Phương pháp phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex – chi nhánh Hà Nội (Trang 30 - 31)

- Thuyết minh báo cáo tài chính

2.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy

Theo phương pháp này, khi tiến hành thẩm dịnh dự án, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành cho các yếu tố ảnh hưởng thay đổi theo tỷ lệ nhất định để từ đó đánh giá lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Nếu các chỉ tiêu này vẫn đạt được hiệu quả thì

dự án được đánh giá là có tính khả thi và sẽ là cơ sở để ngân hàng có thể quyết định cho vay vốn đối với dự án. Các yếu tố thường được phân tích thông thường là doanh thu và chi phí của dự án.

Ví dụ như khi phân tích độ nhạy của một dự án, cán bộ đã cho doanh thu và chi phí thay đổi từ đó tính lại chỉ tiêu NPV của dự án như sau

Bảng 2.1: Phân tích độ nhạy dự án xây dựng khách sạn Sunflower

NPV = 6,564.30 Khả năng tăng giảm doanh thu

-5.0% -10.00% -15.00% 5.00% 10.0% 15.00%Khả Khả năn g tăng giả m chi phí -5% 6,747.47 5,301.20 3,854.93 9,640.00 11,086.27 12,532.54 -10% 8,322.23 6,821.29 5,320.36 11,324.11 12,825.05 14,325.99 -15% 9,897.00 8,341.39 6,785.78 13,008.22 14,563.82 16,119.43 5% 3,597.93 2,261.00 924.07 6,271.79 7,608.72 8,945.64 10% 2,023.16 740.91 (541.35) 4,587.68 5,869.94 7,152.20 15% 448.40 (779.19) (2,006.78) 2,903.57 4,131.16 5,358.75

(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án của công ty TNHH Hồng Ngọc)

NPV của dự án vẫn dương trong điều kiện tổng doanh thu giảm 10% và tổng chi phí hoạt động tăng10%. NPV chỉ bắt đầu âm khi tổng doanh thu giảm 15% và tổng chi phí hoạt động tăng 10%.

Ý kiến của sinh viên: Như vậy với phương pháp phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định có thể đánh giá được trong trường hợp nào dự án sẽ không còn hiệu quả nữa để có thể cân nhắc phương án cho vay tốt nhất đối với dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex – chi nhánh Hà Nội (Trang 30 - 31)