Giải pháp liên quan đến công tác tổ chức bộ máy quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 96 - 113)

Cán bộ khách hàng vừa làm công tác tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định, đề xuất và hoàn thiện hồ sơ tín dụng đồng thời có trách nhiệm quản lý RRTD. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện một mô hình quản lý rủi ro độc lập tại chi nhánh, tách bạch ra khỏi bộ máy tín dụng của ngân hàng nhằm kiểm soát tốt RRTD. Nếu việc này vẫn chưa thực hiện được do lý do nào đó, ngân hàng nên xem xét bố trí thêm cán bộ và thay đổi biện pháp quản lý chéo tay “hai tay bốn mắt”. Các ngân hàng áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế thường quản lý rủi ro với mô hình nhiều bộ phận, nhiều người sẽ hiệu quả hơn.

Trên cơ sở đánh giá năng lực, sở trường của từng cán bộ có sự phân công chuyên quản khách hàng theo ngành hàng, đặc biệt ngành thủy sản yêu cầu cán bộ có nhiều kinh nghiệm và năng lực, nhanh nhẹn và nhạy bén đảm trách. Đồng thời, mỗi cán bộ quản lý một danh mục khách hàng với mức tổng dư nợ hợp lý đảm bảo cán bộ đảm đương tốt công việc và ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro trong trường hợp xấu có thể xảy ra.

Đối với các khoản vay lớn, phức tạp nên xem xét sự cần thiết phải có sự hỗ trợ tăng cường của cán bộ hoặc các chuyên gia am tường về lĩnh vực cho vay để xác định đúng được nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro.

 Thực hiện đánh giá, sắp xếp, bố trí cán bộ đảm bảo tăng cường cán bộ làm công tác tín dụng cả về lượng lẫn về chất. Số lượng cán bộ làm công tác tín dụng chiếm từ 20 đến 30% số lượng cán bộ của ngân hàng mới là điều kiện cần để có thể đảm đương nhiệm vụ và quản lý tốt rủi ro tín dụng và điều kiện đủ là chất lượng cán bộ.

Phân công bộ phận chuyên trách làm báo cáo thống kê đảm bảo số liệu khách quan, thống nhất và kịp thời, đồng thời cán bộ làm công tác tín dụng có nhiều thời gian tập trung cho công tác tiếp xúc khách hàng, nắm bắt thông tin kịp thời, thẩm định khoản vay có chất lượng và kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. 3.2.3. Giải pháp liên quan đến chấm điểm xếp hạn tín dụng và tính tuân thủ các quy định về tín dụng

Chấm điểm xếp hạn tín dụng khách hàng nên thực hiện chéo tay hoặc ít nhất hai cán bộ thực hiện và chịu trách nhiệm. Hạn chế tối đa thông tin tài chính từ báo cáo nhanh của khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp ngành thủy sản yêu cầu BCTC có kiểm toán.

Việc áp dụng Quy trình tín dụng cần quy định thêm các bước hoặc các nội dung chặt chẽ hơn đối với phân khúc khách hàng nhiều rủi ro là doanh nghiệp ngành thủy sản. Đối với phân khúc khách hàng này cần phải được thẩm định chéo tay và đồng chịu trách nhiệm bởi hai cán bộ; cấp tín dụng theo từng khoản vay, hạn chế cấp tín dụng theo hạn mức; quy định tỷ lệ tài sản bảo đảm tương ứng với khoản vay không đối ứng bằng Hợp đồng xuất khẩu/Thư tín dụng; tăng cường tần suất kiểm tra sử dụng vốn vay ít nhất hai tháng một lần hoặc theo từng phương án vay; không giải ngân bằng tiền mặt; thường xuyên kiểm tra các bên cung ứng nguyên liệu nhằm kiểm soát tốt việc sử dụng vốn đúng mục đích và tránh chuyển giá giữa các cá nhân/tổ chức có liên quan; cập nhật thông tin về khách hàng thường xuyên hơn, ít nhất một tháng một lần từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN.

Việc chấp hành tốt các quy chế, quy định về tín dụng là nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động ngân hàng nhưng không phải lúc nào cũng được cán bộ thực hiện đúng và đầy đủ, đặc biệt là thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Vì vậy để hạn chế các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, VCB Kiên Giang cần:

- Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra độc lập việc thực hiện nghiệp vụ của

- Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về tính xác thực của thông tin

nêu ra trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khoản vay do mình

thẩm định hoặc được phân công theo dõi.

­ Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm của cán bộ tín dụng đủ tính răn đe. ­ Luân chuyển cán bộ làm công tác tín dụng theo hướng luân chuyển sang bộ

phận khác hoặc luân chuyển hồ sơ khách hàng quản lý.

­ Có quy chế rõ ràng về khen thưởng, kỷ luật và cơ hội thăng tiến của nhân viên. ­ Quy định việc thẩm định và định giá tài sản bảo đảm phải có sự tham gia của

ít nhất 02 cán bộ khách hàng. Đối với tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị,

phương tiện vận tải, tàu biển), quy định nhân viên thẩm định phải chụp hình hiện

trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan.

3.2.4. Giải pháp liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát nội bộ

Công tác này được thực hiện tốt, phát huy hiệu quả sẽ hạn chế các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, những rủi ro tiềm ẩn. Ngân hàng cần bố trí cán bộ có đủ năng lực vào công việc này, đó là những cán bộ có thâm niên, nắm rõ nghiệp vụ cụ thể và có kiến thức tổng thể về các nghiệp vụ trong ngân hàng, là những người quyết đoán, có chính kiến và lập trường, không ngại va chạm, mạnh dạn đưa ra nhận xét, quan điểm và kiến nghị cần thiết. Đồng thời, ngân hàng quy định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng đối với bộ phận này đảm bảo đủ lực để phản ánh thực tế vấn đề. Yêu cầu bộ phận này có kế hoạch cụ thể và thường xuyên kiểm tra các hồ sơ tín dụng/tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện những sơ suất, thiếu sót để yêu cầu bộ phận Khách hàng/ bộ phận tác nghiệp liên quan khắc phục kịp thời cũng như tham mưu tốt cho Ban lãnh đạo những vấn đề tồn tại hoặc hạn chế của chính sách, quy trình,.. chứ không chờ đến lúc phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu mới rà soát, kiểm tra hoặc khi có kiểm toán làm việc mới phát hiện.

3.2.5. Giải pháp liên quan đến vấn đề quản lý tốt các khoản nợ xấu

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD cần phải thực hiện dựa trên chất lượng thực sự của các khoản tín dụng chứ không chỉ dựa trên kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên việc trích dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, có thể phát sinh tâm lý đối phó. Để thực hiện tốt công tác này, ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

­ Bộ phận Quản lý nợ phối hợp với cán bộ tín dụng thực hiện báo cáo định kỳ hàng tuần cho Ban lãnh đạo về tình trạng các khoản nợ xấu và tiến độ xử lý các khoản nợ xấu, nêu rõ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, nguyên nhân chưa xử lý được và đánh giá khả năng xử lý, thu hồi của các khoản nợ xấu. Đồng thời, rà soát các khoản nợ trong hạn nhưng bản chất là nợ xấu hoặc có khả năng chuyển nợ xấu.

­ Phòng Khách hàng chủ động và sâu sát trong việc đôn đốc và phối hợp với khách hàng tìm giải pháp khắc phục nợ xấu, nợ ẩn xấu, nợ sắp xấu.

­ Lãnh đạo chi nhánh giám sát thường xuyên việc xử lý nợ theo kế hoạch, đánh giá hiệu quả và các biện pháp tích cực thu hồi nợ của bộ phận liên quan.

3.2.6. Giải pháp liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực (tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ) đãi ngộ)

Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Đây là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng dịch vụ và quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để hạn chế rủi ro VCB Kiên Giang cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ đúng chuyên môn còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, tích cực, chủ động, nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo tốt. Đối với cán bộ làm công tác tín dụng, phải có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, không nên phân công những cán bộ mới vào làm thực hiện ngay công tác cho vay mà nên giao cho họ làm những công việc có liên quan như kế toán hoặc tín dụng thể nhân vì tín dụng thể nhân yêu cầu đơn giản hơn về năng lực và theo những sản phẩm chuẩn hoặc hỗ trợ cán bộ cũ để tiếp cận dần vào công tác tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Qua thời gian, ít nhất một năm tuỳ vào mức độ tiếp thu mới phân công làm cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, VCB Kiên Giang cần quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên cử hoặc tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt cần tổ chức ngay cho cán bộ tín dụng được học tập nghiệp vụ giao tiếp và chăm sóc khách hàng.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, không ít nguồn nhân lực có chất lượng cao từ hệ thống ngân hàng quốc doanh đang bị các NHTM cổ phần khác lôi cuốn bằng nhiều hình thức như: đãi ngộ về thu nhập, đãi ngộ về môi trường làm việc, đãi ngộ về cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp… Trước thực trạng trên, việc xác định nguồn nhân lực là

một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng, nó mang tính quyết định đến sự thành bại của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào. Vì vậy, cần thiết thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: 3.2.6.1. Về chính sách tuyển dụng

Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch, nêu rõ yêu cầu tuyển dụng, đi đôi với quyền lợi và nghĩa vụ của từng vị trí tuyển dụng. Thực việc hình thức thi tuyển nhân viên bằng trắc nghiệm, bằng phỏng vấn để có thể tuyển được những nhân viên phù hợp với vị trí công tác. Cần có chính sách ưu đãi để thu hút những sinh viên giỏi chuyên ngành tài chính tín dụng của các trường đại học trong khu vực như Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, … vào làm việc.

3.2.6.2. Chính sách khen thưởng, đãi ngộ

Cần có cơ chế khen thưởng cụ thể, rõ ràng nhằm khích lệ, động viên người lao động cống hiến hết sức cho sự phát triển của ngân hàng. Căn cứ vào kết quả làm việc của cán bộ có đãi ngộ, đối xử công bằng.

Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Trong quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ phải chú trọng đến năng lực và phẩm chất chứ không nên làm theo cách cũ là “sống lâu nên

lão làng”.

Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật.

Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện. 3.2.6.3. Về chính sách đào tạo

Thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nhằm nâng cao trình độ cán bộ. Nếu chưa gửi cán bộ đi đào tạo kịp thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là Ban Giám đốc hay lãnh đạo Phòng có nhiều kinh nghiệm hoặc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi nghiệp vụ cũng như các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm trong lĩnh ngân hàng, cập nhật kiến thức mang tính thực tiễn, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.

Chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thì VCB Kiên Giang cũng cần tập huấn những kỹ năng mềm và thường xuyên giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ làm cho phù hợp với môi trường kinh doanh.

3.2.7. Giải pháp liên quan đến phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro Trong hoạt động tín dụng nếu tập trung quá lớn dư nợ vào một khách hàng, một Trong hoạt động tín dụng nếu tập trung quá lớn dư nợ vào một khách hàng, một nhóm khách hàng hoặc ngành hàng là tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể dẫn đến khả năng mất vốn cao khi mà khách hàng hoặc ngành hàng có chiều hướng xấu. Vì vậy cần phân tán rủi ro, chỉ nên tập trung ở một mức độ an toàn. Cần tăng cường phát triển khách hàng mới, đa dạng danh mục khách hàng và ngành hàng. Cần có chính sách động lực và phân công cụ thể đến từng cán bộ chủ động tìm kiếm những khách hàng tốt, những dự án hiệu quả để đầu tư chứ không nên ngồi chờ khách hàng đến như vẫn làm lâu nay.

Bên cạnh đó, VCB Kiên Giang cần đa dạng hình thức cấp tín dụng. Chẳng hạn hình thức cho vay đồng tài trợ trên một dự án lớn theo tỷ lệ phù hợp. Bởi lẽ, khi nền kinh tế phát triển thì việc hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các Ngân hàng là điều tất yếu nhằm hạn chế rủi ro và cùng nhau tồn tại, phát triển. Đây vừa là yêu cầu quan trọng của mỗi Ngân hàng vừa là xu thế của sự hội nhập và hợp tác trong thị trường tài chính hiện nay.

Nhằm đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà VCB Kiên Giang không thể lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, hư hỏng công trình… việc yêu cầu, thậm chí bắt buộc khách hàng mua tiền vay sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được tác hại của rủi ro. Bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, việc yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm tiền vay là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro khi cho vay.

KẾT LUẬN

VCB Kiên Giang cũng như các NHTM khác đang đứng trước các thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi khắt khe hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn, lành mạnh về tài chính, về năng lực điều hành và quản trị rủi ro. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là một yêu cầu quan trọng và bức thiết nhằm thực hiện được mục tiêu đặt ra của mình.

Xuất phát từ thực tế trên, luận văn đã đặt ra vấn đề nghiên cứu, bằng phương pháp thống kê, so sánh kết hợp thảo luận chuyên gia và điều tra, khảo sát. Tác giả đã đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể: trong chương 1, luận văn đã hệ thống được tổng quan lý thuyết về NHTM, RRTD và các nội dung liên quan đến công tác quản trị RRTD làm cơ sở, tiền đề cho việc phân tích thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại VCB

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 96 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)