0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quy trình công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Kiên Giang

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 77 -113 )

Nguồn: VCB Kiên Giang tháng 9 năm 2013

Theo dõi đặc biệt

Miễn giảm lãi

Trả nợ thay Dừng cấp tín dụng

Bổ sung, thay đổi biện pháp bảo đảm

Hạn chế, giảm dư nợ Cấp tín dụng chặt chẽ

hơn Phân loại khoản vay

Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo

Phân tích tình hình qua các nhóm dấu hiệu Thu thập thông tin

Xếp lại hạng khoản vay

Khoản vay giữ nguyên hạng Khoản vay bị xuống hạng

Cấu trúc lại nợ Phát mại tài sản

Bán nợ

Khởi kiện khách hàng

Hình 2.5: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng VCB Kiên Giang 2009-2012

2.5.4.1. Phân loại khoản vay theo kết quả Chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ của

VCB

Định kỳ hàng quý VCB Kiên Giang phân loại nợ để trích lập dự phòng và quản lý các khoản nợ, nhất là các khoản nợ xấu. Việc phân loại nợ dựa vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng.

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng là công cụ đo lường RRTD đối với từng khách hàng theo phương pháp dựa trên một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. VCB thực hiện đo lường rủi ro đối với từng khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ ít nhất quý/lần.

Kết quả chấm điểm và xếp hạn tín dụng khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ của VCB được sử dụng để xem xét cấp tín dụng, phân loại nợ và quản lý rủi ro một cách phù hợp. Hệ thống chấm điểm xếp hạn tín dụng nội bộ của VCB là một phương pháp lượng hoá mức độ RRTD của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất. Hệ thống gồm 2 phần chính: định lượng (chấm điểm theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp) và định tính (trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp).

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng phù hợp với quy định của NHNN, được NHNN chấp thuận cho phép đưa vào hoạt động. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng rất chi tiết thể hiện bao quát các vấn đề của một khách hàng từ đó có thể đưa ra một nhận định tổng thể và tương đối sát về năng lực cũng như tiềm lực hay nói cách khác là giá trị của một khách hàng. Về lý thuyết, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ đo lượng, định giá khách hàng rất hiệu quả. Thế nhưng trên thực tế có những vấn đề có thể xảy ra làm cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không phản ánh đúng kết quả như mong muốn.

Trong hệ thống VCB nói chung, VCB Kiên Giang nói riêng, định kỳ hàng quý cán bộ khách hàng phối hợp cùng cán bộ quản lý nợ thực hiện xếp hạng đối với khách hàng gồm có nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

Nhận xét:

+ Đối với nhóm chỉ tiêu tài chính thì dựa vào BCTC của khách hàng, trên thực tế ngân hàng chấp nhận BCTC có kiểm toán, BCTC không kiểm toán thậm chí là báo cáo nhanh trong trường hợp khách hàng không làm BCTC định kỳ quý hoặc 06 tháng mà chỉ làm BCTC một lần/năm. Thực tiễn có nhiều mặt trái nhất định, BCTC đã kiểm toán lãi liên tục nhưng khi phát hiện khách hàng có sự cố hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì mới phát hiện khách hàng đã lỗ (điển hình là Báo cáo tài chính của Tập đoàn Vinashin, dù được kiểm toán độc lập liên tục từ năm 2007­2009 nhưng Vinashin thua lỗ, nợ nần đến khi không thể thanh toán người ta mới biết là lỗ). Từ thực tế trên cho thấy số liệu trên BCTC là không đáng tin cậy hoặc chỉ tin cậy ở mức thấp, đôi khi

phán ánh ngược lại hoàn toàn tình hình tài chính thực tế của khách hàng. + Đối với số liệu phi tài chính, cán bộ đánh giá còn mang tính cảm tính và theo ý

được thì cũng chưa hoàn toàn tin cậy vì thông tin thu thập là hạn chế, bị phụ thuộc nhiều vào sự cung cấp, khai báo chủ quan từ phía khách hàng.

+ Ngoài ra, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng theo những tiêu chí chung và phân chia theo đối tượng là định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng thể nhân, có chi phối theo quy mô và ngành hàng. Nhưng không có chi phối bởi yếu tố về đặc điểm địa bàn, vị thế thương trường. Trong chỉ tiêu phi tài chính là dự báo xu hướng ngành hàng áp dụng chung cho toàn hệ thống nghĩa là tất cả khách hàng kinh doanh một ngành hàng trên phạm vi cả nước, thế nhưng không phản ánh ngành hàng theo địa bàn, có những địa bàn hoặc khu vực các khách hàng hoạt động trong ngành hàng có dự báo triển vọng không tốt nhưng lại có những lợi thế nhất định như tính độc quyền, lịch sử hoạt động, uy tín, mối quan hệ của Ban lãnh đạo với chính quyền địa phương và nguồn khách hàng truyền thống …Cụ thể: Khách hàng A, hoạt động ngành dược năm 2012 được đánh giá là ngành có nhiều rủi ro, cần thu hẹp và dựa vào số liệu BCTC khách hàng bị xếp hạng tín dụng BBB (nợ nhóm 2) nhưng tình hình hoạt động của khách hàng rất ổn định, kinh doanh tốt, tài chính vững, vay va trả nợ ngân hàng tốt, chưa từng phát sinh trả gốc/lãi trễ nhưng một khách hàng B hoạt động lĩnh vực xăng dầu là ngành hàng được ưu tiên mở rộng có tình hình tài chính yếu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, trình độ năng lực người quản lý trung bình, đã từng phát sinh chậm trễ trong thanh toán nợ gốc/lãi nhưng xếp hạng tín dụng loại A (nợ nhóm 1).

2.5.4.2. Nhận diện rủi ro tín dụng

 Nhận diện rủi ro tín dụng để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa, khắc phục và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro. Đó là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ Khách hàng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:

a. Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng gồm: ­ Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các cam kết với ngân hàng/quy định của Ngân hàng như trì hoãn hoặc gây khó khăn cho ngân hàng trong kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các số liệu/báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục,...

­Đề nghị cơ cấu nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan.

­Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản thanh toántại Ngân hàng.

­Chậm thanh toán/thanh toán không đầy đủ các khoản nợ gốc/lãi khi đến hạn. ­Tài sản bảo đảm bị giảm sút bất thường so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc không còn tồn tại.

­Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến. ­Khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập khác không phải từ hoạt động sản xuất Khách hàng chính hoặc từ phương án vay vốn để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ.

­Thu nhập khác tăng cao đột biến.

­Tìm kiếm thêm nhiều nguồn tài trợ vốn lưu động từ nhiều kênh khác như vay nặng lãi hoặc từ các TCTD khác.

­Sử dụng vốn ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn. b. Các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như:

­Phươngthức thanh toán không an toàn: chiết khấu nhiều hơn, thanh toán chậm hơn, bán cho khách hàng mức độ tin cậy thấp,...

­Năng lực quản trị yếu kém: nội bộ mâu thuẫn, thay đổi thường xuyên nhân sự chủ chốt, phương án kinh doanh không hiệu quả, không kiểm soát được hoạt động, tiến độ thực hiện, chi phí.

­Năng lực tài chính yếu kém: vốn chủ sở hữu thấp, dư nợ cao, hạch toán khống các khoản mục (hàng tồn kho, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, rút vốn ra khỏi doanh nghiệp bằng cách mua lại vốn góp của cổ đông với giá cao...)

­Đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp.

­Yếu tố chuyển giá: giao dịch với công ty con hoặc công ty của người có liên quan điều chỉnh giá nhằm đẩy chi phí tăng cao chuyển lợi nhuận cho cá nhân, công ty con.

­ Thị hiếu tiêu dùng, xu hướng chi tiêu của khách hàng thay đổi.

­ Các chính sách về thuế quan, trợ cấp, chống bán phá giá của nhà nhập khẩu. ­Không chủ động được nguồn nguyên liệu, giá cả đầu vào, chi phí biến động tăng không kiểm soát.

­Sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng có giá trị nhỏ và vừa có tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm hợp đồng có giá trị lớn, đối tác có tên tuổi dù lợi nhuận đem về đạt thấp hơn.

c. Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng:

­Không xác định chính xác tổng nhu cầu vốn vay của khách hàng, cấp hạn mức tín dụng vượt quá nhu cầu thực tế.

­Sự đánh giá và phân loại khoản vay không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng.

­Rút vốn đột ngột (khi nghe tin đồn về doanh nghiệp) làm doanh nghiệp thiếu vốn trong ngắn hạn.

­Không xác định được và xác định đúng phương thức kinh doanh đặc thù nên áp dụng một cách máy móc trong nghiệp vụ cho vay, thời hạn cho vay cứng nhắc.

­Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẻ hở cho khách hàng lợi dụng. ­Hồ sơ tín dụng tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành của phê duyệt tín dụng.

 Trên cơ sở các dấu hiệu để nhận diện rủi ro nêu trên, cán bộ Khách hàng tiến hành đánh giá, phân loại khoản vay/khách hàng để xác định mức độ rủi ro. Nếu khoản vay bị xuống hạng ngân hàng chủ động áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, cụ thể như sau:

+ Theo dõi đặc biệt: tăng cường tần xuất kiểm tra khách hàng/vốn vay, yêu cầu khách hàng báo cáo thường xuyên để nắm tình hình,…

+ Tiếp tục cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ hơn: tăng tỷ lệ bảo đảm, thay đổi phương thức cấp tín dụng, tăng cường kiểm soát vốn vay,…

+ Hạn chế, giảm dần dư nợ: xác định lộ trình cụ thể để có cơ sở theo dõi thực hiện. + Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp bảo đảm có mức an toàn cao hơn.

+ Dừng cấp tín dụng.

+ Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu nợ.

+ Cấu trúc lại nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển đổi đồng tiền nhận nợ., các giải pháp tài chính khác.

+ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay. + Phát mại tài sản bảo đảm.

+ Bán nợ.

+ Các biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật. 2.5.5. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Kiên Giang

Tại VCB Kiên Giang, hiện nay chưa có một bộ phận chuyên trách về công tác quản lý RRTD mà công việc này do Phòng Khách hàng và Phòng Quản lý nợ đảm trách.

2.5.5.1. Phòng Quản lý nợ

Chức năng

­ Quản lý và trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ.

­ Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn.

­ Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong Quy trình tín dụng.

Nhiệm vụ cụ thể

­ Kiểm soát tính tuân thủ: Thực hiện rà soát và kiểm tra tính tuân thủ của bộ hồ sơ vay theo đúng trình tự quy định tại Quy trình tín dụng; Đối chiếu so sánh tính khớp đúng về nội dung giữa Thông tin tác nghiệp với các hồ sơ tài liệu vay đính kèm; Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của từng văn bản hồ sơ được lưu giữ theo quy định.

­ Nhập dữ liệu hệ thống: Khai báo các dữ liệu vào hệ thống; Tiến hành cập nhật các nội dung điều chỉnh, sửa đổi (đã được phê duyệt đầy đủ theo quy định) đối với các khoản tín dụng đang được quản lý trên hệ thống.

­ Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng: Thông báo phê duyệt Giới hạn tín dụng/cấp tín dụng; Báo cáo thẩm định và đề xuất Giới hạn tín dụng/cấp tín dụng, Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng thế chấp, cầm cố; Lịch rút vốn; Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay; Các công văn giấy tờ giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong suốt quá trình quản lý nợ vay theo yêu cầu của Phòng Khách hàng.

­ Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn.

­ Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay: In các báo cáo định kỳ về khoản vay: hạn mức, dư nợ, ngày đáo hạn, thời điểm kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ…; Là đầu mối trong việc lập Báo cáo, Tờ trình về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và các Báo cáo tín dụng định kỳ, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam; Cung cấp các thông tin khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc, Phòng Khách hàng.

­ Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi: Định kỳ in phiếu tính lãi gửi Phòng Khách hàng để nhắc nợ khách hàng, bộ phận kế toán để tiến hành thu lãi của các khoản vay; Gửi thông báo tới Phòng Khách hàng về các khoản nợ đến hạn và theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng; Lấy các phiếu hạch toán thu nợ gốc, lãi và phí (nếu có) để lưu vào hồ sơ tín dụng; Chủ động phối hợp với các bộ phận tác nghiệp khác có liên quan đến thu nợ vay.

­ Xác nhận số dư tiền vay theo yêu cầu của khách hàng hoặc yêu cầu khác. ­ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc/Giám đốc giao.

 Tình hình nhân sự Phòng Quản lý nợ hiện có 07 người. Trong đó có 01 Phó phòng phụ trách – trình độ cử nhân anh văn, không có phó phòng và có 06 nhân viên Quản lý rủi ro – tốt nghiệp ngành Kế toán và ngành quản trị kinh doanh. Căn cứ vào tình hình nhân sự trên, ta thấy việc bố trí cán bộ quản lý và nhân viên ở bộ phận này là chưa hợp lý vì chuyên ngành không phù hợp. Bên cạnh đó, dựa vào quy mô và mạng lưới hiện tại thì Phòng Quản lý nợ cần phải được bổ sung thêm người được đào tạo đúng chuyên ngành về quản lý rủi ro hoặc tín dụng ngân hàng để phát huy hiệu quả cao nhất.

2.5.5.2. Phòng Khách hàng

Chức năng

­ Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng.

­ Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng.

Nhiệm vụ cụ thể

­ Xây dựng kế hoạch kinh doanh.

­ Xây dựng, triển khai Chính sách khách hàng.

­ Thiết kế các sản phẩm phù hợp với khách hàng và triển khai các biện pháp Marketing tới khách hàng

­ Đầu mối xử lý các yêu cầu liên quan đến khách hàng trên tất cả các lĩnh vực ­ Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lý các khoản tín dụng, quy trình, quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 77 -113 )

×