8. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước l lượng thích hợp tối đa (phương pháp ước lượng ML) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1988). Tuy nhiên theo Hoelter (1983), thì kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Ngoài ra theo Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cũng cho rằng số lượng mẫu cần thiết là gấp 5 lần số biến quan sát. Như vậy để thuận tiện tác giả đã sử dụng theo phương pháp này để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu này, số biến được sử dụng là 46, vì vậy số lượng mẫu dự kiến khoảng từ 230 mẫu đến 250 mẫu. Tuy nhiên để mẫu mang tính bao quát và sát thực tiễn hơn, tác giả tăng kích cỡ mẫu hơn so với quy ước là n = 300.
Bảng câu hỏi bằng tiếng Nga được trao tận tay cho từng du khách Nga đang đi du lịch ở thành phố Nha Trang, phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Để bảo đảm được tính khách quan trong các câu trả lời và đảm bảo tính bí mật của người trả lời, trên bảng câu hỏi không yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin về họ tên. Sau khi được giải thích về mục tiêu nghiên cứu và phương pháp thực hiện, các du khách Nga trả lời theo bảng câu hỏi tự điền để đánh giá mức độ hài lòng (phụ lục 2). Dữ liệu thu thập được thực hiện từ 300 du khách Nga khi đến du lịch tại Nha Trang, việc tiến hành thu thập dữ liệu được tác giả lựa chọn vào thời gian thích hợp, cụ thể là từ ngày 01/04/2014 đến ngày 15/05/2014.