So sánh công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Kiên Giang với quy trình của

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 87 - 88)

của Basel

2.5.6.1. Về xây dựng môi trường tín dụng thích hợp

Về nội dung này, VCB thực hiện phù hợp với chuẩn mực của Basel. Cụ thể: Hội đồng quản trị VCB phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng về tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro, ... Các văn bản như: Phê duyệt chính sách quản lý rủi ro, Ban hành quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng, Xây dựng các Quy trình, quy chế liên quan đến Quy định nội bộ về hoạt động tín dụng, Miễn giảm lãi, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng, Mua bán nợ, xây dựng chiến lược hoạt động của ngân hàng về tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro,... Trên các cơ sở đó Ban Giám đốc VCB Kiên Giang đã thực thi các quy định này nhằm quản lý, phát hiện, đo lường và kiểm soát nợ xấu cho từng khoản vay và cho cả danh mục đầu tư tại VCB Kiên Giang.

2.5.6.2. Về thực hiện cấp tín dụng lành mạnh

Hiện nay VCB Kiên Giang vẫn chưa xác định được thị trường mục tiêu cụ thể; Tất cả các đối tượng khách hàng khi đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng đều được xem xét giải quyết.

Tại VCB Kiên Giang có quy trình rõ ràng về phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có các bộ phận tham gia vào quy trình này là Phòng khách hàng, Phòng quản lý nợ và cấp phê duyết tín dụng, đồng thời quy định trách nhiệm rạch ròi giữa các bộ phận. Xây dựng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng nhưng chỉ bắt buộc đối với khách hàng có dư nợ trên 5 tỷ đồng.

Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý RRTD có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý RRTD

là một trong những nguyên tắc của Basel. Tuy nhiên, hiện nay VCB Kiên Giang vẫn chưa thể tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel do nhiều điều kiện khách quan.

 Việc cấp tín dụng luôn được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt yêu cầu có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

2.5.6.3. Về duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp

Cơ chế trao đổi thông tin cũng được Ban Giám đốc VCB Kiên Giang chú trọng, nhưng hiệu quả của nó chưa cao vì những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay đặc biệt là sau cho vay chưa được bộ phận cấp tín dụng cập nhật kịp thời. Đồng thời, VCB Kiên Giang cũng chưa có hệ thống thông tin đầy đủ, toàn diện và việc đánh giá, phân tích thông tin còn hạn chế.

VCB đã xây dựng cho riêng mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý RRTD. VCB Kiên Giang đã thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng đối với từng khách hàng.

Về xử lý nợ xấu và các khoản nợ có vấn đề khác: VCB Kiên Giang đã giao cho Ban xử lý nợ phối hợp Phòng khách hàng xử lý.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)