Số trường đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 38 - 139)

Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 87/482 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 18,05% tổng số trường toàn tỉnh, trong đó có 19 trường mầm non, 34 trường tiểu học, 33 trường THCS và 01 trường THPT. So với nhiều tỉnh trong khu vực phía Bắc, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của Tuyên Quang còn thấp1. Trong số 06 trường PTDTNT mới có 01 trường đạt chuẩn quốc gia: Trường PTDTNT THPT. [27]

Là một địa phương thuộc vùng dân tộc miền núi, sự nghiệp GD&ĐT được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh dành sự quan tâm đặc biệt. Các trường PTDTNT là nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ người DTTS cho địa phương, từ năm học 2009-2010 đến nay, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, tỉnh đã xây dựng ở mỗi huyện một trường PTDTNT; tháng 3/2014, Uỷ ban nhân dân dân tỉnh đã có chủ trương thành lập trường PTDTNT THCS tại huyện Lâm Bình, trường sẽ đi vào hoạt động vào tháng 8/2014, đảm bảo 6/6 (100%) huyện của tỉnh có trường PTDTNT tăng cơ hội học tập trong điều kiện thuận lợi cho HS DTTS ở những địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Việc đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những yếu kém, bất cập, từ đó xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp, trong đó có giải pháp quan trọng là phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các nhà trường nhằm làm tốt công tác phát triển GD ở vùng DTTS là việc làm vừa cấp thiết, vừa lâu dài, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả công tác GD&ĐT của

1

Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của một số tỉnh trong khu vực (năm học 2012-2013): Hòa Bình: 24,76%, Điện Biên: 31,17%; Lào Cai: 34,54%, Phú Thọ: 48,2%, Yên Bái: 26,2%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

tỉnh, tác động đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.3. Khái quát về các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang

2.3.1. Qui mô trường lớp và tỉ lệ HS PTDTNT

Trong nhiều năm trước đây, cả tỉnh Tuyên Quang chỉ có 02 trường PTDTNT: đó là trường PTDTNT Na Hang (cấp THCS) và trường PTDTNT tỉnh (cấp THPT). Thực hiện Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015, Tuyên Quang đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và thành lập ở mỗi huyện một trường PTDTNT cấp THCS. Từ năm học 2009-2010 đến nay, toàn tỉnh đã có 06 trường PTDTNT: 01 trường cấp tỉnh (PTDTNT THPT) và 05 trường cấp huyện. Các trường PTDTNT đều trực thuộc Sở GD&ĐT quản lý.

Năm học 2013-2014, số HS phổ thông của toàn tỉnh là 124.818 em, HS DTTS là 75.880 em, chiếm tỷ lệ 60,2%. Trong khi đó số HS đang học trong các trường PTDTNT chỉ có 1.850 em. 124.818 75.880 1.850 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Số HS toàn tỉnh Số HS DTTS Số HS PTDTNT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

Biểu đồ 2.1. Số học sinh PTDTNT, số HS DTTS và số HS toàn tỉnh năm học 2013-2014

Như vậy tỷ lệ HS DTTS được theo học tại các trường PTDTNT mới chỉ chiếm 2,25% tổng số HS DTTS của cả tỉnh, các trường PTDTNT của Tuyên Quang không có các lớp cấp tiểu học. Tỷ lệ đó nói lên rằng HS của các trường PTDTNT là con em các dân tộc đã được qua tuyển chọn, là lực lượng chính tạo nguồn đào tạo cán bộ của tỉnh trong tương lai. Nhưng so với toàn quốc, tỷ lệ HS DTTS được theo học tại các trường PTDTNT của Tuyên Quang còn thấp. Trong những năm tới, với việc mở rộng qui mô và mạng lưới trường PTDTNT, tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng thêm, theo quy hoạch đến 2015 đạt tỷ lệ 6,4% (năm học 2014-2015 tỉnh sẽ thành lập mới 01 trường PTDTNT THCS đặt tại huyện Lâm Bình được thành lập từ tháng 02/2011).

Bảng 2.1: Khái quát hệ thống trƣờng PTDTNT của tỉnh Tuyên Quang

TT Trƣờng Số lớp Số học sinh Năm thành lập Năm đạt chuẩn quốc gia 1 PTDTNT THPT Tuyên Quang 14 450 1959 2012 2 PTDTNT THCS Na Hang 8 274 1990 3 PTDTNT THCS Chiêm Hóa 8 280 2009 4 PTDTNT THCS Hàm Yên 8 280 2010 5 PTDTNT THCS Yên Sơn 8 280 2009 6 PTDTNT ATK Sơn Dương 8 280 2010

Tổng số 56 1.844

(Nguồn: Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

Bảng 2.1 cho thấy trong số các trường PTDTNT của toàn tỉnh, chỉ có trường PTDTNT THPT đạt chuẩn quốc gia, trường đã có quá trình phát triển 54 năm, nhưng mới đạt chuẩn từ năm 2011 sau 53 năm từ khi thành lập. Mặc dù có nguyên nhân khách quan là cho tới năm học 2009-2010 trường mới cơ bản được xây dựng xong CSVC tại địa điểm mới theo tiêu chuẩn trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

chuẩn quốc gia, nhưng cũng khẳng định rằng còn có các nguyên nhân chủ quan khác do chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục. Trong số 5 trường PTDTNT còn lại, đến năm học 2013-2014, các trường mới đủ khối lớp từ lớp 6 đến lớp 8 do mới thành lập được tròn 4 năm, 01 trường (PTDTNT THCS huyện Lâm Bình) đã có văn bản phê duyệt Đề án thành lập, luận chúng khả thi và dự kiến sẽ tuyển sinh năm học đầu tiên vào tháng 8/2014 (huyện Lâm Bình là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh hiện đang thuộc diện

- 27/12/

).

2.3.2. Về đội ngũ CBQL, GV và NV trường PTDTNT

Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 198 CBQL, GV và NV công tác tại các trường PTDTNT. Bảng 2.2: Đội ngũ CBQL, GV, NV các trƣờng PTDTNT TT Trƣờng Tổng số Chia ra Ghi chú CBQL GV NV 1 PTDTNT THPT Tuyên Quang 54 04 37 13 2 PTDTNT THCS Na Hang 35 03 22 10 3 PTDTNT THCS Chiêm Hóa 28 03 16 10 4 PTDTNT THCS Hàm Yên 24 02 14 08 5 PTDTNT THCS Yên Sơn 32 03 18 11 6 PTDTNT ATK Sơn Dương 25 03 14 09

Tổng số 198 18 121 61

(Nguồn: Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

Các trường PTDTNT đã được bố trí đầy đủ giáo viên đạt định mức qui định tại Thông tư 59 (Trường PTDTNT cấp tỉnh mỗi lớp được bố trí không quá 2,4 biên chế; Trường PTDTNT cấp huyện mỗi lớp được bố trí không quá 2,2 biên chế). Tuy nhiên, cơ cấu GV giữa các môn chưa đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

bảo. Điều này đòi hỏi Sở GD&ĐT phải có kế hoạch sắp xếp, bố trí, tuyển dụng để các trường PTDTNT có đủ biên chế GV giảng dạy các môn học ổn định.

- Trình độ đội ngũ CBQL trường PTDTNT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về trình độ đội ngũ CBQL trƣờng PTDTNT

Số lƣợng CBQL Trình độ chuyên môn Trình độ sử dụng một thứ tiếng DTTS Trình độ lý luận chính trị Trình độ QL giáo dục Đạt chuẩn và trên chuẩn Biết sử dụng thành thạo Chưa sử dụng thành thạo Từ trung cấp trở lên Chưa qua đào tạo Có chứng chỉ QLGD Chưa có chứng chỉ QLGD SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % HT (6) 6 100 5 83,3 1 16,7 6 100 0 0 4 66,6 2 33,3 PHT (12) 12 100 9 75,0 3 25,0 7 58,3 5 41,6 5 41,6 7 58,3 Tổng 18 100 14 77,7 4 28,5 13 72,2 5 27,7 9 50 9 50

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang)

Bảng 2.3 cho thấy trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD trường PTDTNT. 100% CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Đây là điều kiện cơ sở ban đầu thuận lợi cho việc chỉ đạo hoạt động dạy học và GD có hiệu quả. Tuy nhiên, tỉ lệ CBQL có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên mới đạt 72,2%; có chứng chỉ QLGD mới đạt 50%, đặc biệt tỉ lệ CBQL biết sử dụng thành thạo một thứ tiếng DTTS còn thấp, mới đạt 77,7%. Đây cũng là một khó khăn đối với đội ngũ Hiệu trưởng trong QL nhà trường nói chung và QL việc xây dựng trường chuẩn quốc gia nói riêng. Một số Hiệu trưởng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác QLGD, đặc biệt quản lý trường PTDTNT. Do vậy, việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ GD của một số trường PTDTNT còn hạn chế, cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34

- Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT của một số trường PTDTNT còn chưa chủ động và linh hoạt, nhất là các hoạt động chuyên môn.

- Việc quản lý GV, HS, quản lý tài chính và CSVC, TBDH còn nhiều lúng túng, chưa đồng bộ, hiệu quả còn thấp do Hiệu trưởng chưa nắm được chu trình quản lý giáo dục, nhất là đối với loại hình trường chuyên biệt mà đối tượng HS là người DTTS.

- Công tác quản lý chậm đổi mới, còn lúng túng trong việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường và các kế hoạch khác.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về trình độ đội ngũ TTCM, GVCN tại các trƣờng PTDTNT Số lƣợng TTCM và GVCN Trình độ chuyên môn Trình độ sử dụng một thứ tiếng DTTS Trình độ lý luận chính trị Trình độ Quản lý giáo dục Đạt chuẩn và trên chuẩn Biết sử dụng thành thạo Chưa sử dụng thành thạo Từ trung cấp trở lên Chưa qua đào tạo Có chứng chỉ QLGD Chưa có chứng chỉ QLGD SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % TTCM 30 30 100 16 53,3 14 46,7 21 71,0 9 29,0 10 33,3 20 66,6 GVCN 55 55 100 32 58,2 23 41,8 39 70,9 16 29,1 9 16,3 46 83,7

(Nguồn: Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

Bảng 2.4 cho thấy, ngành GD&ĐT tỉnh, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường PTDTNT tỉnh đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp các tổ chuyên môn và quản lý trực tiếp học sinh từ giáo viên chủ nhiệm lớp. Đã xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM và GVCN lớp. 100% TTCM, GVCN lớp đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Đây là điều kiện cơ sở ban đầu thuận lợi cho việc chỉ đạo hoạt động dạy học và GD có hiệu quả. Tuy nhiên, tỉ lệ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên mới đạt 71,0% (với TTCM), 70,9% (với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35

GVCN); có chứng chỉ QLGD mới đạt 33,3% (với TTCM), 16,3% (với GVCN); đặc biệt tỉ lệ TTCM biết sử dụng thành thạo một thứ tiếng DTTS còn thấp, mới đạt 53,3% (với TTCM), 58,2% (với GVCN). Đây cũng là một khó khăn đối với đội ngũ TTCM trong việc trực tiếp quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn; giáo viên chủ nhiệm lớp gặp nhiều khó khăn, rào cản về ngôn ngữ khi vừa làm nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp, vừa làm nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong quá trình trực tiếp quản lý, giáo dục học sinh, nắm bắt tâm tư, tình cảm, sự phát triển tâm lý, sinh lý của học sinh trong thời gian học tập ở trường. Một số giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp tuổi đời còn trẻ, thiếu trải nghiệm thực tế cuộc sống, tác phong, thói quen sinh hoạt, truyền thống văn hoá của các dân tộc ít người. những lý do trên dẫn đến việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ GD của một số trường PTDTNT còn hạn chế, cụ thể:

- Việc tổ chức thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các giờ dạy mẫu, giờ dạy điển hình, đi sâu tìm hiểu kiến thức các môn học, nâng cao chất lượng hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn còn nhiều hạn chế.

- Việc quản lý và tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo. GVCN vừa đóng vai trò quản lý hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện, vai trò là cha mẹ của học sinh, cho quyền lợi của tập thể lớp còn chưa thật sự đạt hiệu quả.

- Trình độ đội ngũ GV trường PTDTNT

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về trình độ đội ngũ GV trƣờng PTDTNT

Số lƣợng ngƣời Chuẩn và trên chuẩn Sử dụng thành thạo một thứ tiếng DTTS GV dạy giỏi cấp cơ sở trở lên Số GV đạt loại khá trở lên theo chuẩn

nghề nghiệp

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 121 121 100,0 46 38,0 30 24,5 117 96,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36

Bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ GV trường PTDTNT đã đạt chuẩn 100%, đó là một thuận lợi cơ bản. Tuy nhiên, tỉ lệ GV sử dụng thành thạo ít nhất một thứ tiếng DTTS trong giao tiếp còn thấp, mới đạt 38,0%; tỉ lệ GV dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên chưa đạt 30%; tỉ lệ GV đạt loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp GV trung học chưa đạt 100% theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Thực tế này đòi hỏi cấp QLGD (Sở GD&ĐT) và Hiệu trưởng các trường cần tiếp tục quan tâm đến công tác bồi dưỡng GV các trường PTDTNT.

- Về đội ngũ NV trường PTDTNT

Theo Thông tư 59/2008/TT-BGDĐT về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập thì biên chế viên chức của trường PTDTNT tỉnh từ 10 đến 11 người, trường PTDTNT huyện 9 người. Hiện nay hầu hết các trường đã bố trí đủ số lượng NV theo quy định. Tuy nhiên, trình độ đào tạo và kỹ năng nghề nghiệp của nhiều NV chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia, một số trường tuyển NV hợp đồng còn gặp khó khăn nhiều hơn trong quản lý và điều hành.

2.3.3.Về chất lượng GD của HS các trường PTDTNT

Chất lượng GD của HS trường PTDTNT được phản ánh chủ yếu ở kết quả xếp loại hai mặt GD. Từ năm học 2010-2011 đến học kỳ I năm học 2013- 2014, kết quả đạt được cụ thể như sau:

+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 80.7 84.9 83.8 13.7 13.0 4.1 1.4 3.2 14.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Tốt Khá TB Yếu

Biểu đồ 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS PTDTNT từ năm học 2011-2012 đến học kỳ I năm học 2013-2014

Biểu đồ 2.2 cho thấy kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS trong 3 năm học gần đây tương đối ổn định và đạt được tiêu chí trường chuẩn quốc gia: Tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt trở lên của các trường PTDTNT trong 3 năm học gần đây bình quân đạt 97,4%, không có HS xếp loại hạnh kiểm yếu. Đây là điều kiện thuận lợi ban đầu cho các trường PTDTNT phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Trong thực tế, đa số HS DTTS đều ngoan, hiền lành, nhiều em còn rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp và bày tỏ quan điểm cá nhân. Tuy nhiên một số HS đôi lúc có biểu hiện "cục tính", nhất là khi gặp phải chuyện bực tức, không vừa ý hoặc bị chạm đến lòng tự trọng. Ý thức tự tôn dân tộc cao đôi khi dẫn đến sự bất hòa giữa HS thuộc các nhóm DT khác nhau. Các trường PTDTNT cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng để thu hút mọi học sinh được tham gia, qua đó các em được bộc lộ mình và có khả năng hòa nhập tốt hơn với tập thể và cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

%

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 38 - 139)