Phân tích ANOVA

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng và ý định quay lại của du khách nga đối với thành phố nha trang (Trang 44 - 48)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.5. Phân tích ANOVA

Có một số giả định sau đối với phân tích phương sai một nhân tố:  Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.

 Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.

Nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau không đáp ứng được thì kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis sẽ là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho ANOVA.

Một cách tổng quát, giả sử từ một biến phân loại ta chia tổng thể mẫu thành k nhóm độc lập gồm n , n ,…, n quan sát tương ứng trong từng nhóm. N là số quan sát của tổng thể mẫu.

Ta ký hiệu:

x : giá trị của biến định lượng đang nghiên cứu tại quan sát thứ j thuộc nhóm i. x , x ,…, x là các trung bình nhóm, và μ μ μ là các trung bình thực của các tổng thể nhóm mà từ đó ta rút ra được các mẫu tương ứng.

x là trung bình chung của tất cả các nhóm theo biến định lượng đang nghiên cứu tức trung bình tính chung cho mẫu không phân tách thành nhóm.

Giả thiết H cần kiểm định là trung bình thực (trung bình tổng thể) của k nhóm này bằng nhau:

H = μ = μ = … = μ

(Nghĩa là không có sự khác biệt giữa các trung bình của các nhóm được phân loại theo biến định tính).

Ta có thể tính đại lượng kiểm định theo trình tự sau:

- Tổng các chênh lệch bình phương (sum of squares) được xác định như sau:

+ Tổng các chênh lệch bình phương trong nội bộ nhóm (Within-groups sum of squares): phản ánh biến thiên ngẫu nhiên do ảnh hưởng của các yếu tố khác không xem xét ở đây:

SSW = ∑ ∑ (x − x )

+ Tổng các chênh lệch bình phương giữa các nhóm (Between-groups sum of squares): phản ánh biến thiên của định lượng biến định lượng đang nghiên cứu do tác động của biến phân loại xem xét:

SSG = ∑ (x − x)

+ Tổng các chênh lệch bình phương toàn bộ (Total sum of squares): phản ánh toàn bộ biến thiên của định lượng đang nghiên cứu.

SST = ∑ ∑ (x − x)

Bằng các biến đổi toán học chúng ta có: SST = SSW + SSG.

- Các chênh lệch bình phương bình quân hay còn gọi là chênh lệch quân phương

(mean squares) được xác định như sau:

+ Phương sai trong nội bộ các nhóm (Within group mean squares): MSW =

+ Phương sai giữa các nhóm (Between group mean squares): Nguyên tắc quyết định mức ý nghĩa ∝ là :

Bác bỏ H nếu: > F , ,∝ Trong đó:

F , ,∝ là giá trị sao cho P(F , >F , ,∝ ) = ∝

F , có phân phối F với bậc tự do của tử số là (k-1) và bậc tự do của mẫu số là (n-k).

Nếu kết quả kiểm định dẫn đến việc bác bỏ H thì ta phải làm tiếp phân tích sâu (thủ tục Post Hoc) để xác định trung bình của nhóm nào khác với nhóm nào, tức là tìm xem sự khác biệt xảy ra ở đâu và xác định hướng cũng như độ lớn của khác biệt.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã trình bày các phương pháp nghiên cứu cần thiết cho luận văn. Nghiên cứu sơ bộ với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng ngoài những yếu tố được đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất để hoàn chỉnh thang đo lường. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS phiên bản 16.0 được sử dụng để mô tả dữ liệu, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo lường cũng như thực hiện các thống kê suy luận khác. Chương tiếp theo sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và trình bày các kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương 3 này, trước hết tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về điểm đến Nha Trang, sau đó sẽ trình bày kết quả đánh giá, hoàn chỉnh các thang đo và kết quả kiểm nghiệm mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra. Bên cạnh đó tác giả sẽ trình bày một số phân tích mô tả về mẫu nghiên cứu, và kết quả định lượng các thang đo.

Nội dung của chương này gồm các phần chính như sau: (1) giới thiệu tổng quan về điểm đến Nha Trang, (2) thông tin về mẫu nghiên cứu, (3) đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, (4) phân tích tương quan, phân tích hồi quy bội, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy, kiểm định các giả thuyết, (5) và cuối cùng là các đánh giá về sự hài lòng của khách hàng theo từng yếu tố.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự hài lòng và ý định quay lại của du khách nga đối với thành phố nha trang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)