2.3.1. Chất lượng tín dụng giai đoạn 2009 - 2012
Bảng 2.10: Phân loại nợ giai đoạn 2009 – 2012
(ĐVT: Tỷ đồng) % thay đổi Nhóm Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2010/ 2009 2011/ 2010 2012/ 2011 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 1.814 1.998 2.336 2.795 10,14 16,92 19,64 2 Nợ cần chú ý 74 95 381,7 243,1 28,38 301,79 36,31 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 1,4 38 4,7 2,3 2.614,29 87,63 51,06 4 Nợ nghi ngờ 0,1 0,2 32,4 64,8 50,00 21.500,00 100,00 5 Nợ có khả năng mất vốn 27,6 16 25,8 3,3 42,03 61,25 87,21 TỔNG DƯ NỢ 1.917 2.147 2.781 3.109 12,00 29,41 11,87 NỢ XẤU 29,1 54,2 62,9 70,4 86,08 16,16 11,92 TỶ LỆ NỢ XẤU (%) 1,52 2,52 2,26 2,26 66,15 10,24 0,05 Nợ không có TSĐB 1.379 1.385 1.839 2.009 0,004 0,328 0,092 Dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ 0,020 0,018 0,027 0,022 0,100 0,500 0,185 Nợ xấu/Quỹ dự phòng rủi ro 0,725 1,286 0,851 1,458 0,774 0,338 0,713
Qua bảng 2.11 ta thấy chất lượng tín dụng giảm các năm giai đoạn 2009 2012. Trong khi dư nợ năm 2010 tăng 12% so với năm 2009 thì nợ đủ tiêu chuẩn chỉ tăng 10,14% và nợ xấu tăng đến 66,15% từ 1,52% lên 2,52%, tương ứng theo đó là nợ nhóm 2,3,4 đều tăng, đặc biệt nợ nhóm 3 tăng trên 2.000%. Năm 2011, dư nợ tăng trưởng trên 29%, nhưng nợ đủ tiêu chuẩn chỉ tăng hơn 16%, mặc dù nợ nhóm 3 và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm nhưng nợ nhóm 2,4,5 lại tăng một cách đột biến, cho thấy chất lượng tín dụng năm 2011 giảm trầm trọng so các năm trước. Năm 2012, chất lượng tín dụng đã có bước cải thiện hơn so năm 2011 nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các tỷ lệ có giảm nhưng số tuyệt đối vẫn còn ở mức cao.
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn và bình quân hệ thống giai đoạn 2009 -2012
(ĐVT: %)
Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ nợ xấu bình
quân trên địa bàn 1,32 1,22 2,95 1,66
Tỷ lệ nợ xấu của các
NHTM tại Việt Nam 2,03 2,51 3,3 8,6
Tỷ lệ nợ xấu bình
quân Hệ thống VCB 2,47 2,83 2,03 2,4
Tỷ lệ nợ xấu của
VCB Kiên Giang 1,52 2,52 2,26 2,26
(Nguồn : Phòng Tổng hợp NHNN Kiên Giang; Phòng Tổng hợp VCB Kiên Giang)
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009 2012 trên mức bình quân trên địa bàn nhưng ở mức thấp hơn so với bình quân hệ thống và bình quân của các NHTM tại Việt Nam. Nợ xấu luôn nằm trong mức kế hoạch được VCB Trung ương giao và nằm trong mức an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (dưới 3%) thể hiện ở bảng 2.12. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần qua các năm.
Theo tìm hiểu với cán bộ làm công tác tổng hợp số liệu NHNN tỉnh Kiên Giang (Ông Nguyễn Xuân Viện – Phòng Tổng hợp) cho rằng tỷ lệ nợ xấu của VCB Kiên Giang cao hơn tỷ lệ nợ xấu bình quân trên địa bàn là do một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp do mới thành lập hoặc một số khác có số tuyệt đối về dư nợ xấu rất lớn nhưng tính trên tổng dư nợ thì chiếm tỷ lệ nhỏ do quy mô dư nợ lớn. Một số ngân hàng trên địa bàn có tỷ lệ nợ xấu khá cao, có ngân hàng tỷ lệ nợ xấu lên đến 50%. Tỷ lệ nợ xấu của VCB Kiên Giang vẫn năm trong ngưỡng an toàn quy định (dưới 3%).
Đối với hoạt động ngân hàng việc quản trị rủi ro là hết sức cần thiết mà đặc biệt là quản trị RRTD, nó quyết định lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như sự tồn vong của chi nhánh nói riêng và ngân hàng nói chung. Để có thể đưa ra những chính sách quản trị hiệu quả, cũng như vận dụng chính sách quản lý rủi ro hiệu quả VCB Kiên Giang cần phải nhìn nhận và đánh giá thực tế để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sát qua các năm, xử lý tốt nợ có vấn đề hiện tại và hạn chế tối đa việc phát sinh nợ xấu mới.
2.3.2. Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng
Bảng 2.12: Tổn thất tín dụng VCB Kiên Giang giai đoạn 2009 - 2012
(ĐVT: Tỷ đồng) % thay đổi Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2010/ 2009 2011/ 2010 2012/ 2011
Miễn giảm lãi 0,266 0,064 0,183 1,315 0 0 0
Nợ gốc đã sử dụng dự phòng chưa thu hồi
25.720 16.805 19.178 100.199 34,66 14,12 422,47
Tổng cộng 25.986 16.869 19.361 101.514 -35,08 14,77 424,32
(Nguồn: Phòng Quản lý nợ- VCB Kiên Giang)
VCB Kiên Giang được đánh giá là chi nhánh hoạt động có hiệu quả, an toàn tín dụng được bảo đảm, song những RRTD xảy ra trong suốt 26 năm hoạt động cũng gây ra những tổn thất lớn. Nợ gốc đã sử dụng dự phòng chưa thu hồi tăng dần qua các năm (năm 2011 tăng 14,12% so với năm 2010 và năm 2012 tăng đến 422,47% so với năm 2011). Tổng số các khoản nợ và lãi tồn đọng phải xử lý xóa, miễn giảm và nợ gốc đã sử dụng dự phòng rủi ro chưa thu hồi luỹ kế đến 2012 lên đến 101.514 tỷ đồng, làm giảm sút đáng kể thu nhập của VCB Kiên Giang.
Các tổn thất tín dụng thể hiện trong giai đoạn từ năm 2009 2012 một phần luỹ kế từ nhiều năm trước (thuộc phần nhỏ nợ của cá nhân, hộ gia đình vay theo chủ trương của Nhà nước hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn sau cơn bảo số 5 năm 1995 và phát triển kinh tế mới vùng đệm U Minh Thượng (chiếm 20%), phần lớn là phát sinh trong những năm qua, chủ yếu là đối tượng khách hàng doanh nghiệp).
2.3.3. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với các phân khúc khách hàng quan trọng Bảng 2.13: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009 -2012 Bảng 2.13: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009 -2012
(ĐVT: Tỷ đồng)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 % thay đổi nợ xấu so với năm trước Khoản mục Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) Nợ xấu Tỷ trọng (%) 2010 2011 2012 Doanh nghiệp lớn 16 54,9 30 55,4 37 58,8 34 48,7 87,5 23,33 7,30 Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) 12 41,3 20 36,9 21 34 31 44 66,67 7,00 44,86 Thể nhân 1,1 3,8 4,2 7,7 4,5 7,1 5 7,3 281,82 7,14 13,33 Tổng 29 100 54 100 63 100 70 100 86,25 16,05 11,92
(Nguồn: Phòng Quản lý nợ - VCB Kiên Giang)
Theo số liệu bảng 2.14, ta thấy rằng nợ xấu có xu hướng tăng dần qua các năm về giá trị dư nợ. Trong đó, nợ xấu tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Nợ xấu thuộc đối tượng khách hàng thể nhân cũng tăng nhẹ về giá trị nhưng tỷ lệ không biến động nhiều trong khi dư nợ tính chung và dư nợ tính riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm. Điều đó cho thấy VCB Kiên Giang đã quản lý tốt rủi ro tín dụng ở phân khúc khách hàng là thể nhân, còn đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nói chung thì nợ xấu tăng dần qua các năm về giá trị cũng như tỷ lệ.
Bảng 2.14: Tổn thất tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009 – 2012
(ĐVT: Tỷ đồng)
Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh nghiệp 25.985 16.868 19.360 101.513
Thể nhân 0,8 1,1 0,7 1,4
Tổng cộng 25.986 16.869 19.361 101.514
(Nguồn: Phòng Quản lý nợ- VCB Kiên Giang)
Số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 20092012, bảng 2.15, tổn thất tín dụng tại VCB Kiên Giang chủ yếu phát sinh từ các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp và tăng dần qua các năm, tổn thất tín dụng từ khách hàng thể nhân cũng có nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Bảng 2.15: Nợ xấu theo ngành hàng giai đoạn 2009 -2012
(ĐVT: Tỷ đồng)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Ngành nghề Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Gạo 198 323 418 907 Thuỷ sản 583 26,9 547 40,7 815 47,1 615 57,9 Xi măng 345 295 296 244 Xăng dầu 257 246 4 257 2,8 261 2,1 Xây dựng 264 1,2 393 5,3 565 8,5 555 5,3 Bán lẻ 270 1,1 343 4,2 430 4,5 527 5,1 Tổng 1.917 29,2 2.147 54,2 2.781 62,9 3.109 100
(Nguồn: Phòng Quản lý nợ- VCB Kiên Giang)
Qua Bảng 2.16 số liệu nợ xấu theo ngành hàng, cho thấy nợ xấu tại VCB Kiên Giang tập trung vào ngành hàng Thuỷ sản, một số ngành hàng khác cũng phát sinh nợ xấu như Xăng dầu, Xây dựngThương mại Dịch vụ và Bán lẻ nhưng không đáng kể.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có trao đổi với Ông Hoàng Văn Long Trưởng phòng Khách hàng thì được khẳng định: “rủi ro tín dụng tại VCB Kiên Giang chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và hoạt động trong ngành Thuỷ sản”.
Kết luận: Từ các số liệu và phân tích trên, VCB Kiên Giang nên chú trọng các nguồn lực vào công tác quản trị rủi ro tín dụng ở Phân khúc khách hàng là doanh nghiệp, hoạt động ngành hàng Thuỷ sản.
2.4. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại VCB Kiên Giang
Với mong muốn tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến RRTD đối với phân khúc khách hàng là doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh ngành thuỷ sản, tác giả đã đề xuất bảng câu hỏi khảo sát trên cơ sở có trao đổi, thảo luận chuyên gia đối với ông Đặng Ngọc Hải – PGĐ phụ trách tín dụng và Ông Hoàng Văn Long Trưởng phòng Khách hàng (Phòng tín dụng) và các cán bộ có thâm niên trong công tác tín dụng tại VCB Kiên Giang về những nguyên nhân có khả năng dẫn đến RRTD đối với các doanh
nghiệp hoạt động ngành thuỷ sản tại VCB Kiên Giang (xem Phụ lục 1) gởi đến 45
người là thành viên Ban Giám đốc, Lãnh đạo phòng và cán bộ đã từng làm công tác tín dụng và hiện đang làm công tác tín dụng tại VCB Kiên Giang.
Bảng câu hỏi khảo sát đưa ra 17 nguyên nhân dẫn đến RRTD xuất phát từ phía môi trường kinh doanh, khách hàng và ngân hàng, trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý
kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 05, với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 05 là rất phổ biến.
Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến RRTD, chia làm ba tổ: nguyên nhân không phổ biến (thang điểm từ 1 2), nguyên nhân phổ biến (thang điểm 3), nguyên nhân rất phổ biến (thang điểm từ 4 5). Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng tổng hợp kết quả nguyên nhân
RRTD (xem Phụ lục 2).
Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát, tác giả xác định có 07 nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến dựa trên mức điểm trung bình từ 4,0 trở lên; 07 nguyên nhân được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng VCB Kiên Giang. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD của VCB Kiên Giang được phân thành 03 nhóm chủ yếu ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm: (1) nguyên nhân từ môi trường kinh doanh; (2) nguyên nhân từ phía khách hàng; (3) nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Ngoài ra, theo phương pháp chuyên gia, tác giả có phỏng vấn trực tiếp Ông Đặng Ngọc Hải phó Giám đốc VCB Kiên Giang có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng và Ông Hoàng Văn Long trưởng phòng khách hàng VCB Kiên Giang có 19 năm kinh nghiệm trong công tác tín dụng tại VCB Kiên Giang đều cho rằng các nguyên nhân chủ yếu theo kết quả khảo sát là tương đối sát với thực tế về RRTD tại VCB Kiên Giang.
- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh (Hình 2.2)
Hình 2.2: Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại VCB Kiên Giang tháng 09 năm 2013)
0.00 6.67 13.33 77.78 68.89 22.22 22.22 2.22 51.11 24.44 15.56 17.78 55.56 46.67 0.00 42.22 62.22 6.67 13.33 22.22 31.11 0% 50% 100% Các ý kiến khác: Tìn h trạng lạm phát làm tăng chi phí sản xuất
kinh doanh gây khó khăn về tài chính, mất … Sự biến động quá nhanh và không dự đoán
được của thị trường thế giới Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa
hiệu quả của NHNN
Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn hạn chế Tác động của biến đổi khí hậu bao gồm hạn hán, bão lụt, xâm nhập mặn, xói lở đất, nước …
Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới là nguyên nhân dẫn đến RRTD phổ biến chiếm khoảng 62,22% tổng số người trả lời, tiếp theo là tình trạng lạm phát làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh gây khó khăn về tài chính, mất khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng tín dụng chiếm khoảng 42,22% và yếu tố ít phổ biến nhất là hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN chiếm tỷ lệ 6,67%. Từ kết quả trên cho thấy rằng hiện nay yếu tố môi trường kinh doanh đã và đang ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Công tác quản trị RRTD cần chú ý đến những yếu tố này nhằm đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả tín dụng giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng tốt hơn.
- Những nguyên nhân từ phía khách hàng (Hình 2.3)
Kết quả khảo sát cho thấy đối với RRTD của ngân hàng xuất phát từ phía khách hàng, yếu tố năng lực quản trị yếu kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý là nguyên nhân rất phổ biến chiếm đến 57,78% tổng số đáp viên. Năng lực quản trị hạn chế là thực trạng ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thế khi cho vay đối với đối tượng này đòi hỏi ngân hàng kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, tránh việc khách hàng sử dụng vốn sai với phương án vay ban đầu để đầu tư tràn lan vượt quá khả năng quản lý làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Thực tế, tại VCB Kiên Giang đã phát sinh trường hợp doanh nghiệp ngành thuỷ sản do năng lực quản trị yếu kém và sử dụng vốn vay vào những mục đích khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính làm ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động, gây thiếu hụt thường xuyên ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và thanh toán của doanh nghiệp, qua quá trình dài như thế đã dẫn đến mất khả năng trả nợ.
Tiếp theo đó, là nguyên nhân từ tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che giấu các khoản lỗ chiếm 55,56%. Các doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng yếu kém về tài chính hoặc thua lỗ thường muốn che giấu hoặc hạn chế bớt để việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM sẽ dễ dàng hơn. Vì thế đòi hỏi ngân hàng cần nâng cao năng lực cán bộ để có thể đánh giá chính xác và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn khi đề xuất cấp tín dụng. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán BCTC để hạn chế những phản ánh không đầy đủ, chính xác và rõ ràng trong BCTC của doanh nghiệp.
Tiếp đến là nguyên nhân từ việc sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân chiếm 42,22% như đã bàn luận ở nguyên nhân đầu tiên.
0.00 68.89 22.22 22.22 26.67 0.00 11.11 22.22 20.00 31.11 0 20.00 55.56 57.78 42.22 0% 20% 40% 60% 80% 100% Ý kiến khác : Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu
minh bạch, che dấu các khoản lỗ. Năng lực quản trị yếu kém/ đầu tư nhiều lĩnh vực
vượt quá khả năng quản lý.
Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân
Ít Trung bình Nhiều
Hình 2.3: Rủi ro tín dụng xuất phát từ phía khách hàng
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại VCB Kiên Giang tháng 9 năm 2013)
- Những nguyên nhân từ phía ngân hàng (Hình 2.4)
Từ kết quả điều tra cho thấy yếu tố thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến RRTD, chiếm đến 72,5% mẫu nghiên cứu. Tiếp theo là yếu tố năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế và thiếu giám sát, quản lý sau cho vay cũng khá phổ biến đều chiếm 47%.
Thông tin và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng là nguyên nhân có