006 thay đổi lần thứ 4, ngày 05 tháng 04 năm 2011
- Quyết định số 06/QĐ – HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm tổng giám đốc Công ty cổ phần TM Quốc Tế Đại Long Audio