Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng và ý định quay lại của du khách nga đối với thành phố nha trang (Trang 50 - 145)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Mô tả mẫu nghiên cứu

3.2.1. Thu thập dữ liệu

Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành khảo sát những du khách Nga đi du lịch ở Nha Trang từ ngày 01 tháng 04 năm 2014 đến ngày 15 tháng 05 năm 2014. Mẫu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tác giả đã phát tận tay 300 bảng câu hỏi đến các du khách Nga đang đi du lịch tại Nha Trang. Sau khi về làm sạch và mã hóa thu được 277 mẫu hợp lệ.

3.2.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 3.2.2.1. Về độ tuổi 3.2.2.1. Về độ tuổi

Bảng 3.1: Phân bổ mẫu theo độ tuổi

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 18 tuổi 20 7.2 Từ 18 tuổi đến 23 tuổi 24 8.7 Từ 24 tuổi đến 35 tuổi 77 27.8 Từ 36 tuổi đến 39 tuổi 58 20.9 Từ 40 tuổi đến 55 tuổi 65 23.5 Trên 55 tuổi 33 11.9 Tổng 277 100.0

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

Qua thống kê tuổi tác của du khách, có thể thấy độ tuổi đi du lịch từ 24 tuổi đến 55 tuổi chiếm đa số, các du khách từ 23 tuổi trở xuống và trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ không nhiều, đặc biệt du khách dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối thấp (7.2%).

3.2.2.2. Về giới tính

Trong tổng số 277 mẫu nghiên cứu, có 114 du khách là nam, chiếm 41.2%; 163 du khách là nữ, chiếm 58.8% (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo giới tính

Giới tính Tần số Tỷ lệ (%)

Nam 114 41.2

Nữ 163 58.8

Tổng 277 100.0

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

3.2.2.3. Về tình trạng hôn nhân

Trong mẫu nghiên cứu có 91 du khách độc thân (chiếm 32.9%); 161 du khách đã lập gia đình (chiếm 58.1%) và 25 du khách trong trường hợp khác như ly thân, ly hôn,… (chiếm 9%).

Bảng 3.3: Phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhân Tình trạng Tần số Tỷ lệ (%) Độc thân 91 32.9 Đã lập gia đình 161 58.1 Khác 25 9.0 Tổng 277 100.0

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

3.2.2.4. Về trình độ học vấn

Trong mẫu nghiên cứu có 33 du khách đã tốt nghiệp phổ thông (chiếm 12.0%); 86 du khách tốt nghiệp cao đẳng (chiếm 31.0%); 115 du khách tốt nghiệp đại học (chiếm 41,5%) và có 43 du khách có trình độ sau đại học (chiếm 15.5%).

Bảng 3.4: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Tốt nghiệp phổ thông 33 12.0 Tốt nghiệp cao đẳng 86 31.0 Tốt nghiệp đại học 115 41.5 Sau đại học 43 15.5 Tổng 277 100.0

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

3.2.2.5. Về nghề nghiệp

Bảng 3.5: Phân bố mẫu theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%)

Học sinh/ Sinh viên 47 17.0

Kinh doanh 41 14.8 Nhân viên 96 34.6 Công nhân 46 16.6 Nội trợ 6 2.2 Khác 41 14.8 Tổng 277 100.0

Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết du khách là nhân viên, công nhân, và học sinh, sinh viên. Chỉ có 6 du khách là nội trợ (chiếm 2.2%), và 41 du khách đang làm các công việc khác như mục sư, ca sỹ, về hưu,… (chiếm 14.8%).

3.2.2.6. Về thu nhập

Trong mẫu nghiên cứu có 39 du khách có thu nhập dưới 15,000 rúp (tương đương dưới 500USD, chiếm 14.1%). Có hai đối tượng du khách có thu nhập chiếm đa số là những du khách có thu nhập từ 15,000 rúp – dưới 30,000 rúp là 98 du khách (tương đương từ 500USD – dưới 1,000USD, chiếm 35.4%) và 94 du khách có thu nhập từ 30,000 rúp – dưới 45,000 rúp (tương đương từ 1,000USD – dưới 1,500USD, chiếm 33.9%).

Bảng 3.6: Phân bố mẫu theo thu nhập/tháng

Thu nhập Tần số Tỷ lệ (%)

Dưới 15,000 rúp (tương đương dưới 500USD) 39 14.1 Từ 15,000 rúp – dưới 30,000 rúp (tương đương

từ 500USD – dưới 1,000USD) 98 35.4

Từ 30,000 rúp – dưới 45,000 rúp (tương đương

từ 1,000USD – dưới 1,500USD) 94 33.9

Trên 45,000 rúp (tương đương trên 1,500USD) 46 16.6

Tổng 277 100.0

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

3.2.2.7. Về hình thức đi du lịch

Bảng 3.7: Phân bố mẫu hình thức đi du lịch

Hình thức đi du lịch Tần số Tỷ lệ (%)

Mua tour 197 71.1

Tự túc 80 28.9

Tổng 277 100.0

Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu hết du khách đi du lịch theo hình thức mua tour, có đến 197 du khách sử dụng hình thức này (chiếm 71.1%), và chỉ có 80 du khách đi theo hình thức tự túc (chiếm 28.9%).

3.3. Thống kê mô tả của các biến quan sát và các biến phụ thuộc 3.3.1. Thống kê mô tả của các biến quan sát 3.3.1. Thống kê mô tả của các biến quan sát

Bảng 3.8: Thống kê mô tả các biến quan sát

Ký hiệu Biến quan sát

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn MT Môi trường MT1 Phong cảnh hữu tình 2 5 4.30 0.708

MT2 Các điểm tham quan đa dạng và độc

đáo 2 5 4.18 0.678

MT3 Có nhiều đảo đẹp để tham quan 1 5 4.34 0.697

MT4 Bãi biển sạch, đẹp và hấp dẫn 1 5 4.26 0.814

MT5 Không khí trong lành 1 5 4.34 0.708

MT6 Giá cả phòng ở hợp lý 1 5 4.18 0.852

MT7 Kỹ năng giao tiếp và phục vụ của

nhân viên tốt 1 5 4.31 0.759

CSVC Cơ sở vật chất

CSVC1 Chất lượng đường xá tốt 1 5 4.12 0.877

CSVC2

Phương tiện vận chuyển thuận tiện, đa

dạng 1 5 4.16 0.789 CSVC3 Chất lượng và dịch vụ của các khách sạn tốt 2 5 4.29 0.708 CSVC4 Chất lượng và dịch vụ của các nhà hàng tốt 2 5 4.23 0.766 CSVC5

Các nhiều quán bar, câu lạc bộ và

CSVC6 Vào trung tâm thành phố dễ dàng 1 5 4.31 0.754

VHXH Văn hóa và xã hội

VHXH1 Người dân địa phương hiếu khách,

thân thiện 2 5 4.56 0.632

VHXH2 Có nhiều lễ hội và sự kiện 2 5 3.92 0.771

VHXH3 Có nhiều địa danh lịch sử 2 5 3.95 0.757

VHXH4 Có nhiều làng nghề và văn hóa lâu đời 1 5 3.96 0.855

VCGT Vui chơi giải trí

VCGT1 Có nhiều hoạt động thể thao 1 5 3.90 0.946

VCGT2 Có nhiều công viên vui chơi giải trí 1 5 4.15 0.793

VCGT3 Cuộc sống về đêm thú vị 1 5 4.21 0.803

VCGT4 Có nhiều nơi mua sắm 1 5 4.10 0.872

AT Ẩm thực

AT1

Các món ăn phong phú, đa dạng, hải sản

tươi ngon 2 5 4.35 0.774

AT2

Các món ăn có chất lượng và đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm 1 5 4.14 0.817

AT3 Giá cả các món ăn hợp lý 1 5 4.32 0.808

SAT Sự an toàn

SAT1 Tình hình chính trị ổn định 2 5 4.30 0.876

SAT2 Không có tình trạng cướp giật, móc túi 1 5 3.94 0.866

SAT3 Hệ thống giao thông tốt 1 5 3.98 0.919

TKSML Tìm kiếm sự mới lạ

TKSML1

Tôi muốn đi du lịch ở những nơi khác

nhau 2 5 4.34 0.781

TKSML2

Tôi thích đến những nơi mà tôi chưa

từng đến 1 5 4.25 0.806

TKSML3

Tôi ít khi thay đổi những điểm đến mà

tôi thường hay đến 1 5 3.82 0.946

TKSML4

Tôi muốn trở lại những điểm đến quen

TKSML5

Tôi tò mò với những điểm đến mà tôi

chưa từng đến 1 5 4.11 0.880

TKSML6

Tôi cảm thấy chán đối với những nơi

mà tôi đã từng đến trước đây 1 5 3.89 0.870

KCDL Khoảng cách địa lý

KCDL1

Tôi muốn đi du lịch ở những nơi xa

nơi tôi đang sống 1 5 4.07 0.892

KCDL2

Theo tôi đi du lịch là phải đi đến

những nơi thật xa 1 5 4.05 0.947

KCDL3

Tôi không thích đi du lịch ở những nơi

gần nơi tôi sống 2 5 3.88 0.973

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả tổng quát cho thấy các biến đều có giá trị trung bình cao, dao động từ 3.82 đến 4.56. Cụ thể, có hai biến có giá trị trung bình cao, đó là VHXH1: Người dân địa phương hiếu khách, thân thiện (4.56); AT1: Các món ăn phong phú, đa dạng, hải sản tươi ngon (4.35). Điều này cho thấy du khách Nga đánh giá cao về văn hóa xã hội, cụ thể là người dân Nha Trang. Bên cạnh đó ẩm thực cũng là một trong những yếu tố quan trọng được du khách Nga đánh giá khá cao, có thể nói sự phong phú và đa dạng của ẩm thực Nha Trang là một điểm thu hút lớn không chỉ với du khách Nga mà còn tất cả du khách trong và ngoài nước khi đến Nha Trang. Một yếu tố không kém phần quan trọng đó chính là tình hình chính trị ổn định của địa phương và có giá trị trung bình khá cao, đo chính là biến SAT1: Tình hình chính trị ổn định (4.30) đây là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết du khách, sự ổn định về chính trị đã tạo ra cảm giác an toàn và du khách cảm thấy yên tâm khi đi du lịch. Ngoài ra hai biến có giá trị trung bình thấp nhất và mang ý nghĩa tương tự nhau là TKSML4: Tôi muốn trở lại những điểm đến quen thuộc (3.79) và TKSML3: Tôi ít khi thay đổi những điểm đến mà tôi thường hay đến (3.82).

Dữ liệu phân tích từ bảng trên cũng cho thấy rằng các chỉ báo đề có “độ lệch chuẩn” khá tốt, do vậy ta có thể tiến hành phân tích các bước tiếp theo.

3.3.2. Thống kê mô tả các biến phụ thuộc

Bảng 3.9: Thống kê mô tả các biến phụ thuộc

Ký hiệu Biến quan sát

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn SHL Sự hài lòng

SHL1 Tôi thật sự thích chuyến đi này 1 5 4.18 0.726 SHL2 Tôi hài lòng với quyết định đi du lịch

Nha Trang của mình 1 5 4.15 0.741

SHL3 Nha Trang là một điểm đến mới lạ và

thú vị 1 5 4.34 0.742

SHL4 Đây là trải nghiệm mà tôi mong muốn

có được 2 5 4.30 0.728

SHL5 Chuyến đi này rất đáng đồng tiền mà tôi

bỏ ra 2 5 4.22 0.731

SHL6 Chuyến đi này tuyệt vời hơn tôi nghĩ 1 5 4.18 0.816

YDQL Ý định quay lại

YDQL1 Tôi sẽ quay lại Nha Trang trong tương

lai 1 5 4.04 0.910

YDQL2

Nếu có cơ hội thì tôi sẽ chọn điểm đến

này lần nữa 1 5 3.94 0.965

YDQL3

Tôi muốn quay lại Nha Trang nhiều lần

trong đời 1 5 3.90 0.917

YDQL4

Tôi muốn đi du lịch ở những nơi tuyệt

vời như Nha Trang 1 5 4.37 0.856

(Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

Từ bảng 3.9, giá trị trung bình chung về sự hài lòng của du khách khá cao, dao động từ 4.15 đến 4.34. Điều này cho thấy du khách Nga hài lòng khi đi du lịch ở Nha Trang. Về ý định quay lại của du khách Nga, giá trị trung bình chung cao tương đối, dao động từ 3.90 đến 4.37. Hai biến có giá trị trung bình thấp nhất là YDQL3: Tôi

muốn quay lại Nha Trang nhiều lần trong đời (3.90); YDQL2: Nếu có cơ hội thì tôi sẽ chọn điểm đến này lần nữa (3.94). Điều này chứng tỏ ý định quay lại của du khách Nga là trên mức trung bình.

3.4. Phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê với mức độ chặt chẽ mà các biến trong thang đo tương quan với nhau. Chúng được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

3.4.1. Thang đo Môi trường

Bảng 3.10: Cronbach’s Alpha của thang đo Môi trường Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến MT1 25.60 10.211 0.572 0.799 MT2 25.73 10.374 0.565 0.801 MT3 25.57 10.384 0.542 0.804 MT4 25.65 9.489 0.628 0.189 MT5 25.56 10.001 0.625 0.791 MT6 25.73 9.640 0.555 0.803 MT7 25.60 10.328 0.492 0.812 Cronbach’s Alpha = 0.823

(Nguồn: Xử lý bằng SPSS 16 từ số liệu điều tra )

Từ bảng 3.10, thang đo Môi trường có bảy biến quan sát được ký hiệu từ MT1 đến MT7. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.823 lớn hơn 0.60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng

cao, dao động từ 0.492 đến 0.628. Như vậy, các biến trong thang đo Môi trường đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.

3.4.2. Thang đo Cơ sở vật chất

Từ bảng 3.11, thang đo Cơ sở vật chất có sáu biến quan sát được ký hiệu từ CSVC1 đến CSVC6. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.808 lớn hơn 0.60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng khá cao, dao động từ 0.387 đến 0.693. Như vậy, các biến trong thang đo Cơ sở vật chất đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.

Bảng 3.11: Cronbach’s Alpha của thang đo Cơ sở vật chất

Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến CSVC1 21.14 7.829 0.556 0.782 CSVC2 21.09 7.677 0.693 0.748 CSVC3 20.97 8.379 0.597 0.772 CSVC4 21.02 8.097 0.607 0.769 CSVC5 21.10 8.022 0.578 0.775 CSVC6 20.95 9.008 0.387 0.815 Cronbach’s Alpha = 0.808

(Nguồn: Xử lý bằng SPSS 16 từ số liệu điều tra )

3.4.3. Thang đo Văn hóa và xã hội

Bảng 3.12a: Cronbach’s Alpha của thang đo Văn hóa và xã hội

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến VHXH1 11.83 3.649 0.246 0.719 VHXH2 12.47 2.800 0.483 0.587 VHXH3 12.44 2.588 0.609 0.500 VHXH4 12.42 2.549 0.500 0.577 Cronbach’s Alpha = 0.673

Từ bảng 3.12a, thang đo Văn hóa và xã hội có bốn biến quan sát được ký hiệu từ VHXH1 đến VHXH4. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.673 lớn hơn 0.60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng khá cao, dao động từ 0.483 đến 0.609, ngoại trừ biến VHXH1 có hệ số tương quan 0.246 bé hơn 0.30. Như vậy, biến VHXH1 sẽ bị loại khỏi thang đo Văn hóa và xã hội và không đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi loại biến quan sát VHXH1, tiến hành phân tích lần hai hệ số Cronbach Alpha ta được kết quả ở Bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.12b: Cronbach’s Alpha của thang đo Văn hóa và xã hội sau khi hiệu chỉnh Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

VHXH2 7.91 2.046 0.456 0.726

VHXH3 7.88 1.813 0.619 0.753

VHXH4 7.87 1.689 0.553 0.616

Cronbach’s Alpha = 0.719

(Nguồn: Xử lý bằng SPSS 16 từ số liệu điều tra)

Từ bảng 3.12b, ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang Văn hóa và xã hội sau khi loại biến VHXH1 được cải thiện đáng kể, cụ thể là tăng từ 0.673 lên 0.719. Đồng thời các biến đều có hệ số tương quan biến tổng cao, như vậy các biến còn lại trong thang đo Văn hóa và xã hội sau khi hiệu chỉnh đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.

3.4.4. Thang đo Vui chơi giải trí

Bảng 3.13: Cronbach’s Alpha của thang đo Vui chơi giải trí Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến VCGT1 12.46 3.561 0.436 0.644 VCGT2 12.21 3.746 0.534 0.580 VCGT3 12.16 3.979 0.435 0.639 VCGT4 12.26 3.670 0.474 0.614 Cronbach’s Alpha = 0.684

Từ bảng 3.13, thang đo Vui chơi giải trí có bốn biến quan sát được ký hiệu từ VCGT1 đến VCGT4. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.684 lớn hơn 0.60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng khá cao, dao động từ 0.435 đến 0.534. Như vậy, các biến trong thang đo Vui chơi giải trí đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.

3.4.5. Thang đo Ẩm thực

Từ bảng 3.14, thang đo Ẩm thực có ba biến quan sát được ký hiệu từ AT1, AT2, và AT3. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.722 lớn hơn 0.60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng tương đối cao, dao động từ 0.485 đến 0.580. Như vậy, các biến trong thang đo Ẩm thực đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.

Bảng 3.14: Cronbach’s Alpha của thang đo Ẩm thực Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến AT1 8.46 1.894 0.567 0.607 AT2 8.67 1.932 0.485 0.704 AT3 8.50 1.794 0.580 0.588 Cronbach’s Alpha = 0.722

(Nguồn: Xử lý bằng SPSS 16 từ số liệu điều tra)

3.4.6. Thang đo Sự an toàn

Bảng 3.15: Cronbach’s Alpha của thang đo Sự an toàn Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng và ý định quay lại của du khách nga đối với thành phố nha trang (Trang 50 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)