8. Kết cấu của luận văn
1.9.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Hình ảnh điểm đến: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có một sự tương quan giữa hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách sau khi trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ du lịch (Ibrahim và Gill, 2005). Tương tự, nghiên cứu “Explaining tourists satisfaction and intention to revisit Nha Trang, Viet Nam” của tác giả Trần Thị Ái Cẩm (2011) cũng cho thấy hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách.
Từ các cơ sở trên, tác giả đưa ra giả thuyết H1 như sau:
Giả thuyết H1: Hình ảnh điểm đến có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng
của du khách.
Tìm kiếm sự mới lạ: Theo Valazquez và cộng sự (2011), thì tìm kiếm sự mới lạ là yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định quay lại của du khách. Báo cáo của Barroso và cộng sự (2007) cũng cho rằng, cường độ giữa mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định quay lại cũng được điều tiết bởi hành vi tìm kiếm sự mới lạ của du khách. Tương tự, nghiên cứu “Explaining tourists satisfaction and intention to revisit Nha Trang, Viet Nam” của tác giả Trần Thị Ái Cẩm (2011) cũng cho thấy hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách.
Từ các cơ sở trên, tác giả đưa ra giả thuyết H2 như sau:
Giả thuyết H2: Tìm kiếm sự mới lạ có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng
của du khách.
Khoảng cách địa lý: Khoảng cách giữa nơi cư trú thường xuyên của du khách với điểm đến du lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thỏa mãn và các nhận định khác của du khách. Khoảng cách địa lý lớn thường làm tăng sự hài lòng của chuyến đi. Nicolau và Mas đã phát hiện ra rằng, khoảng cách địa lý là một yếu tố đe dọa trong việc lựa chọn điểm đến của du khách. Tuy nhiên họ đã chỉ ra mối quan hệ giữa khoảng cách địa lý và động lực đi du lịch cũng như là động lực lựa chọn một điểm đến.
Giả thuyết H3: Khoảng cách địa lý có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng
của du khách.
Sự hài lòng và ý định quay lại: Như đã đề cập ở trên, mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định quay lại của du khách cũng chính là mối quan hệ giữa sự hài lòng và lòng trung thành của du khách. Yoon & Uysal, (2005) đã đề xuất một mô hình có liên quan đến lòng trung thành với sự hài lòng và động cơ của chuyến đi. Nghiên cứu của họ đã tìm ra mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng giữa sự hài lòng và lòng trung thành cũng như giữa động cơ của chuyến đi và sự hài lòng. Theo Oppermann (2000), Chen & Tsai (2007) thì mức độ trung thành đối với một điểm đến thường được phản ánh qua ý định quay lại một điểm đến nào đó của du khách.
Từ các cơ sở trên, tác giả đưa ra giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết H4: Sự hài lòng có mối quan hệ cùng chiều với ý định quay lại của
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày những khái niệm cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định quay lại của du khách, mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định quay lại. Đồng thời, tác giả đã bổ sung một số biến mới vào nghiên cứu như: tìm kiếm sự mới lạ, khoảng cách địa lý để hình thành nên mô hình nghiên cứu đề xuất, làm cơ sở cho phần nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích của chương này là trình bày quá trình thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích. Nghiên cứu này sẽ điều tra các thuộc tính làm du khách Nga hài lòng khi đến Nha Trang. Luận văn sẽ sử dụng dữ liệu sơ cấp từ việc điều tra để phân tích.