Chế độ chính sách đối với cán bộquản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 77 - 139)

Theo đánh giá của tác giả, ở thời điểm hiện tại, chế độ chính sách của Nhà nước đang thực hiện đối với đội ngũ nhà giáo, trong đó có đội ngũ Nhà giáo là cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ CBQL tại các trường PTDTNT đã thể hiện sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ này, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời. CBQL hệ thống trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang yên tâm công tác; chế độ lương, các khoản phụ cấp theo lương, chế độ ưu tiên đối với người công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng khó khăn về cơ bản đã đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69

- Thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Cán bộ quản lý các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang được thực hiện các chế độ, chinh sách sau:

Bảng 2.15: Thống kê các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý các trƣờng PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

STT Tên loại văn bản Tên chế độ chính

sách đƣợc hƣởng Mức hƣởng đối với CBQL trƣờng PTDTNT I, Chế độ tiền lƣơng và phụ cấp 1 Nghị định số 204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Theo ngạch, bậc, hệ số quy định [9] 2 Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

- Phụ cấp ưu đãi: Mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) [10]

- Phụ cấp trách nhiệm:

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu. 3

Nghị định 54/2011/ NĐ-CP ngày

04/7/2011 của PP

Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

Hưởng theo quy định trên cơ sở số năm công tác thực tế trong ngành (trừ thời gian tập sự) [12] 4 Thông tư số 33/2005/TT- GDĐT ngày 08/12/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập

- PTDTNT THPT: Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I. Hiệu trưởng hệ số phụ cấp 0,7; Phó Hiệu trưởng hệ số phụ cấp 0,55. - PTDTNT THCS: Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I Hiệu trưởng hệ số phụ cấp 0,55; Phó hiệu trưởng hệ số phụ cấp 0,45 [4]

II. Chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế: Thực hiện theo quy định chung III. Các chế độ, chính sách về khen thƣởng, đãi ngộ, tôn vinh và kỷ luật IV Các chế độ, chính sách nhà ở công vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70

STT Tên loại văn bản Tên chế độ chính

sách đƣợc hƣởng

Mức hƣởng đối với CBQL trƣờng PTDTNT

(với những người đi học)

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang)

Từ bảng thống kê trên cho thấy, CBQL tại các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang đã được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định, cụ thể: Chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp theo lương gồm: phụ cấp ưu đãi ngành 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có (cao hơn các trường cùng cấp, cùng địa bàn 35%); Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu (phụ cấp riêng cho trường PTDTNT); phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; các chế độ chính khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; Các chế độ, chính sách về khen thưởng, đãi ngộ, tôn vinh; riêng chính sách nhà ở công vụ tỉnh Tuyên Quang thực hiện tốt. Các trường PTDTNT của tỉnh đều có nhà công vụ (trường được quy hoạch mới, xây dựng đủ, hiện đại các khối công trình trong đó có khối nhà công vụ cho CBQL, giáo viên) đủ phục vụ cho số CBQL và giáo viên có nhu cầu.

Tuy đã được thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định trong đó có các chinh sách đặc thù cho người công tác tại các trường chuyên biệt, song thực tế thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp theo lương hiện nay chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho bản thân và gia đình ở mức tối thiểu; 95% cán bộ quản lý được hỏi cho rằng đời sống của phần đông CBQL và nhà giáo vẫn còn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế.

Như vậy, chế độ chính sách đối với nhà giáo nói chung trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý vẫn đang đặt ra những vấn đề mà Đảng, Nhà nước và mỗi địa phương quan tâm giải quyết để đội ngũ này thực sự yên tâm công tác, gắn bó tâm huyết với nghề, nhất là đối với các trường chuyên biệt như các trường PTDTNT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72

Kết luận chƣơng 2

Trong những năm gần đây, giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã khẳng định những kết quả nổi bật, một trong những kết quả đó phải kể đến sự cố gắng nỗ lực của tỉnh để mở rộng quy mô trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh trong đó có việc thành lập được hệ thống các trường PTDTNT tại các huyện. Đồng thời với sự phát triển quy mô trường lớp là sự quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ CBQL và đội ngũ nhà giáo nói chung trong đó có đội ngũ CBQL các trường PTDTNT được lựa chọn, bổ nhiệm, kiện toàn để đưa nhà trường vào hoạt động ngay từ những ngày đầu mới thành lập (04 trường PTDTNT THCS cấp huyện được thành lập vào năm học 2009-2010). Sở Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển đội ngũ CBQL các trường phổ thông nói chung và CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Đến thời điểm hiện tại, các nhà trường đã cơ bản được bố trí dầy đủ cán bộ quản lý theo quy định, đội ngũ CBQL cơ bản đảm bảo chuẩn về trình độ chuyên môn, được trang bị kiến thức lý luận chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, sáng tạo, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, một số đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Bên cạnh những thuận lợi của đội ngũ CBQL các trường PTDTNT của tỉnh Tuyên Quang hiện nay như đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL đã có bước được nâng lên; công tác quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL được quan tâm thì đội ngũ CBQL ở các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang vẫn còn một số khó khăn bất cập, hạn chế cần tập trung giải quyết như: khả năng dự báo, tầm nhìn, khả năng tham mưu, tổ chức thực hiện còn hạn chế; sự bất hợp lý về cơ cấu bộ môn, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành nhà trường của một số CBQL các trường PTDTNT còn bộc lộ những yếu kém; công tác quy hoạch chưa gắn với đào tạo, bồi dưỡng, thiếu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73

của ngành mang tính lâu dài. Những khó khăn, hạn chế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết mà Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý phải giải quyết.

Căn cứ vào cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang đã được nghiên cứu ở chương 1 và cơ sở thực tiễn nghiên cứu ở chương 2 và những yêu cầu thực tiễn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cần sớm tập trung xây dựng biện pháp, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt ở thời điểm hiện tại, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [17] thì vấn đề về đội ngũ CBQL giáo dục nói chung trong đó có đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tiếp tục đặt ra những yêu cầu mới và cao hơn để có thể thực hiện được nhiệm vụ góp phần đưa giáo dục của tỉnh phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Những định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” chỉ rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý” [17] Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, trọng tâm là phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là một trong 12 giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010- 2015. Nghị quyết chỉ rõ:

“Tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiêủ học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, trọng tâm là thực hiện có hiệu quả chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75

trương đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học. Chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh về đức, trí, thể mỹ, tinh thần học tập, ý chí phấn đấu tự vươn lên; kết hợp chặt chẽ dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, nâng cao năng lực chuyên môn, đặc biệt coi trọng phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của người thầy [18].

Củng cố, sắp xếp mạng lưới trường lớp để hệ thống giáo dục - đào tạo phát triển toàn diện. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất ngành giáo dục - đào tạo, kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia, đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú tại các huyện. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân học tập, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý giáo dục, đào tạo, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo”. [18 ]

Tại Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 chỉ rõ: “Về giáo dục và đào tạo: chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 hệ thống trường, lớp được xây dựng kiên cố, có đủ phòng học, các phòng chức năng và trang thiết bị phục vụ dạy và học. Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng các trường mầm non và trường phổ thông ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, các trường trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trường dân tộc nội trú” [11 ]

Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 19/9/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 xác định, đến năm học 2009-2010 thành lập mới ở 4 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76

Yên Sơn, Sơn Dương mỗi huyện 01 trường PTDTNT THCS cấp huyện [29] (trước đây tỉnh đã có 02 trường PTDTNT THPT tỉnh và trường PTDTNT THCS huyện Na Hang).

Năm 2011, Chính phủ có Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 28/01/2011 Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hoá để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang [13]. Ngay sau đó, trong phê duyệt quy hoạch phát triển huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã có chủ trương thành lập trường PTDTNT THCS huyện Lâm Bình từ năm học 2014-2015.

Trên cơ sở những quan điểm của Đảng và Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2010-2015; Quy hoạch phát triển của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang thì nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong đó có đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh với mục tiêu phát triển hệ thống trường PTDTNT tại các huyện để giáo dục của tỉnh phát triển, làm cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực là dân tộc thiểu số cho các địa phương trong tỉnh là việc làm quan trọng và rất cần thiết xong (huyện Lâm Bình sẽ thành lập trường PTDTNT vào năm học 2014-2015).

Trên cơ sở những định hướng trên, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang cần tập trung vào những vấn đề cụ thể sau:

+ Xây dựng Kế hoạch về phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xác định mục tiêu tổng quát và cụ thể vừa thực hiện trước mắt vừa mang tính định hướng lâu dài có lộ trình thực hiện từ 02 nhiệm kỳ trở lên.

+ Làm tốt công tác quy hoạch gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; công tác bổ nhiệm luân chuyển bổ nhiệm; bổ nhiệm lại để nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo điều kiện cơ hội để từng cá nhân được rèn luyện, phấn đấu.

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Nhà nước và cảu tỉnh đối với cán bộ quản lý đang công tác tại các trường chuyên biệt; chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 77 - 139)