Công tác thẩm định DAĐT và ra quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh mtv cấp thoát nước kiên giang (Trang 79 - 84)

Trên cơ sở các quy định của Pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng cùng với điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, công ty tiến hành tổ chức thẩm định DAĐT đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình và trình cấp thẩm quyền cao hơn là Sở KH&ĐT đại diện cho UBND tỉnh để tiến hành thẩm định. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT của công ty được đánh giá trên các nội dung chính là:

- Tổ chức thẩm định dự án: đối với các dự án sử dụng vốn trong nước và thẩm quyền quyết định thuộc về công ty thì công tác thẩm định dự án đầu tư được giao cho phòng kỹ thuật &QLĐT đảm nhiệm. Công tác thẩm định DAĐT của công ty trong thời gian qua thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. Đối với các dự án lớn không thuộc thẩm quyền của công ty hoặc dự án có sử dụng nguồn vốn ODA thì quyền quyết định thuộc về UBND tỉnh Kiên Giang mà đơn vị trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định dự án là phòng thẩm định dự án thuộc Sở KH&ĐT tỉnh Kiên Giang thẩm định. Song song với việc thẩm định dự án của phía Việt Nam thì theo quy trình của từng nhà tài trợ thì các dự án đều phải được các nhà tài trợ tiến hành các thủ tục tiền thẩm định và thẩm định dự án tùy theo quy định của từng nhà tài trợ. Từ trước đến nay công ty chỉ thẩm định các dự án nhỏ lập BCKTKT và chỉ mới thẩm định duy nhất một dự án lập BCKT là dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước thị trấn Kiên Lương từ công suất 5.000m3/ngày đêm lên 10.000m3/ngày đêm, các dự án còn lại đa số là các dự án có nguồn vốn ODA nên thẩm quyền thẩm định dự án là Sở KH&ĐT.

+ Quy trình tổ chức thẩm định: Trên cơ sở hồ sơ dự án được tư vấn lập theo đúng quy định, phòng kỹ thuật & QLĐT tiến hành thực hiện thành lập hội đồng thẩm định, tiến hành thẩm định kết hợp với các ý kiến của các cơ quan ban ngành có liên quan và trình cho BGĐ ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Hội đồng thẩm định của công ty gồm ban điều hành, đại diện các phòng ban có liên quan. Đối với các dự án có nguồn vốn lớn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh ra quyết định đầu tư thì công ty trình UBND tỉnh mà trực tiếp là phòng thẩm định thuộc Sở KH&ĐT sẽ chủ trì và mời các sở ban ngành có liên quan như Sở Xây Dựng, Sở Tài Chính, Sở Tài Nguyên Môi Trường…. tham gia vào hội đồng thẩm định. Sau khi có ý kiến của hội đồng thẩm định, đơn vị lập BCKT sẽ điều chỉnh và trình cho chủ đầu tư trình chủ đầu tư trình sở KH&ĐT và UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức thẩm định hiện nay của công ty

+ Đội ngũ cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định ở công ty chủ yếu là cán bộ phòng kỹ thuật và quản lý đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định và phòng thẩm định dự án của Sở KH&ĐT. Số lượng cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định ở phòng kỹ thuật và quản lý đầu tư hiện tại không nhiều (4 cán bộ: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên kỹ thuật, 1 nhân viên pháp chế phụ trách đấu thầu và quản lý hợp đồng). Hiện tại, đội ngũ cán bộ thẩm định dự án nhìn chung đã có thâm niên (trên 5 năm) và kinh nghiệm trong thẩm định BCKTKT, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định BCKT, tốt nghiệp đại học các chuyên ngành như: luật, xây dựng, cấp thoát nước và đã tham gia tập huấn và có chứng chỉ về quản lý dự án, thẩm định giá, đấu thầu…..

Trình hồ sơ dự án Tiếp nhận hồ sơ dự án Lập Hội đồng thẩm định Tổ chức thẩm định BQLDA Phòng KT&QLĐT (bộ phận thẩm định dự án) Phòng KT&QLĐT Phòng KT&QLĐT, BQLDA và các phòng ban tham gia hội đồng thẩm định Ý kiến của các cơ

quan chuyên ngành liên quan

Báo cáo thẩm định Phòng KT&QLĐT

Quy trình thực hiện Đơn vị phụ trách (các dự án thuộc thẩm quyền của công ty) Đơn vị phụ trách (các dự án không thuộc thẩm quyền

của công ty)

Chủ đầu tư (công ty) Sở KH&ĐT (phòng thẩm định dự án) Sở KH&ĐT (phòng thẩm định dự án) Sở KH&ĐT cùng các sở ban ngành, cơ quan liên quan

Sở KH&ĐT (phòng thẩm định

dự án)

+ Căn cứ thẩm định dự án: việc thẩm định dự án ở công ty dựa vào các văn bản, quy định về quản lý đầu tư xây dựng như:

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây Dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ;

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng ;

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng ;

Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ;

Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây Dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

Và các văn bản liên quan khác

Các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng, cấp thoát nước như: Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006 - Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế số QCVN 01:2009/BYT ngày 17/6/2009, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008/BXD, Nhà ở và các công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe, Quy chuẩn Việt Nam số 06:2010/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình....và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan.

Các định mức, báo giá quy phạm của của ngành, Chính phủ đã chính thức ban hành để thực hiện, các ý kiến của các cơ quan chuyên ngành liên quan.

- Nội dung thẩm định dự án: nội dung thẩm định dự án/công trình của công ty trong thời gian qua bao gồm các nội dung nhận xét như sau: cơ sở pháp lý và tài liệu dùng trong thẩm định, chất lượng hồ sơ và tổng mức đầu tư, kết quả thẩm định, kết luận kiến nghị. Tuy nhiên việc đánh giá các nội dung này cũng chỉ mang tính tương đối để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật. Ngược lại, đối với các dự án có nguồn vốn ODA thì quy trình thẩm định dự án sẽ phức tạp hơn và qua nhiều công đoạn hơn như tiền thẩm định, thẩm định, thẩm định trên khía cạnh an toàn xã hội, an toàn môi trường, an toàn tái định cư, hiệu quả thu hồi vốn, đấu thầu, quản lý tài chính... theo quy định Việt Nam và của nhà tài trợ.

+ Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Nhìn chung, việc thẩm định nội dung này được thực hiện đầy đủ và khá tốt do có đầy đủ các căn cứ pháp lý và trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực và đây là nội dung thẩm định cơ bản và cần thiết cho tất cả các dự án. Tuy nhiên nội dung này các cán bộ thẩm định chỉ nêu các văn bản, hồ sơ làm cơ sở để thẩm định, chứ không nhận xét xem hồ sơ dự án có đáp ứng theo quy định.

+ Thẩm định chất lượng hồ sơ và tổng mức đầu tư: trong phần này cán bộ thẩm định chỉ nêu tổng mức đầu tư được lựa chọn tính toán hợp lý, phù hợp với các thông số kỹ thuật - công nghệ dùng để thiết kế hệ thống xử lý nước, điều kiện tài chính của Chủ đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương; cơ sở xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư được tính toán trên cơ sở các văn bản pháp lý của Nhà nước quy định, có áp dụng thực tiễn tại địa phương; hồ sơ dự án đầu tư đầy đủ các điều kiện để thẩm tra theo quy định hiện hành.

+ Về kết quả thẩm định: cán bộ thẩm định chỉ nêu ra các chi phí của dự án, kết quả thẩm định tăng hay giảm, nguyên nhân tăng giảm.

+ Về kết luận kiến nghị: dựa trên các vấn đề thẩm định nêu trên, trong phần kết luận và kiến nghị, cán bộ thẩm định kết luận dự án đáp ứng các quy định của pháp luật, đề nghị chủ đầu tư phê duyệt.

- Phương pháp thẩm định dự án: Thời gian qua, công ty thực hiện thẩm định chủ yếu vẫn mang tính chất kinh nghiệm trên cơ sở trình độ, kỹ năng của cán bộ. Phương pháp chung để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi Pháp luật (Luật XD, Đầu tư, các Nghị định, Thông tư, các Văn bản liên quan..). Đối với phương pháp thẩm định cụ thể để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện trong thời gian qua là:

phương pháp đối chiếu, so sánh truyền thống các nội dung cũng như các chỉ tiêu của dự án dựa hoàn toàn trên các số liệu được nêu trong hồ sơ dự án của tư vấn lập với các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Còn đối với các phương háp hiện đại như phân tích độ nhạy cảm, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích rủi ro, công ty chưa áp dụng. Cụ thể hơn có thể xem ví dụ tại Phụ luc 3 ( Phụ lục 3 - Thực trạng thẩm định DAĐT hệ thống cấp nước Kiên Lương của công ty)

Đối với các dự án ODA, sau khi được các cấp thẩm quyền ra quyết định phê duyệt, nhà tài trợ đồng ý tài trợ dựa trên các kết quả thẩm định dự án của họ và các điều kiện mà phía việt nam và chủ đầu tư đáp ứng, Chính phủ và nhà tài trợ sẽ tiến hành ký hiệp định tài trợ. Sau khi đã ký hiệp định tài trợ, Chính phủ sẽ tiến hành ký hiệp định cho vay lại đối với các chủ đầu tư.

Thời gian qua, các DAĐT được triển khai ở công ty đã đem lại những kết quả tốt, nhiều dự án đi vào vận hành khai thác. Điển hình như dự án cấp nước và vệ sinh môi trường Rạch Giá, dự án cấp nước và vệ sinh môi trường Hà Tiên, dự án cấp nước Hòn Đất đã khai thác hết công suất sau khi đưa vào sử dụng. Ví dụ phải tiếp tục tiến hành nâng công suất như sau một năm đưa vào hoạt động (năm 2010) phải tiến hành nâng công suất cho nhà máy nước Rạch Giá thuộc dự án cấp nước và VSMT Rạch Giá từ 32.000m3 lên 50.000m3 hay sau khi hoàn thành các chỉ số tài chính của dự án cấp nước và VSMT Rạch giá thuộc dự án thứ ba về cấp nước và vệ sinh các thị xã thị trấn đã được tính toán và so sánh, đánh giá lại lại theo từng giai đoạn để phản ánh tính hiệu quả của từng dự án (chỉ số FIRR>WACC) được thể hiện bên dưới:

Bảng 2.7 Các kết quả so sánh FIRR của các tiểu dự án cấp nước và VSMT Rạch Giá

Cty Cấp nước

Thẩm định Kiểm tra giữa kỳ Hoàn thành

WACC FIRR (%) FNPV Triệu VNĐ WACC FIRR (%) FNPV Triệu VNĐ WACC FIRR (%) FNPV Triệu VNĐ B.Dương 3,0 3,4 14.775 3,21 5,31 53.504 4,16 9,95 159.350 K.Giang 2,7 3,0 6.330 3,11 4,04 18.668 3,28 5,34 44.440 N.Thuận 1,7 3,0 40.494 4,34 4,59 5.735 4,69 2,02 (50.944) Phú Yên 1,8 3,3 47.613 3,49 3,55 930 4,26 6,02 27.871 Tây Ninh 2,2 2,6 4.386 3,09 4,06 13.121 2,91 1,81 (12.726)

(Nguồn: báo cáo đánh giá lại dự án sau khi hoàn thành của ADB)

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do nhận thức chưa sâu sắc về vai trò của công tác thẩm định dự án (các dự án do công ty thẩm định), mặt khác trình độ chuyên môn còn hạn chế nên công tác thẩm định dự án ở công ty vẫn chưa chuyên nghiệp, chưa đi sâu phân tích các tố kinh tế xã hội, hiệu quả dự án...số liệu mang tính chất để phê duyệt hơn là chú trọng xem xét, phân tích hiệu quả thực sự của dự án (xem phụ lục 3- báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống cấp nước Kiên Lương).

Để đánh giá, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác QLDA về công tác thẩm định dự án, kết quả như sau:

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về công tác thẩm định dự án đầu tư

Chỉ tiêu Số mẫu Kết quả

Công ty đã có kinh nghiệm nhiều trong việc công tác thẩm định dự án đầu tư.

18 100% (18) ý kiến không đồng ý.

Công ty rất coi trọng công tác thẩm định dự án đầu tư.

18 44% (8) ý kiến không đồng ý, 66% (10) ý kiến đồng ý. Nội dung thẩm định đầy đủ, báo cáo thẩm định

thể hiện đầy đủ và chuyên nghiệp.

18 66% (12) ý kiến không đồng ý, 17% (3) ý kiến không có ý kiến, 17% (3) ý kiến đồng ý Đã áp dụng nhiều phương pháp thẩm định hiện

đại.

18 83% (15) ý kiến không đồng ý, 17% (3) ý kiến đồng ý Năng lực thẩm định của cán bộ thẩm định tốt. 18 72% (13) ý kiến không đồng

ý, 28% (5) ý kiến đồng ý Đã xây dựng được quy trình thẩm định dự án đầu

tư.

18 67% (12) ý kiến không đồng ý, 33% (6) ý kiến đồng ý

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh mtv cấp thoát nước kiên giang (Trang 79 - 84)