đãi ngộ)
Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Đây là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng dịch vụ và quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để hạn chế rủi ro VCB Kiên Giang cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ đúng chuyên môn còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, tích cực, chủ động, nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo tốt. Đối với cán bộ làm công tác tín dụng, phải có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, không nên phân công những cán bộ mới vào làm thực hiện ngay công tác cho vay mà nên giao cho họ làm những công việc có liên quan như kế toán hoặc tín dụng thể nhân vì tín dụng thể nhân yêu cầu đơn giản hơn về năng lực và theo những sản phẩm chuẩn hoặc hỗ trợ cán bộ cũ để tiếp cận dần vào công tác tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Qua thời gian, ít nhất một năm tuỳ vào mức độ tiếp thu mới phân công làm cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, VCB Kiên Giang cần quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên cử hoặc tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt cần tổ chức ngay cho cán bộ tín dụng được học tập nghiệp vụ giao tiếp và chăm sóc khách hàng.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, không ít nguồn nhân lực có chất lượng cao từ hệ thống ngân hàng quốc doanh đang bị các NHTM cổ phần khác lôi cuốn bằng nhiều hình thức như: đãi ngộ về thu nhập, đãi ngộ về môi trường làm việc, đãi ngộ về cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp… Trước thực trạng trên, việc xác định nguồn nhân lực là
một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng, nó mang tính quyết định đến sự thành bại của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào. Vì vậy, cần thiết thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: 3.2.6.1. Về chính sách tuyển dụng
Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch, nêu rõ yêu cầu tuyển dụng, đi đôi với quyền lợi và nghĩa vụ của từng vị trí tuyển dụng. Thực việc hình thức thi tuyển nhân viên bằng trắc nghiệm, bằng phỏng vấn để có thể tuyển được những nhân viên phù hợp với vị trí công tác. Cần có chính sách ưu đãi để thu hút những sinh viên giỏi chuyên ngành tài chính tín dụng của các trường đại học trong khu vực như Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, … vào làm việc.
3.2.6.2. Chính sách khen thưởng, đãi ngộ
Cần có cơ chế khen thưởng cụ thể, rõ ràng nhằm khích lệ, động viên người lao động cống hiến hết sức cho sự phát triển của ngân hàng. Căn cứ vào kết quả làm việc của cán bộ có đãi ngộ, đối xử công bằng.
Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Trong quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ phải chú trọng đến năng lực và phẩm chất chứ không nên làm theo cách cũ là “sống lâu nên
lão làng”.
Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật.
Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện. 3.2.6.3. Về chính sách đào tạo
Thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nhằm nâng cao trình độ cán bộ. Nếu chưa gửi cán bộ đi đào tạo kịp thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là Ban Giám đốc hay lãnh đạo Phòng có nhiều kinh nghiệm hoặc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi nghiệp vụ cũng như các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm trong lĩnh ngân hàng, cập nhật kiến thức mang tính thực tiễn, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.
Chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thì VCB Kiên Giang cũng cần tập huấn những kỹ năng mềm và thường xuyên giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ làm cho phù hợp với môi trường kinh doanh.
3.2.7. Giải pháp liên quan đến phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro Trong hoạt động tín dụng nếu tập trung quá lớn dư nợ vào một khách hàng, một Trong hoạt động tín dụng nếu tập trung quá lớn dư nợ vào một khách hàng, một nhóm khách hàng hoặc ngành hàng là tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể dẫn đến khả năng mất vốn cao khi mà khách hàng hoặc ngành hàng có chiều hướng xấu. Vì vậy cần phân tán rủi ro, chỉ nên tập trung ở một mức độ an toàn. Cần tăng cường phát triển khách hàng mới, đa dạng danh mục khách hàng và ngành hàng. Cần có chính sách động lực và phân công cụ thể đến từng cán bộ chủ động tìm kiếm những khách hàng tốt, những dự án hiệu quả để đầu tư chứ không nên ngồi chờ khách hàng đến như vẫn làm lâu nay.
Bên cạnh đó, VCB Kiên Giang cần đa dạng hình thức cấp tín dụng. Chẳng hạn hình thức cho vay đồng tài trợ trên một dự án lớn theo tỷ lệ phù hợp. Bởi lẽ, khi nền kinh tế phát triển thì việc hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các Ngân hàng là điều tất yếu nhằm hạn chế rủi ro và cùng nhau tồn tại, phát triển. Đây vừa là yêu cầu quan trọng của mỗi Ngân hàng vừa là xu thế của sự hội nhập và hợp tác trong thị trường tài chính hiện nay.
Nhằm đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà VCB Kiên Giang không thể lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, hư hỏng công trình… việc yêu cầu, thậm chí bắt buộc khách hàng mua tiền vay sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được tác hại của rủi ro. Bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, việc yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm tiền vay là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro khi cho vay.
KẾT LUẬN
VCB Kiên Giang cũng như các NHTM khác đang đứng trước các thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi khắt khe hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn, lành mạnh về tài chính, về năng lực điều hành và quản trị rủi ro. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là một yêu cầu quan trọng và bức thiết nhằm thực hiện được mục tiêu đặt ra của mình.
Xuất phát từ thực tế trên, luận văn đã đặt ra vấn đề nghiên cứu, bằng phương pháp thống kê, so sánh kết hợp thảo luận chuyên gia và điều tra, khảo sát. Tác giả đã đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể: trong chương 1, luận văn đã hệ thống được tổng quan lý thuyết về NHTM, RRTD và các nội dung liên quan đến công tác quản trị RRTD làm cơ sở, tiền đề cho việc phân tích thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại VCB Kiên Giang trong chương 2, xác định được phân khúc khách hàng tập trung và tiềm ẩn nhiều RRTD, tổng hợp được 07 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến RRTD cho VCB Kiên Giang và qua đó đánh giá được ưu điểm và hạn chế trong công tác quản trị RRTD tại VCB Kiên Giang trong giai đoạn 20092012. Từ đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phòng ngừa RRTD mang tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị RRTD nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tại VCB Kiên Giang. Những đề xuất này ngân hàng có thể tham khảo và vận dụng vào công tác quản trị RRTD của mình. Riêng bản thân tác giả qua quá trình nghiên cứu chi tiết và có chiều sâu về công tác quản trị RRTD tại đơn vị mình công tác đã rút ra khá nhiều kinh nghiệm, hiểu và nắm rõ thực trạng hoạt động tại khâu mình trực tiếp làm việc. Điều đó giúp cho tác giả rất nhiều trong công tác thực tiển của mình.
Luận văn hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết liên quan và quá trình dài tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá số liệu; thảo luận chuyên gia với cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác tín dụng nhiều kinh nghiệm, đồng thời thực hiện điều tra khảo sát 45 cán bộ đã từng và đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm công tác tín dụng tại VCB Kiên Giang. Với thái độ nghiêm túc và hết sức tâm huyết với đề tài nghiên cứu, tác giả cảm thấy rất hài lòng dù biết chắc chắn luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định do yếu tố thời gian và năng lực có hạn, thêm vào đó là sự thay đổi của chính sách, quy trình nội bộ và sự biến động các yêu tố về môi trường và điều kiện kinh doanh. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và mong rằng những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này sẽ hoàn thiện những điểm còn hạn chế để có thể đóng góp thật nhiều cho công tác quản trị RRTD tại VCB Kiên Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính – NHNN (2008): Nghiệp vụ đầu tư hoạt động các tổ chức tín
dụng ngân hàng theo quy luật thị trường Việt Nam, NXB Thống kê.
2. Chủ tịch Quốc hội (2010): Luật các Tổ chức tín dụng, Quốc hội Nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3. TS Nguyễn Minh Kiều (2007): Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (2005): Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN
Ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng, NHNN, Hà Nội.
5. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (2007): Quyết định số: 18/2007/QĐ-NHNN về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Ban hành theo Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN, NHNN, Hà Nội.
6. Nguyễn Hoàng Thức (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Chi nhánh Hậu Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Nha Trang, Khánh Hòa.
7. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn
mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam; NXB Tư pháp.
8. Trần Đức Tuấn (2001), “RRTD trong hoạt động của các NHTM trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp”, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
9. Trần Quang Phương (2000), “RRTD của các NHTM trên điạ bàn tỉnh Cần
Thơ”, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
10. Trần Việt Nam (2013): Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh
doanh, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.
11. VCB Kiên Giang, Báo cáo tổng kết năm 2009- 2012.
12.Thông tin trên các Website: www.sbv.org.vn; www.vietcombank.com.vn;
www.vneconomy.vn; www.vnexpress.net; www.vietnamnet.vn
13. Joel Bessis – Nhiều dịch giả (2012): Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI
NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG PHẦN GIỚI THIỆU
Mã số: Phỏng vấn viên:
Ngày Tháng Năm 2013 Thời gian bắt đầu
Thời gian kết thúc Họ tên:
Phòng:
Số năm thâm niên Anh (Chị) đã làm việc trong VCB Kiên Giang:
PHẦN CÂU HỎI
1. RRTD do nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Nếu Anh (Chị) chọn “CÓ” Câu hỏi
(Chọn “Có” hoặc “Không”) Rất nhiều Nhiều Trung bình
Ít Rất ít
1. Tác động của biến đổi khí hậu bao gồm hạn hán, bão lụt, xâm nhập mặn, xói lở đất, nước biển dâng và dịch bệnh có gây tổn thất cho khách hàng vay vốn
Ó C KHÔNG
2. Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn hạn chế
Ó C KHÔNG
3. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương
Ó C KHÔNG
4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
5. Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới
Ó C KHÔNG
6. Tình trạng lạm phát làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh gây khó khăn về tài chính, mất khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn
Ó C KHÔNG 7. Các ý kiến khác:
2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía khách hàng
Nếu Anh (Chị) chọn “CÓ” Câu hỏi
(Chọn “Có” hoặc “Không”) Rất nhiều Nhiều Trung bình
Ít Rất ít
1. Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân
Ó C KHÔNG
2. Năng lực quản trị yếu kém/đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý.
Ó C KHÔNG 3.Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ.
Ó C KHÔNG 4. RRTD do khách hàng cố ý lừa đảo Ó C KHÔNG 5. Ý kiến khác :
3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng
Nếu Anh (Chị) chọn “CÓ” Câu hỏi
(Chọn “Có” hoặc “Không”) Rất nhiều Nhiều Trung bình
Ít Rất ít
1. Hệ thống kiểm soát khi cho vay /Qu y trình cấp tín dụng không chặt chẽ và kém hiệu quả
Ó C KHÔNG
2. Do chính sách tín dụng chưa phù hợp, Cấp vượt tổng nhu cầu vốn vay của khách hàng
Ó C KHÔNG
3. Công tác kiểm soát nội bộ chưa phát huy hiệu quả
Ó C KHÔNG
4. Thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay Ó C KHÔNG
5. Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng
Ó C KHÔNG
6. Do năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng còn hạn chế
Ó C KHÔNG
7. Cán bộ ngân hàng cố ý làm trái quy định Ó C KHÔNG
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
1. Rủi ro tài chính nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Ít Trung bình Nhiều Tác động của biến đổi khí hậu bao gồm hạn
hán, bão lụt, xâm nhập mặn, xói lở đất, nước biển dâng và dịch bệnh có gây tổn thất cho khách hàng vay vốn
22.22 46.67 31.11
Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn hạn
chế 22.22 55.56 22.22
Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương
68.89 17.78 13.33
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa
hiệu quả của NHNN 77.78 15.56 6.67
Sự biến động quá nhanh và không dự đoán
được của thị trường thế giới 13.33 24.44 62.22 Tình trạng lạm phát làm tăng chi phí sản xuất
kinh doanh gây khó khăn về tài chính, mất khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn
6.67 51.11 42.22
Các ý kiến khác: 0.00 2.22 0.00
2. Tác động của biến đổi khí hậu bao gồm hạn hán, bão lụt, xâm nhập mặn, xói lở đất, nước biển dâng và dịch bệnh có gây tổn thất cho khách hàng vay vốn