Giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 95 - 96)

Dư nợ tín dụng đang tập trung quá lớn ở một số khách hàng và một vài ngành hàng, vì thế VCB Kiên Giang cần xây dựng chính sách tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ trên cơ sở phân tích, đánh giá danh mục khách hàng, môi trường kinh doanh và triển vọng ngành hàng. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là những khách hàng có uy tín, hoạt động tương đối tốt trên địa bàn và thuộc ngành hàng đang có triển vọng tốt hoặc lợi thế của địa phương đồng thời cần đẩy mạnh phát triển khách hàng mới về số lượng và mở rộng ngành hàng. Bên cạnh đó cần nghiên cứu thực hiện những sản phẩm tín dụng mới mà ngân hàng khác có nhưng VCB chưa có hoặc những sản phẩm tín dụng đặc thù theo địa bàn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng như sản phẩm tín dụng đặc thù riêng cho ngành nông nghiệp hoặc sản phẩm tín dụng đặc thù riêng cho ngành thủy sản, ngành sản xuất chế biến nước mắm vì Kiên Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản cần có chính sách tín dụng và cơ chế quản lý, kiểm tra giám sát riêng. Cụ thể:

­ Thực hiện rà soát và đánh giá lại danh mục khách hàng doanh nghiệp ngành thủy sản. Qua đó, thực hiện duy trì việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngành thủy sản truyền

thống, có uy tín, hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh. Thu hẹp dần đối với các doanh nghiệp thủy sản hiệu quả thấp, giá trị tài sản bảo đảm thấp, khó phát mại. Hạn chế cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thủy sản mới hoạt động.

­ Phân công cán bộ chuyên quản các doanh nghiệp hoạt động ngành thủy sản tập trung và làm việc theo nhóm nhằm trao đổi thông tin, nắm bắt kịp thời những thông tin liên quan, hỗ trợ và tương tác thông tin để có sự so sánh, đối chiếu nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường.

­ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đối tượng khách hàng này. ­ Quy định loại tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao, dễ phát mại. ­ Quy định phương thức giải ngân.

­ Quy định thực hiện thẩm định và tái thẩm định chéo tay đối với khách hàng cũng như phương án kinh doanh, đầu vào, đầu ra của khách hàng.

­ Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán BCTC và thực hiện bởi các Công ty kiểm toán uy tín.

­ Yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm khoản vay.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)