a. Cần tăng cường mối liên hệ với các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước: - Trong quá trình tham gia thẩm định dự án, liên hệ thường xuyên với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, để nhanh chóng nhận được những ý kiến nhận xét, đảm bảo tiến độ chung của công tác thẩm định dự án.
- Tăng cường mối liên hệ với các tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn bên ngoài để học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ nhiệp vụ chuyên môn.
- Đối với các tổ chức tài chính, các nhà cung ứng vật tư truyền thống: cần duy trì tốt mối quan hệ bền vững với các tổ chức này. Đồng thời thiết lập mở rộng quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính khác. Tổ chức các chuyến tham quan học hỏi ở các công ty cấp nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực SXKD và QLDA.
b. Phải phối hợp nhịp nhàng và có hiệu quả giữa các Phòng ban trong công ty: duy
trì tốt quá trình phân công nhiệm vụ đã được nêu trong ma trận trách nhiệm giữa các đơn vị trong công ty. Mỗi đơn vị tự mình theo dõi, xem xét, duy trì thực hiện theo ma trận đó.
c. Tăng cường ứng dụng tin học, các biện pháp, các thành tựu khoa học, vào công tác Quản lý dự án đầu tư: Đổi mới hệ thống trang thiết bị tin học theo hướng hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán mới để truy cập, xử lý thông tin kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Đưa các chương trình phần mềm tin học ứng dụng vào phân tích, đánh giá dự án để nâng cao chất lượng của các kết quả thẩm định. Ứng dụng tin học để thống hóa quản lý, trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong quản lý điều hành dự án đầu tư, đưa tất các dữ liệu dự án đầu tư lên mạng nội bộ của công ty để tất cả cùng tham khảo, sử dụng làm tư liệu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn với mục tiêu đưa ra những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác QLDAĐT của công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang trong điều kiện hiện nay. Để có cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao, luận văn đã dựa trên kết quả phân tích thực trạng của công tác QLDAĐT ở công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang trong thời gian qua và hệ thống những quan điểm định hướng cho việc hoàn thiện công tác QLDAĐT. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác QLDAĐT ở công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang trong thời gian tới. Đây là những giải pháp cụ thể, trực tiếp trên các phương diện từ đổi mới nhận thức về công tác QLDAĐT, về tổ chức - nội dung - phương pháp QLDAĐT và một số giải pháp khác có liên quan. Những đóng góp của luận văn trong Chương này được thể hiện ở những nội dung sau:
♦ Xây dựng hệ thống các quan điểm về công tác QLDAĐT. Những quan điểm này cùng với những hạn chế được phân tích trong Chương 2 là định hướng cơ bản để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLDAĐT ở công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang.
♦ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLDAĐT của công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang. Các giải pháp được đề cập logic theo trình tự từ nội dung của giải pháp (tức từ giải pháp chi tiết cho từng lĩnh vực: kiện toàn tổ chức QLDAĐT, lập DAĐT; thẩm định DAĐT và ra quyết định đầu tư; quản lý đấu thầu; giám sát & kiểm soát thực hiện dự án ở giai đoạn thi công và kiến nghị).
KẾT LUẬN
Quản lý dự án đầu tư chính là những công việc, những hoạt động mà doanh nghiệp nói chung thực hiện để biến mục tiêu, kế hoạch đó trở thành hiện thực. Việc hoàn thiện các giai đoạn đầu tư phải định đúng hướng góp phần quan trọng vào sự thành công của các dự án đầu tư.
Xuất phát từ những mục đích và nhiệm vụ đề ra cùng với những kết quả đạt được thông qua thực hiện đề tài: "Hoàn thiện công tác QLDAĐT tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Kiên Giang”, luận văn có những đóng góp và giải quyết được các vấn đề chủ yếu sau:
1. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, các mô hình, hình thức QLDA, các kinh nghiệm của các nước đối với công tác QLDA. Đây là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLDAĐT ở công ty trong thời gian tới.
2. Phân tích, đánh giá và khảo sát ý kiến các chuyên gia đối với thực trạng công tác QLDAĐT xây dựng của công ty trong những năm qua trên các lĩnh vực như: mô hình, quy trình QLDA tại công ty, công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, công đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, công tác kiểm soát, giám sát trong giai đoạn thi công gồm kiểm soát và giám sát tiến độ, chi phí, chất lượng công trình, rủi ro công trình. Dựa vào các phân tích thực trạng để đánh giá các kết quả đạt được đối với công tác QLDA của công ty trong thời gian qua. Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác QLDA tại công ty còn bộc lộ những tồn tại hạn chế cần phải hoàn thiện như: mô hình QLDA chưa ổn định, chưa có kinh nghiệm trong công tác lập dự án, thuê tư vấn chưa có năng lực lập dự án, chưa bám sát kiểm tra công tác lập dự án của tư vấn, chưa có kinh ngiệm nhiều trong công tác lập dự án đối với các dự án ODA, chưa có kinh nghiệm thẩm định dự án, nội dung thẩm định và báo cáo thẩm định chưa chuyên nghiệp, công tác đấu thầu và đánh giá HSDT chưa toàn diện, chưa có bộ phận kiểm tra thanh tra công tác đấu thầu và QLDA, chưa áp dụng các công cụ, phương pháp hiện đại trong công tác QLDA, kiểm soát và giám sát trong giai đoạn thi công... để rồi từ đó xác định các nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế như: năng lực cán bộ còn hạn chế, chưa chịu trau dồi năng lực kinh nghiệm, các quy định liên quan đến công tác QLDA còn nhiều bất cập, công ty chưa có các chính sách ưu đãi, chưa ngiên cứu áp dụng các công cụ và phương pháp hiện đại để áp dụng vào công tác QLDA tại công ty....
3. Trên cơ sở lý luận khoa học về công tác QLDAĐT, để đảm bảo cho tính thuyết phục và khả thi, luận văn đã xây dựng những mục tiêu để hoàn thiện công tác QLDA. Hệ thống những mục tiêu này cùng với những tồn tại đã phân tích trong chương 2, ý kiến khảo sát của các chuyên gia là cơ sở định hướng các giải pháp. Luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA ĐT với nội dung chủ yếu như: giải pháp về hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức dự án, thành lập thêm một số bộ phận tại các phòng ban liên quan để phục vụ công tác QLDA, nâng cao việc tuyển chọn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho BQLDA và một số phòng có liên quan...; giải pháp về hoàn thiện công tác lập dự án đối với các dự án tại công ty như phân công lại việc lập dự án, xác định nhu cầu lập dự án là cần thiết đề tránh lập dự án không xuất phát từ nhu cầu thực tế, xây dựng mẫu BCKT, nâng cao chất lượng tư vấn và kết quả đầu ra của tư vấn....; giải pháp về hoàn thiện công tác thẩm định dự án với việc nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định, xây dựng quy trình chung và quy trình chi tiết thẩm dự án tại công ty, nâng cao chất lượng báo cáo thẩm định, phương pháp thẩm định...; các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu như xây dựng quy trình, trách nhiệm chung trong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, xây dựng mẫu HSMT, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác đấu thầu, quản lý chặt chẽ khâu lập và thẩm định thiết kế - dự toán...., giải pháp về kiểm soát và giám sát trong giai đoạn thi công như xây dựng hệ thống điều hành và kiểm soát tiến độ, áp dụng các phương pháp đo lường tiến độ để xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục, các giải pháp đảm bảo tiến độ, áp dụng các phương pháp khoa học để kiểm soát chi phí, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, nghiên cứu áp dụng các phương pháp, công cụ quản lý chất lượng, đề xuất thiết lập hệ thống quản lý rủi ro cho vòng đời dự án, năng cao nâng lực dự báo rủi ro.... từ đó đã có các đề xuất đối với các cơ quan nhà nước và công ty đối với các chính sách liên quan đến công tác QLDA.
Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực hiện đề tài có hạn, mặt khác do nội dung đề tài khá phức tạp và đa dạng, tác giả đã cố gắng thực hiện đáp ứng mục tiêu đặt ra, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng bạn bè và đồng nghiệp, đặc biệt là cô giáo: TS Nguyễn Thị Hiển, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Thùy Anh, Tài liệu hướng dẫn học tập Quản trị dự án, Trường Đại học mở TP HCM. [2] Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về QLDAĐT XDCT”.
[3] Bộ Xây dựng (2009), Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
[4] Báo cáo khả thi, báo cáo tiến độ của dự án cấp nước và VSMT Rạch Giá. [5] Báo cáo khả thi, HSMT, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, báo cáo tiến độ của dự [6] Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây Dựng; [7] Chính phủ Việt Nam (2004), Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình.
[8] Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
[9] Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
[10] Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Về sử đổi, bổ sung Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về QLDAĐT XDCT.
[11] Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.
[12] Nguyễn Thị Liên Diệp (2012), Quản trị học, nhà xuất bản Lao động xã hội
[13] Nguyễn Thị Hiển (2008), Lập và thẩm định dự án đầu tư, nhà xuất bản Khoa Học kỹ thuật .
[14] Phước Minh Hiệp Tài liệu hướng dẫn học tập Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư Trường Đại học mở TP HCM.
[15] Phước Minh Hiệp (2007), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội. [16] Hướng dẫn chuẩn bị dự án của WB và ADB.
[17] Bùi Xuân Phong (2006), giáo trình quản trị dự án đầu tư.
[18] Từ Quang Phương (2005), giáo trình Quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động - Xã hội [19] Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
[20] Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
[21] Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
[22] Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
[23] Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007) Giáo trình kinh tế đầu tư nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
[24] Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
[25] Nguyễn Trường Sơn - Đào Hữu Hoà (2002), Quản trị dự án đầu tư, NXB Thống kê [26] Sổ tay thực hiện dự án cấp nước Phú Quốc
[27] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý quản lý (2007), Dự án công trình xây dựng, nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội.
[28] Viện quản lý dự án (PMI) (2002), Cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
án cấp nước Phú Quốc
Phụ lục 1 :
Nội dung đề xuất cho mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình
Nội dung chủ yếu của Lập Dự án đầu tư XDCT căn cứ theo theo Điều 6 và 7 - NĐ 12/2009 V/v Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”) và đặc điểm của ngành cấp nước bao gồm 2 phần: Phần thuyết minh của DAĐT (hay còn gọi là phần Báo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư XDCT) + Phần Thiết kế cơ sở kèm theo.
1. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư XDCT: Bao gồm: 11 chương Chương 1: Báo cáo tóm tắt dự án bao gồm các nội dung:
Đây là phần quan trọng của dự án, là phần được lưu ý và đọc đến nhiều nhất. Mục đích của phần này là cung cấp cho người đọc toàn bộ nội dung của dự án nhưng không đi sâu vào chi tiết của bất cứ một khoản mục nội dung nào. Ở đây mỗi khoản mục nội dung của dự án được trình bày bằng kết luận mang tính thông tin định lượng ngắn gọn, chính xác.
Tên dự án, công suất, địa điểm thực hiện dự án, các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện dự án, chủ đầu tư, cơ quan tiếp nhận, quản lý và vận hành, kế hoạch thực hiện dự án, nguồn vốn cho dự án.
Chương 2: Bối cảnh và căn cứ của dự án gồm các nội dung:
Trong phần này cần trình bày những căn cứ cụ thể để khẳng định về sự cần thiết phải đầu tư, các đối tượng được hưởng lợi, khu vực dự án, sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu dự án (dài và ngắn hạn), phạm vi nghiên cứu của dự án, cơ sở pháp lý và các tài liệu tham chiếu. Cần chú ý đảm bảo tính xác thực của các luận cứ và tính thuyết phục trong luận chứng.
Chương 3: Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội gồm các nội dung:
Trong phần này cần trình bày điều kiện tư nhiên, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đại chất công trình), điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện hạ tầng xã hội...
Chương 4: Các quy hoạch có liên quan gồm các nội dung:
Trong phần này cần trình bày các quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị.
Chương 5: Hiện trạng cấp nước gồm các nội dung:
Trong phần này cần trình bày nguồn nước, hiện trạng hệ thống cấp nước của khu vực dự án.
Chương 6: Tiêu chuẩn thiết kế và nhu cầu sử dụng nước gồm các nội dung:
Trong phần này cần trình bày tiêu chuẩn thiết kế, tính toán nhu cầu sử dụng nước, phạm vi cấp nước.
Chương 7: Các đề xuất của dự án gồm các nội dung:
Xuất phát từ các phân tích về hiện trạng cấp nước, nguồn nước, điều kiện kinh tế xã hội, địa hình, thời tiết, địa chất công trình… đã được phân tích ở phân trên, trong phần này sẽ nêu ra các lựa chọn nguồn nước, các đề xuất cho dự án (các phương án cấp nước, công suất, công nghệ, mạng lưới, vật tư thiết bị sử dụng cho công trình....), phân tích các phương án và đề xuất phương án được chọn.
Trong trình bày những tính toán kỹ thuật, cần diễn đạt chi tiết và dễ hiểu sao cho người đọc dù không phải là chuyên viên kỹ thuật cũng có thể hiểu được. Nội dung chi tiết kỹ thuật nên để ở phần phụ lục riêng.
Chương 8: Kinh tế tài chính gồm các nội dung:
Xuất phát từ phương án được chọn, trong phần này sẽ phân tích tính toán các vấn đề liên quan đến tài chính của dự án như: tổng mức đầu tư, phương án nguồn vốn, phân ký đầu tư (nếu có), phương án kinh doanh, tính toán giá thành sản suất, đánh giá tài