Kinh nghiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của một số nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh mtv cấp thoát nước kiên giang (Trang 60 - 62)

Cộng hòa Pháp

Nước Pháp đã hình thành một hệ thống pháp luật tương đối nghiêm ngặt và hoàn chỉnh về quản lý giám sát và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng. Ngày nay, nước Pháp có hàng chục công ty kiểm tra chất lượng công trình rất mạnh, đứng độc lập ngoài các tổ chức thi công xây dựng. Pháp luật của Cộng hòa Pháp quy định các công trình có trên 300 người hoạt động, độ cao hơn 28 m, nhịp rộng hơn 40 m, kết cấu cổng sân vườn ra trên 200 m và độ sâu của móng trên 30 m đều phải tiếp nhận việc kiểm tra giám sát chất lượng có tính bắt buộc và phải thuê một công ty kiểm tra chất lượng được Chính phủ công nhận để đảm đương phụ trách và kiểm tra chất lượng công trình. Ngoài ra, tư tưởng quản lý chất lượng của nước Pháp là “ngăn ngừa là chính”. Do đó, để quản lý chất lượng các công trình xây dựng, Pháp yêu cầu bảo hiểm bắt buộc đối với các công trình này. Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi công trình xây dựng không có đánh giá về chất lượng của các công ty kiểm tra được công nhận. Họ đưa ra các công việc và các giai đoạn bắt buộc phải kiểm tra để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra chất lượng kém. Kinh phí chi cho kiểm tra chất lượng là 2% tổng giá thành. Tất cả các chủ thể tham gia xây dựng công trình bao gồm chủ đầu tư, thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng, sản xuất bán thành phẩm, tư vấn giám sát đều phải mua bảo hiểm nếu không mua sẽ bị cưỡng chế. Chế độ bảo hiểm bắt buộc đã buộc các bên tham gia phải nghiêm túc thực hiện quản lý, giám sát chất lượng vì lợi ích của chính mình, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của khách hàng.

Hoa Kỳ

Quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật Mỹ rất đơn giản vì Mỹ dùng mô hình 3 bên để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bên thứ nhất là các nhà thầu (thiết kế, thi công…) tự chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình. Bên thứ hai là khách hàng giám sát và chấp nhận về chất lượng sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn các yêu cầu đặt hàng hay không. Bên thứ ba là một tổ chức tiến hành đánh giá độc lập nhằm định lượng các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ cho việc

bảo hiểm hoặc giải quyết tranh chấp. Giám sát viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về mặt trình độ chuyên môn, có bằng cấp chuyên ngành; chứng chỉ do Chính phủ cấp; kinh nghiệm làm việc thực tế 03 năm trở lên; phải trong sạch về mặt đạo đức và không đồng thời là công chức Chính phủ.

Singapore

Chính quyền Singapore quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Ngay từ giai đoạn lập dự án, chủ đầu tư phải thỏa mãn các yêu cầu về quy hoạch xây dựng, an toàn, phòng, chống cháy nổ, giao thông, môi trường thì mới được cơ quan quản lý về xây dựng phê duyệt.

Ở Singapore không có đơn vị giám sát xây dựng hành nghề chuyên nghiệp. Giám sát xây dựng công trình là do một kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành thực hiện. Họ nhận sự ủy quyền của Chủ đầu tư, thực hiện việc quản lý giám sát trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. Theo quy định của Chính phủ thì đối với cả 02 trường hợp Nhà nước đầu tư hoặc cá nhân đầu tư đều bắt buộc phải thực hiện việc giám sát. Do vậy, các chủ đầu tư phải mời kỹ sư tư vấn giám sát để giám sát công trình xây dựng. Đặc biệt, Singapore yêu cầu rất nghiêm khắc về tư cách của kỹ sư giám sát. Họ nhất thiết phải là các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên ngành đã đăng ký hành nghề ở các cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước xác định. Chính phủ không cho phép các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp được đăng báo quảng cáo có tính thương mại, cũng không cho phép dùng bất cứ một phương thức mua chuộc nào để môi giới mời chào giao việc. Do đó, kỹ sư tư vấn giám sát thực tế chỉ nhờ vào danh dự uy tín và kinh nghiệm của các cá nhân để được các chủ đầu tư giao việc.

Kết luận chương 1

Chương 1 hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về dự án đầu tư xây dựng cơ bản và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Chương này gồm các kiến thức chung nhất về dự án, dự án đầu tư, trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phân loại dự án đầu tư, quản lý và quản lý dự án, các mô hình quản lý dự án... Qua đó có cái nhìn tổng quát đối với việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; ứng dụng các kiến thức này để tìm hiểu thực trạng quản lý dự án tại công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang trong chương 2; kết hợp với các kinh nghiệm quản lý dự án để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang trong chương 3.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT

NƯỚC KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh mtv cấp thoát nước kiên giang (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)