và phòng ban liên quan.
Con người là trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại của công việc. Để chất lượng dự án của công ty được cải thiện trong thời gian tới và xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty chưa xây dựng được các tiêu chí tuyển chọn, chưa quan tâm đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng, chưa có chính sách khuyến khích, đãi ngộ nhân tài và qua kết quả khảo sát ý kiến về công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho BQLDA, các ý kiến đều đồng ý cần phải hoàn thiện, nâng cao công tác tuyển chọn và đạo tạo nguồn nhân lực cho BQLDA và các phòng ban liên quan trong công tác QLDA. Do đó cần xây dựng các tiêu chí để tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác QLDA; nâng cao đào tạo cho cán bộ BQL dự án theo định hướng sau:
- Đối với các vị trí như giám đốc BQL, phó giám đốc BQL là các vị trí rất quan trọng có rất nhiều cám dỗ và áp lực công việc cao nên khi bổ nhiệm các vị trí này cần phải chú trọng đến năng lực chuyên môn và đạo đức tốt, phải có “cái tâm” trong công việc. Đây phải là những người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý; có bản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, có khả năng xử lý, ra quyết định, và phải biết ngoại ngữ, có thể là một kỹ sư cấp thoát nước, kỹ sư xây dựng, hay một chuyên gia kinh tế xây dựng. Những người đảm nhận các vị trí này phải là người hiểu rõ chủ trương, quan điểm, định hướng, chiến lược của Chủ đầu tư, đồng thời hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh của dự án, để từ đó truyền đạt lại cho các thành viên khác; phải đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đã đề ra và sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báo cáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng và cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình.
- Các ý kiến của các cán bộ trực tiếp làm công tác QLDA cho rằng cần thường xuyên cho đi đào tạo các khóa học chuyên môn về QLDA, thẩm định dự án, đấu thầu, quản lý tài chính, kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó bản thân mỗi cán bộ BQL cũng cần tự giác cập nhật, và tự bồi dưỡng các kỹ năng mềm, các kiến thức xã hội, pháp luật, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước… để làm giàu kiến thức bản thân và để phục vụ cho công việc.
- Qua khảo sát, các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ có thâm niên công tác QLDA cho rằng để làm tốt công tác QLDA thì tại từng bộ phận, từng cán bộ phụ trách công tác
QLDA cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất, thường xuyên trao dồi học hỏi kinh nghiệm như vậy cũng đã góp phần hoàn thiện công tác QLDA của công ty. Ví dụ một cán bộ giám sát thi công của chủ đầu tư làm việc nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên kiểm tra công trường, phát hiện, báo cáo, đưa ra các kiến nghị xử lý vấn đề kịp thời, chính xác, có kết quả cao, đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ công trình; một cán bộ đầu thầu quản lý và thực hiện đấu thầu đúng tiến độ, quy định, thời gian, kết quả lựa chọn nhà thầu có năng lực… cũng đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác QLDA.
- Đối với các cán bộ thuộc các phòng ban liên quan đến công tác quản lý và thực hiện dự án cần phải được quan tâm để đào tạo nâng cao năng lực, bổ sung thêm trong trường hợp lực lượng quá ít không đủ để đảm bảo thực hiện công việc đặc biệt là bộ phận thẩm định tại phòng KT& QLĐT vì đây là bộ phận trực tiếp thay mặt cho chủ đầu tư kiểm tra giám sát, thẩm định các vấn đề khác nhau liên quan đến công tác thực hiện và quản lý dự án.
- Bên cạnh đó cần khuyến khích sự năng động, sáng tạo của cán bộ trẻ có tài trong công tác bằng các chính sách ưu đãi, chăm lo đời sống các cán bộ này vì đây là lực lượng sẽ đóng góp lâu dài cho công ty. Tạo mọi điều kiện để cán bộ BQL có thể nâng cao mức thu nhập hợp pháp trong phạm vi có thể. Có chính sách đãi ngộ thích hợp đối với cá nhân có thành tích trong công tác hoặc có sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế. Phân công cán bộ có thâm niên, kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn, giúp đội ngũ cán bộ trẻ dần trưởng thành, đồng thời góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ chung trong toàn công ty. Thực hiện sàng lọc những cá nhân có năng lực tốt đủ điều kiện tiếp tục tham gia làm công tác thẩm định, đấu thầu... Kiên quyết loại bỏ các cá nhân non yếu về chuyên môn nghiệp vụ hay thiếu ý thức, phẩm chất đạo đức kém, lợi dụng vị trí công tác để thu lợi bất chính ở bất cứ cương vị công tác nào. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách khuyến khích, thu hút những người có tài tham gia vào công tác QLDA tại công ty.