Chất lượng đội ngũ cán bộquản lý trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 54 - 139)

Bảng 2.10: Trình độ đội ngũ CBQL các trƣờng PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 Nam Nữ Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Thạc sỹ (đạt trình độ trên chuẩn) 0 0 1 5,5 Đại học (đạt trình độ chuẩn) 10 55,5 7 38,8 Cao cấp lý luận chính trị 2 11 1 5,5 Trung cấp lý luận chính trị 6 33,3 4 22,2 Ngoại ngữ (có chứng chỉ A trở lên) 10 55,5 8 44,5 Tin học (có chứng chỉ A trở lên) 10 55,5 8 44,5 Trình độ nghiệp vụ QLGD 5 27,7 4 22,2 Sử dụng thành thạo một thứ tiếng dân tộc thiểu số 9 50 5 27,7

Bảng 2.10 phản ánh trình độ của CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như sau:

- Trình độ chuyên môn:

Cán bộ quản lý có trình độ thạc sỹ là 1 người đạt tỷ lệ 5,5 %; có trình độ đại học là 17 người đạt tỷ lệ 94,5%. Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn đào tạo 100 %. Tuy nhiên, số có trình độ đào tạo sau đại học (trên chuẩn) còn ít, chưa chú trọng cử cán bộ quản lý đi đào tạo trình độ cử nhân quản lý giáo dục.

- Trình độ lý luận chính trị:

CBQL có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 03 người, tỷ lệ 16,6 %; trình độ trung cấp chính trị là 10 người, tỷ lệ 55,5%. Như vậy, số có trình độ cao cấp lý luận chính trị còn quá thấp, mới chỉ đạt 5,5% so với yêu cầu cần đạt về trình độ và nhu cầu được trang bị kiến thức để phục vụ cho công việc của đội ngũ. Hầu hết cán bộ quản lý trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang chỉ có trình độ trung cấp chính trị, đại đa số chưa được đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị nên vẫn còn hạn chế trong tư duy lý luận đồng thời cho thấy việc xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT còn có hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Từ đó cũng cho thấy rằng, việc quy hoạch chưa thực sự gắn với lộ trình đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ khi được bổ nhiệm đã được trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ để đáp ứng tốt công việc, chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47

sau khi được bổ nhiệm.

- Trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục:

Cán bộ quản lý được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục theo chương trình học tại Học viện cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 9 người đạt tỉ lệ 50,0 %; đến thời điểm này, sau 5 năm hệ thống trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang được thành lập hoàn chỉnh vẫn còn 9 cán bộ quản lý (chiếm 50,0%) chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Hầu hết số CBQL các trường được bổ nhiệm từ các đồng chí trước đó đang giữ chức vụ TTCM, Bí thư Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội, Thư ký Hội đồng, Chủ tịch Công đoàn... đã có trong quy hoạch CBQL, một số ít CBQL được luân chuyển đến từ đơn vị khác. Việc bổ nhiệm CBQL chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục là một vấn đề rất bất cập, là nguyên nhân hạn chế hiệu quả làm việc của CBQL, thậm chí dẫn đến có việc CBQL quyết định một vấn đề sai hoặc chỉ đạo chưa đúng do thiếu kiến thức về nghiệp vụ quản lý. Đây thực sự là vấn đề quan trọng và cấp bách mà giáo dục tỉnh Tuyên Quang cần phải tập trung giải quyết có như vậy đội ngũ CBQL các trường PTDTNT nói riêng và đội ngũ cán bộ QLGD toàn ngành nói chung mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trước mắt và lâu dài.

- Trình độ tin học và ngoại ngữ:

CBQL có trình độ Tin học, Ngoại ngữ (chứng chỉ trình độ A trở lên) đạt 100%. Thực tế trong công tác quản lý, trình độ và sự hiểu biết về tin học là phương tiện giúp CBQL làm việc đạt hiệu quả tốt hơn nhưng hiệu quả sử dụng Ngoại ngữ của CBQL tại các trường PTDTNT còn rất hạn chế.

- Trình độ sử dụng thành thạo một thứ tiếng dân tộc thiểu số:

CBQL sử dụng thành thạo một thứ tiếng dân tộc thiểu số trong giao tiếp là 14 người đạt tỷ lệ 77,7%. Theo quy định tại Quyết định số 49/2008/QĐ- BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú thì Hiệu trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48

trường PTDTNT phải "Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp" [5]. Thực tế, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, do đặc thù các dân tộc sống xen ghép và do yêu cầu công việc nên 100% Hiệu trưởng các trường PTDTNT đều biết sử dụng ít nhất 1 tiếng dân tộc thiểu số, Phó Hiệu trưởng, giáo viên các trường không thuộc đối tượng quy định nhưng tỷ lệ các thầy cô giáo biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số đạt cao. Điều này tạo thuận lợi trong việc giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số.

Về phẩm chất, năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý

Ngày 22 tháng 10 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT quy định C

nhiều cấp học. Quy định này nhằm mục đích , từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh

đạo, quản lý nhà trường; , xếp

loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo că

[7]. Như vậy cùng với Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, đây là 2 cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng bộ tiêu chí trưng cầu ý kiến đánh giá và tự đánh giá về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Tiêu chí đánh giá gồm: Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp có 05 tiêu chí; Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm có 05 tiêu chí; Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường có 13 tiêu chí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49

Tiêu chuẩn 4 (tiêu chuẩn dành riêng cho CBQL các trường PTDTNT) gồm 3 tiêu chí.

Sử dụng bộ tiêu chí này để xin ý kiến đánh giá của:

+ 15 cán bộ lãnh đạo Sở; Chủ tịch Công đoàn ngành; trưởng phòng, Phó Trưởng phòng công tác thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang (viết tắt trong bảng hỏi: SGD)

+ 121 giáo viên các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang (viết tắt trong bảng hỏi: GV)

+ 18 ý kiến tự đánh giá của đội ngũ CBQL trường THCS (viết tắt trong bản hỏi: HT)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kết quả trƣng cầu ý kiến đánh giá và tự đánh giá của đội ngũ CBQL các trƣờng PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

Nội dung Các tiêu chí Tốt (%) Khá (%) TB (%)

SGD HT GV SGD HT GV SGD HT GV

1.Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

1.1 Phẩm chất chính trị

(tư tưởng, quan điểm lập trường) 99 100 99,5 1.0 0,5

1.2 Đạo đức nghề nghiệp 98 100 99 2.0 1.0 1.3 Lối sống 99 98 97 1.0 2.0 3.0 1.4 Tác phong làm việc 77,5 82.5 84 22.5 11.5 16 1.5 Giao tiếp, ứng xử 80.5 75.6 79.2 19.5 24.4 20.8 2. Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm 2.1 80.5 74 77.5 19.5 26 22.5 2.2

Trình độ chuyên môn (trình độ chuẩn đào tạo; hiểu biết về các môn học, hiểu về lý luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục)

76,7 71,3 73.8 23,3 29.7 26.2

2.3 Nghiệp vụ sƣ phạm 75.3 67.3 80.1 23.7 30.7 19.9

2.4 Tự học và sáng tạo 51 41.5 45.5 29 40 42 20 18.5 12.5

2.5 Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công

nghệ thông tin 72.9 76 64 12 20 30 15.1 4.0 6.0

3.Năng lực quản lý nhà trường

3.1 Phân tích và dự báo 20.5 19 15.8 60 50.8 51.7 39.5 26.9 31.2 3.2 Tầm nhìn chiến lược 11.5 15.5 11.5 40.5 35.4 42.5 48 48.1 49.1 3.3 Thiết kế và định hướng triển khai 45.5 40 42.1 41. 42.3 40.8 13.5 17.7 16.1 3.4 Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới 20.5 18.2 19 40.5 40.8 49.5 39 41 31.5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51

Nội dung Các tiêu chí Tốt (%) Khá (%) TB (%)

SGD HT GV SGD HT GV SGD HT GV

3.5 Lập kế hoạch hoạt động 45.5 45.3 42.5 42 40.4 40.8 12.5 14.3 16.7 3.6 Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ 65.5 60 59.2 40 35.7 32.5 3.5 3.3 8.3 3.7 Quản lý hoạt động dạy học 81 75.2 76.7 10 20 23.3 4.8

3.8 Quản lý tài chính và tài sản nhà trƣờng 55.5 60 75.5 30 23.1 20.5 14.5 16,9 4.0

3.9 Phát triển môi trường giáo dục 80 82.5 87 20 17.5 13

3.10 Quản lý hành chính 20.1 19.3 20.5 70.7 82.7 79.5 9.9 9.0 3.11 Quản lý công tác thi đua, khen thưởng 59,5 83.7 82.5 17 16.3 17.5 23,5

3.12 Xây dựng hệ thống thông tin 22,4 25.7 26.7 29,1 27.9 22.5 48,5 46.2 50.8 3.13 Kiểm tra đánh giá 41,2 54.0 36,8 35.5 23.2 34.8 23.3 22.8 28.4

4.Tiêu chí riêng đối với cán bộ quản lý trường PTDTNT

4.1 Nắm vững quan điểm, chính sách dân

tộc của Đảng và Nhà nước 95.1 90.5 92.3 4.2 5.5 5.3 0.7 4.0 2.4 4.2 Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc

thiểu số ở địa phương trong giao tiếp. 85.5 89 87.3 14,5 11 12,7 0 0 0

4.3

Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52

Bảng 2.11 cho thấy:

Tiêu chuẩn 1 về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp gồm các tiêu chí từ 1.1 đến 1.5 đều đạt khá trở lên, khẳng định đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang có bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, là cán bộ quản lý đơn vị trường nội trú trong những năm đầu thành lập còn rất nhiều khó khăn nhưng có ý thức vượt khó, quyết tâm để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế còn một số ít CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh còn hạn chế trong năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chưa đổi mới phương pháp làm việc.

Tiêu chuẩn 2 về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, gồm các tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn (

, Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm). Riêng tiêu chí về tự học và sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ tỷ lệ đánh giá ở mức độ trung bình còn cao. Đây là dấu hiệu không tốt cảnh báo đội ngũ cán bộ quản lý các trường, vì nếu đội ngũ này không đi đầu trong việc thường xuyên tự học tập cập nhật kiến thức mới, thiếu sáng tạo trong công việc, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ cho công việc của mình dẫn đến chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục ở đơn vị cũng hạn chế. Đây thực sự là vấn đề cấp thiết cần có kế hoạch khắc phục ngay của đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang.

Tiêu chuẩn 3 đánh giá về năng lực quản lý nhà trường gồm các tiêu chí từ 3.1 đến 3.13 cho thấy đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang có năng lực thực hiện đạt từ khá trở lên. Tuy nhiên một số tiêu chí đánh giá mới chỉ đạt ở mức trung bình, đây lại là các tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực quản lý nhà trường, quyết định sự phát triển của nhà trường trong tương lai như khả năng phân tích và dự báo; tầm nhìn chiến lược; sự quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới, là những phẩm chất rất cần ở người quản lý trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Công tác quản lý tài chính, tài sản của nhà trường cũng có kết quả tương tự, đây chính là điểm yếu của CBQL các trường học hiện nay. Việc xây dựng hệ thống thông tin; kiểm tra đánh giá theo đánh giá cũng ở mức trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53

Tiêu chuẩn 4 (tiêu chuẩn đặc thù riêng của CBQL các trường PTDTNT) gồm các tiêu chí từ 4.1 đến 4.3 cho thấy, đại đa số CBQL các trường PTDTNT của tỉnh đã nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn có số ít CBQL còn hạn chế về nội dung này. Với yêu cầu bắt buộc phải biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp, nội dung này cơ bản là tốt, tuy nhiên một số ít CBQL chưa thực sự đã thành thạo được một thứ tiếng dân tộc thiểu số. Tiêu chí giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số tuy được đánh giá cơ bản tốt, tuy nhiên tỷ lệ trung bình vẫn còn (9,0%). Đây là tiêu chí rất quan trọng đòi hỏi CBQL các trường PTDTNT phải thực hiện tốt.

Trên cơ sở kết quả trên, năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL các trường học trong đó có hệ thống trường nội trú thực sự là vấn đề mà Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cần quan tâm; trong chương trình công tác hằng năm phải xây dựng kế hoạch để bồi dưỡng đội ngũ CBQL, tập trung vào một số điểm còn có nhiều hạn chế; từng CBQL cần có kế hoạch tự học tập, cập nhật kiến thức mới, không ngừng tự học để nâng cao năng lực, khả năng điều hành, khả năng dự báo, có tầm nhìn chiến lược về sự phát triển của nhà trường; nâng cao năng lực quản lý tài chính, tài sản đặc biệt cần tích cực hoàn thiện các yêu cầu đặc thù đối với CBQL các trường PTDTNT.

2.4.3. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

- Ưu điểm:

+ Đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang có bước phát triển về số lượng và chất lượng; có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh miền núi Tuyên Quang, góp phần giáo dục đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số cho các địa phương trong tỉnh và cho đất nước.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn CBQL cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tỉnh; đã hoàn thành chương trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54

đào tạo Cao cấp lý luận chính trị; được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, có năng lực tham mưu, điều hành, tổ chức thực hiện, có năng lực quản lý, được sự tín nhiệm của tập thể giáo viên, được cha mẹ học sinh các dân tộc thiểu số và cộng đồng xã hội tin tưởng

+ Đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang được bố trí cơ bản đủ về số lượng theo quy định tại Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 54 - 139)