Bao gồm 9 nguyên tắc cơ bản quản lý rủi ro tín dụng chiến lược hoạt động chung của ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng như sau: [6]
Nguyên tắc chấp nhận rủi ro: Các nhà quản trị ngân hàng cần phải chấp nhận
rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp từ những hoạt động nghiệp vụ của mình.
- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép: Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro
không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó.
Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt: Một trong những nguyên lý
cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau và sự thiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác.
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập:
Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro.
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: Giá
trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra.
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế: Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro ngân
hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra.
- Nguyên tắc hợp lý về thời gian: Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân
hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp.
- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: Hệ thống quản lý rủi
ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng.
- Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép: Nguyên tắc này đòi
hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng mang tính chuyển đẩy cao.