Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước Kiên Giang

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh mtv cấp thoát nước kiên giang (Trang 62 - 194)

2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG

Tên giao dịch bằng tiếng Anh : Kien Giang Water Supply and Sewerage Limitied Company.

Tên viết tắt :KIWACO

Vốn điều lệ: 246.774.000.000đ (theo quyết định số 2007/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 về việc phê duyệt tăng vốn điều lệ của công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang)

Tổng tài sản: 421.751.873.937đ Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn : 107.839.180.723đ - Tài sản dài hạn : 319.921.693.214đ

Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 206 Mạc Cửu, Phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang.

Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư, xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật, dân dụng và công nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang là công ty TNHH 100% vốn nhà nước, trực thuộc Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang.

Công ty Cấp thoát nước Kiên Giang hoạt động dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Kiên Giang, UBND tỉnh Kiên Giang và Đảng ủy khối doanh nghiệp mà trực tiếp là Đảng ủy công ty. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, vốn, được mở tài khoản Ngân hàng thương mại trong nước theo quy định của pháp luật Việt Nam để hoạt động. Công ty tự chịu trách nhiệm vào

kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái mở rộng sản xuất, bảo tồn, phát triển nguồn vốn được giao.

Tiền thân của Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang là hệ thống cấp nước Rạch Giá được xây dựng từ năm 1963, có công suất 4.800m3/ngày. Ngày 28 tháng 11 năm 1992 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 925/UB-QĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước Công ty Cấp thoát nước Kiên Giang. Năm 2010 đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang theo Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 01 tháng 07 năm 2010 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang.

Hơn 40 năm hình thành và phát triển đến nay tổng công suất của hệ thống cấp nước do công ty quản lý đã lên đến gần 80.000m3/ngày và có trên 70.000 khách hàng.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang gồm:

 Đầu tư, sản xuất và kinh doanh nước sạch; sản xuất nước tinh khiết đóng chai; thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp; thu gom và xử lý chất thải rắn; khai thác và kinh doanh các dịch vụ từ công trình thủy lợi ;

 Thi công xây dựng, sửa chữa các công trình cấp nước, thoát nước, công trình thủy lợi, dân dụng và công nghiệp;

 Kinh doanh vật tư và làm dịch vụ chuyên ngành cấp thoát nước.

 Tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; thẩm định, thẩm tra thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán; tư vấn lập hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; giám sát thi công xây lắp các công trình: xây dựng dân dụng và công nghiệp, cấp thoát nước, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật ....

2.1.2 Bộ máy quản lý và điều hành công ty 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban chức năng 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban chức năng

Cơ cấu tổ chức và điều hành Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang theo mô hình Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu.

 Chủ sở hữu công ty là UBND tỉnh Kiên Giang

 Chủ tịch kiêm giám đốc công ty (người đại diện theo pháp luật của công ty)  Kiểm soát viên

 Các phó giám đốc

 Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc

 Các phòng chuyên môn : 06 phòng

(Văn phòng, phòng lao động tiền lương, phòng kinh doanh, phòng KT&QLĐT, phòng kế toán tài vụ, phòng chống thất thoát và kiểm soát chất lượng nước)

 Các BQL dự án : 02 BQL

(BQLDA cấp nước Phú Quốc, BQLDA thoát nước)

 Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc : 14 đơn vị

(nhà máy nước Rạch Giá, chi nhánh cấp nước số 1, chi nhánh cấp nước số 2, chi nhánh cấp nước số 3, chi nhánh cấp nước số 4, chi nhánh cấp nước Hòn Đất, trạm cấp nước Tân Hiệp, trạm cấp nước Châu Thành, trạm cấp nước Giồng Riềng, trạm cấp nước An Minh-An Biên, trạm cấp nước Hòn Chông, xí nghiệp cấp nước Hà Tiên, trạm cấp nước Phú Quốc, phân xưởng sửa chữa )

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty

CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC CÔNG TY P. GIÁM ĐỐC KINH DOANH P. GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT P. GIÁM ĐỐC DỰ ÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT & QLĐT CÁC BQL DỰ ÁN PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ VĂN PHÒNG CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY (UBND TỈNH KIÊN GIANG)

CÁC CHI NHÁNH VÀ TRẠM CẤP NƯỚC PHÂN XƯỞNG SỮA CHỮA NHÀ MÁY NƯỚC RG

BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KINH DOANH

2.1.2.2 Cơ cấu nhân sự

Tổng số lao động là: 394 người. Trong đó lao động nữ là: 58 người. Trong đó: + Ban giám đốc và kiểm soát viên: 05 người

+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Văn phòng (14 người); Phòng Lao động và Tiền lương (3 người); Phòng Chống thất thoát và kiểm soát chất lượng nước (16 người); Phòng Tài chính Kế toán (10 người); Phòng Kỹ thuật và Quản lý đầu tư (14 người); phòng Kinh doanh (22 người); Các Ban Quản lý Dự án (15 người).

+ Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc: Nhà máy nước Rạch Giá (36 người), chi nhánh cấp nước số 1 (24 người), chi nhánh cấp nước số 2 (11 người), chi nhánh cấp nước số 3 (32 người), chi nhánh cấp nước số 4 (15 người); Trạm Cấp nước Tân Hiệp (12 người); Trạm Cấp nước Châu Thành (16 người); Trạm Cấp nước Giồng Riềng (14 người); Trạm Cấp nước An Minh, An Biên (17 người); Chi nhánh Cấp nước Hòn Ðất (16 người); Trạm Cấp nước Hòn Chông (28 người); Xí nghiệp Cấp nước Hà Tiên (37 người); Trạm Cấp nước Phú Quốc (19 người) và Phân xuởng sửa chữa (18 người). 2.1.3 Hiện trạng cấp nước của tỉnh Kiên Giang

Hệ thống cấp nước của công ty bao gồm các nhà máy nước, giếng khoan tại các trạm cấp nước tuyến huyện, mạng lưới đường ống truyền tải và phân phối. Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện nay công ty đang sở hữu một hệ thống cấp nước gồm các trạm cấp nước, nhà máy nước và mạng lưới cấp nước cung cấp cho khoản 86,48% dân số của tỉnh Kiên Giang với tỉ lệ nước mặt chiếm 92,12%, nước ngầm chiếm 7,88% :

Bảng 2.1: Hệ thống nhà máy nước, trạm cấp nước của công ty

STT Tên trạm cấp nước Năm xây dựng Công suất (m3/ngày đêm) Nguồn nước

1 Nhà máy nước Rạch Giá 2008 50.000 Nước mặt

2 Xí nghiệp cấp nước Hà Tiên 2007 8.000 Nước mặt

3 Trạm cấp nước Phú Quốc 2006 5.000 Nước mặt

4 Trạm cấp nước Tân Hiệp 2000 2.400 Nước mặt

5 Trạm cấp nước Hòn Chông 1995 2.000 Nước mặt

6 Trạm cấp nước Giồng Riềng 2003 2.400 Nước mặt

7 Trạm cấp nước An Minh 1997 1.200 Nước ngầm

8 Trạm cấp nước An Biên 1995 1.000 Nước ngầm

9 Trạm cấp nước Minh Lương 1974 900 Nước ngầm

10 Trạm cấp nước Tắc Cậu 2003 2.000 Nước ngầm

11 Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Kiên Giang 2012 360 Nước ngầm

Bảng 2.2: Mạng lưới cấp nước của công ty

STT Tuyến ống Kích thước (mm) Chiều dài (km)

1 Tuyến ống truyền tải (cấp 1) D300, D400, D500, D700 64,61

2 Tuyến ống cấp phân phối (cấp 2) D150-D250 231.038

3 Tuyến ống dịch vụ (cấp 3) D27-D100 470.155

2.1.4 Dây chuyền công nghệ sản xuất nước sạch của công ty

Để sản xuất ra thành phẩm là nước sạch cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh, nguồn nước thô tự nhiên gồm nước ngầm và nước mặt từ sông sẽ được công ty khai thác và phải trải qua một quá trình xử lý phức tạp để tạo ra nguồn nước đạt chất lượng cho người dân sử dụng.

Dây chuyền xử lý của các nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm:

Công trình thu (giếng khoan) ---> Công trình làm thoáng khử sắt, xử lý phèn -> Công trình lắng --->Bể lắng ngang --->Bể lắng đứng ---> Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng, bể lắng tiếp xúc---> Công trình lọc (có thể sử dụng bể lọc nhanh, bể lọc chậm, bể lọc áp lực tùy theo từng trường hợp cụ thể) xử lý Clo >Bể chứa nước sạch --- >Trạm bơm nước sạch ---> Bơm ra mạng lưới tiêu thụ.

Dây chuyền xử lý của các nhà máy sử dụng nguồn nuớc mặt:

Nguồn nước mặt ---> Trạm bơm cấp 1 Xử lý vôi, phèn >bể trộn và phân chia lưu lượng ---> Bể lắng ---> Bể lọc (xử lý Clo) > Bể chứa nước sạch ---> Trạm bơm cấp 2 ---> Bơm ra mạng lưới tiêu thụ.

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Trong những năm qua, doanh thu và lợi nhuận đạt được liên tục tăng nhờ công ty luôn nắm bắt nhu cầu của xã hội, đầu tư mở rộng địa bàn phục vụ, phát triển khách hàng, bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu tâm huyết và nhiệt tình trong công việc. Doanh thu và lợi nhuận của năm sau luôn đạt và cao hơn năm trước khẳng định một điều là công ty đang kinh doanh có hiệu quả và hứa hẹn trong những năm tiếp theo công ty vẫn giữ được tốc độ phát triển cao và bền vững. Nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng khu vực, trong các năm qua công ty đã tập trung đầu tư xây dựng mới, nâng công suất các nhà máy nước để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của tỉnh Kiên Giang, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân và đời sống của cán bộ toàn công ty.

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 1 Sản lượng tiêu thụ (m3) 15.211.491 16.746.757 18.184.000 2 Tổng doanh thu 94.156 111.707 128.298 3 Tổng chi phí 84.518 101.496 112.119 4 Vốn kinh doanh 381.144 416.400 421.752 5 Vốn chủ sơ hữu 193.105 222.415 239.138 6 Lợi nhuận ròng 9.638 10.211 16.197

7 Tỉ lệ lãi trên doanh thu (%) 10,2 9,1 12,6

8 Tỉ lệ tăng trưởng tiêu thụ (%) 16 10 9

9 Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu (%) 37 18 14

10 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return on total assets) (%)

2,5 2,5 3,8

11 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE -Return on common equity) (%)

5,0 4,6 6,8

2.1.6 Đặc điểm đầu tư tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, của từng địa phương nói riêng và nhu cầu phát triển, mở rộng của công ty mà công ty có các chiến lược, chủ trương đầu tư theo nhiều hình thức đầu tư khác nhau như:

Hàng năm công ty đều có chủ trương đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước, sửa chữa các hạng mục phuc vụ sản xuất theo yêu cầu mở rộng, sửa chữa hàng năm của từng chi nhánh, nhà máy nước, trạm cấp nước nhằm sửa chữa các công trình phục vụ cho sản xuất, mở rộng các tuyến ống, để phục vụ cho nhu cầu của người dân và nhu cầu phát triển của xã hội của từng khu vực cụ thể do các chi nhánh, trạm, nhà máy cấp nước đề xuất. Vì đây là hình thức đầu tư sửa chữa có quy mô nhỏ để phục vụ SXKD, mở rộng mạng lưới phục vụ nhu cầu dùng nước của người dân, nằm trong phạm vi quyết định của công ty và sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty cùng với nguồn vốn của người dân cùng đầu tư nên đối với hình thức đầu tư này công ty rất chủ động. Các đơn vị có nhu cầu đầu tư chỉ cần lập dự toán, xem xét hiệu quả đầu tư, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội như số hộ kết nối ống nhánh vào tuyến ống đề nghị đầu tư, nhu cầu nước của người dân và được ban giám đốc phê duyệt thì các đơn vị yêu cầu

đầu tư sẽ tự tiến hành thực hiện đầu tư, thi công công trình và quyết toán với công ty. Thông thường việc xem xét đầu tư của loại hình đầu tư này thường mang tính cảm tính chứ không có quy định cụ thể nào để đánh giá hiệu quả đầu tư. Các chi phí đầu tư này sẽ được đưa vào chi phí SXKD hàng năm của công ty. Trong năm 2012, công ty đã đầu tư sửa chữa và mở rộng mạng lưới tuyến ống cấp nước với tổng giá trị đầu tư là 10.793.000.000 đồng trong đó đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước là 9.203.022.390 đồng (vốn do công ty đầu tư là 2.350.714.330, vốn do dân cùng đầu tư là 1.135.791.196, vốn khác là 5.716.516.864 đồng), đầu tư sửa chữa các công trình phụ trợ, công trình hỗ trợ sản xuất là 1.589.977.610 đồng. Kế hoạch đầu tư cho năm 2013 dự kiến là 23,3 tỷ đồng trong đó 7,66 tỷ đầu tư cho mở rộng mạng lưới cấp nước, 15,64 tỷ để cải tạo, sửa chữa các công trình phục vụ SXKD.

Bên cạnh việc đầu tư nêu trên, công ty cũng đã rất quan tâm đầu tư xây dựng mới nhằm mở rộng hệ thống các nhà máy, trạm cấp nước, nâng công suất các nhà máy, trạm cấp nước hiện hữu. Hình thức đầu tư này thường có quy mô và giá trị vốn đầu tư lớn, phải huy động nhiều nguồn vốn (phần lớn là vốn ODA), quy trình đầu tư, thời gian thực hiện kéo dài và phức tạp, nên công ty thường phải tuân theo các quy định về quản lý đầu tư, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ. Hình thức đầu tư này được chia thành hai trường hợp: lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình hoặc không cần lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ. Đối với hình thức không lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình mà lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 13 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ "đối với các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình" và tổng giá trị đầu tư dưới 50% vốn điều lệ (theo điều lệ hoạt động của công ty TNHH MTV) thì thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư thuộc về công ty theo quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ. Thủ tục và quy trình đối với hình thức đầu tư này cũng không phức tạp. Công ty có thể chủ động và hoàn toàn quyết định trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình về quản lý

chất lượng công trình. Đối với hình thức đầu tư còn lại thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư là UBND tỉnh Kiên Giang. Đối với hình thức đầu tư này phải lập báo cáo đầu tư, lập dự án, lập BQLDA và thường có vốn đầu tư rất lớn. Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn hỗn hợp từ vốn ngân sách, vốn vay ngân hàng thương mại, vốn ODA song phương, đa phương. Chịu sự chi phối và quản lý từ nhiều phía,

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh mtv cấp thoát nước kiên giang (Trang 62 - 194)