8. Kết cấu của luận văn
3.8.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy đơn
Mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập: kiểm tra thông
qua phân tích hệ số tương quan giữa các biến. Kết quả kiểm định cho thấy có mối liên hệ tuyến tính giữa cặp biến này (xem kết quả phần phân tích tương quan ở phần trên).
Hình 3.3: Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối chuẩn của phần dư
Theo biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối chuẩn của phần dư hình 3.3 cho thấy, đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn với trung bình mean bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev bằng 0.998 gần bằng 1. Do đó, có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Kiểm tra phương sai không đổi của phần dư: thực hiện kiểm định tương quan hạng Spearman cho biến sự hài lòng, ý định quay lại với biến mới ABSofre1. Với giả thuyết hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0 (Ho), kết quả kiểm định cho thấy không thể bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy, kết luận phương sai của sai số không thay đổi.
Kiểm định giả thuyết về tính độc lập của phần dư: Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) có thể kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Đại lượng do có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2. Giá trị d thấp (và nhỏ hơn 2) có nghĩa là các phần dư gần nhau có tương quan thuận. Các giá trị d lớn hơn 2 (và gần 4) có nghĩa là các phần dư có tương quan nghịch. Đại lượng thống kê Durbin – Watson
(d) trong mô hình hồi quy bội lên sự hài lòng bằng 1.658 tương đương với 2 (phụ lục 8). Vì vậy, có thể kết luận không có tự tương quan trong phần dư.