Giới thiệu VCB Việt Nam và VCB Kiên Giang

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 49 - 113)

2.1.1. Giới thiệu về hệ thống VCB Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt Nam). Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý

tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ (Nguồn: vietcombank.com.vn).

2.1.2. Giới thiệu một số nét về VCB Kiên Giang

2.1.2.1. Thông tin địa lý

Kiên Giang là một tỉnh ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long – Bán đảo Cà Mau, có tọa độ địa lý từ 104o40' – 105o32' kinh độ Đông và 9o23’55" – 10o32’30" vĩ độ Bắc.

 Phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.

 Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

 Phía Tây giáp vịnh Thái Lan.

 Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 6.269 km2, trong đó đất liền là 5.638 km2 và hải đảo 631 km2 (đảo lớn nhất là Phú Quốc 567 km2).

Kiên Giang có bờ biển dài 200 km với 63.290 km2 ngư trường, tập trung khoảng 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 đảo có dân cư sinh sống. Tỉnh Kiên Giang có 05 quần đảo: An Thới, Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc với hơn 100 đảo lớn nhỏ. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2012).

Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Phú Quốc. Trong đó, thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ như:

lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm; có 3 hệ thống siêu thị quy mô lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân thành phố và du khách (siêu thị Citimart Khu lấn biển, siêu thị Co.op Mart Rạch Sỏi và Khu lấn biển, METRO). Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam Bộ. Hiện tại thành phố đang và chuẩn bị đầu tư nhiều công trình quan trọng như: Khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, Khu đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng...Một số khu vực phụ cận của thành phố Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Huyện đảo Kiên Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo đi ­ về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển ­ đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt, đặc thủ của tỉnh Kiên Giang. Khu du lịch Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn thiện những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền hình của tỉnh trên đỉnh Hòn Me… Ngoài ra Kiên Giang cũng là tỉnh có sức hút đầu tư thuận lợi, đặc biệt là tại khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên (diện tích khoảng 4.400 ha) và khu kinh tế cửa khẩu Dương Đông (diện tích khoảng 1.600 ha). Chính vì vậy, Kiên Giang luôn chú trọng ngành dịch vụ du lịch là mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà ngày một bền vững, thân thiện và tiên tiến, hiện đại.

Như vậy, Kiên Giang có vị trí địa lý thuận lợi là tiếp giáp với Vịnh Thái Lan, gần các nước trong khối ASEAN (Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore), có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn, Chính vì vậy Dự án đường hành lang ven biển phía Nam đã hình thành, đây là một dự án hết sức quan trọng trong hệ thống đường Xuyên Á, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế ­ xã hội của khu vực, cũng như kết nối giao thông quốc tế với các nước này đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới. Ngoài ra, hệ thống cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan thông qua mạng lưới đường bộ: là cửa ngõ ra biển của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến một số nước trên thế giới.

(nguồn: kiengiang.gov.vn). Như vậy, với một vị trí địa lý mang tính chiến lược và kinh

tế, Kiên Giang rất thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế mở cửa, hướng ngoại, đồng thời là cửa ngõ phía Tây của các tỉnh miền Tây Nam bộ thông ra các nước khác trong khu vực; là điều kiện tiên quyết để phát triển, mở rộng các chi nhánh Ngân hàng.

2.1.2.2. Những hạn chế và thách thức sự phát triển a. Hạn chế

Những yếu tố bất lợi về vị trí của tỉnh Kiên Giang là có khoảng cách xa các Trung tâm kinh tế ­ văn hóa lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp nước bạn – Campuchia, có địa hình phức tạp, có cửa khẩu thông thương nên phải thường xuyên chú trọng đến hoạt động bảo về an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ so với sự phát triển của các nguồn lực kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân, nhất là công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến đầu tư…

Kiên Giang vẫn là tỉnh thuần nông chủ yếu là độc canh cây lúa, hiện nay chưa phát triển được các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chậm nên chăn nuôi kém phát triển và hoạt động tuyển chọn, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi không đáp ứng yêu cầu.

Về lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản là ngành mũi nhọn không do cơ sở vật chất chưa đáp ứng xứng tầm với sự phát triển ngành, sự phát triển còn manh mún ở các hộ gia đình tự phát hoặc có kinh nghiệm truyền thống. Do yếu kém về cơ sở vật chất và trình độ quản lý dẫn đến giá trị khai thác, chế biến và xuất khẩu còn thấp, không ổn định về số lượng, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Phần lớn Doanh nghiệp trong tỉnh có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ và kỹ thuật các cơ sở chế biến nông thủy hải sản và vật liệu xây dựng còn thấp và lạc hậu.

b. Những thách thức

Với những hạn chế được nêu trên thì Kiên Giang cần có những chiến lược phát triển để không bị tụt hậu so với các tỉnh trong vùng Bán đảo Cà Mau, đặc biệt ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn, tiềm năng của tỉnh như ngoại thương, du lịch văn hóa xã hội đa chiều và sâu rộng.

Với sự chuyển mình về lĩnh vực kinh tế và sự thuận lợi khi nước ta đã là thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi phải giảm thuế và mở cửa thị trường phù hợp với lộ trình hội nhập. Do đó, doanh nghiệp và các ngành hàng có chủ lực của tỉnh phải nâng cao sức cạnh tranh mới đảm bảo được thị phần trong nước và mở rộng xuất khẩu.

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đòi hỏi trình độ khoa học – kỹ thuật phát triển. Thế nên nhu cầu tạo nguồn nhân lực ngày càng lớn.

2.1.2.3. Quá trình xây dựng và phát triển của VCB Kiên Giang

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ­ Chi nhánh Kiên Giang được thành lập năm 1986, với tên gọi là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Từ tháng 6 năm 2008 chuyển sang cổ phần, có tên đầy đủ là “Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang”, tên giao dịch tiếng Anh là: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM – KIEN GIANG BRANCH, viết tắt bằng tiếng việt là chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Kiên Giang, viết tắt bằng tiếng Anh VIETCOMBANK KIEN GIANG BRANCH (Vietcombank Kiên Giang).

Vietcombank Kiên Giang là chi nhánh NHTM nhà nước đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh, là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB Việt Nam); hạch toán phụ thuộc; là đại diện theo ủy quyền của VCB Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của VCB Việt Nam; chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc VCB Việt Nam, sự quản lý của NHNN và một số cơ quan chức năng khác theo quy định của pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Đến nay, ngoài trụ sở chính đặt tại số 02 Mạc Cửu, phường Vĩnh Thanh, Thành

phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang với 10 Phòng chuyên môn, và 05 Phòng giao dịch đặt

tại các Trung tâm thương mại và Khu đô thị thuộc các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh với số lượng 184 cán bộ nhân viên.

Sơ đồ Bộ máy tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của VCB Kiên Giang

Nguồn: VCB Kiên Giang

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại VCB Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2012 2.2.1. Nguồn vốn hoạt động 2.2.1. Nguồn vốn hoạt động

2.2.1.1. Nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn giữ vai trò quan trọng và mang tính chất quyết định đối với sự ổn định của ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì mỗi ngân hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn kinh doanh của VCB Kiên Giang được tạo ra bằng nhiều hình thức như: huy động vốn từ Tổ chức kinh tế (TCKT) và từ dân cư, huy động vốn từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) và các Tổ chức tín dụng (TCTD) khác, vốn nội bộ VCB Trung ương. Bảng số liệu sau đây cho thấy rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của VCB Kiên Giang trong những năm qua. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. KTTC P. QLN PGD HÀ TIÊN PDG BA HÒN P. KHDN P. TT­XNK PGD RẠCH SỎI PGD TẮC CẬU P. TT­KDDV P. NGÂN QUỸ P.TỔNG HỢP P. HCNS P. KHDN TỔ KTGS­TT PGD PHÚ QUỐC

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của VCB Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2012 (ĐVT: Tỷ đồng) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

I. Vốn huy động 594 956 1.580 1.705 362 161 624 165 125 108 1.Tiền gửi KBNN và

TCTD khác 2 3 2 4 1 150 ­1 66,7 2 200

2. Vay NHNN­TCTD khác ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­

3.Tiền gửi của các TCKT

và dân cư 592 953 1.578 1.701 361 161 625 166 123 108 II. Vốn vay VCB TW 1.401 1.474 1.204 1.741 73 105 ­270 81,7 537 145 Tổng nguồn vốn 1.995 2.430 2.784 3.446 435 122 354 115 662 124

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – VCB Kiên Giang 2013)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của VCB Kiên Giang luôn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009 ­ 2012, trong đó, chủ yếu là vốn huy động từ TCKT, từ dân cư và vốn vay nội bộ VCB Trung ương. Tiền gửi KBNN và TCTD khác không đáng kể, tiền vay NHNN và TCTD khác không phát sinh.

Nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư tăng qua các năm nhưng không đủ đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn kinh doanh tại chi nhánh nên VCB Kiên Giang phải vay nội bộ từ VCB Trung ương, số này chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của VCB Kiên Giang. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2009 ­ 2012 tình hình kinh tế có nhiều biến động và khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, không hiệu quả và trong năm 2010, địa bàn Kiên Giang đã có thêm 02 NHTM Cổ phần mở chi nhánh là Teckcombank và Đại Tín. Năm 2011, có thêm 03 NHTM Cổ phần mở chi nhánh tại Kiên Giang là Liên Việt, Sea bank và Phương Nam. Năm 2012, đã có thêm 02 NHTM Cổ phần mở chi nhánh tại Kiên Giang là Ngân hàng Cổ phần Quân đội và Ngân hàng TMCP Hàng Hải. Theo số liệu của NHNN Kiên Giang, đến cuối năm 2012, trên địa bàn Kiên Giang có 50 TCTD hoạt động (gồm 28 chi nhánh ngân hàng và 22 Quỹ), hầu hết các TCTD đều đã mở Chi nhánh và các

phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh (theo số liệu của NHNN Kiên

Giang), tính theo địa điểm giao dịch (Hội sở chính, chi nhánh, Phòng giao dịch, điểm

giao dịch) thì trên địa bàn có trên 150 điểm. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn trong huy động vốn diễn ra gay gắt làm cho công tác huy động trở nên vô cùng khó khăn và là thách thức rất lớn đối với tất cả các NHTM, trong đó có VCB Kiên Giang.

2.2.1.2 Huy động vốn

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn tại VCB Kiên Giang - Số dư tiền gửi theo kỳ hạn

(ĐVT: Tỷ đồng) 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 49 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)