PTDTNT một cách thường xuyên
Việc đề xuất biện pháp này xuất phát từ những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn vừa qua, từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013.
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện các quyết định quản lý ở mức độ nào, phát hiện những trục trặc, trì trệ, xử lý những sai phạm và đánh giá thực trạng, tìm ra những nguyên nhân đê đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Động viên, khuyến khích tính tích cực, những mặt tốt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý đê hoạt động quản lý đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định phù hợp đê nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.Lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo.
Vì vậy, thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL các trường học đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý giáo dục nói chung và trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT nói riêng.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra và đánh giá cán bộ quản lý trường PTDTNT nhằm giúp cơ quan quản lý có được những thông tin đầy đủ, kịp thời về kết quả thực hiện những nhiệm vụ đã chỉ đạo; phát hiện chính xác, khách quan, trung thực hiệu quả tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tại các cơ sở thông qua hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 98
cán bộ quản lý trường THCS phải lấy kết quả hoạt động của nhà trường, đặc biệt là chất lượng, hiệu quả giáo dục và chất lượng quản lý của hiệu trưởng làm căn cứ chủ yếu.
3.3.5.2. Cách thức thực hiện của biện pháp
- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL các nhà trường nói chung và cán bộ trường PTDTNT nói riêng được thực hiện qua hoạt động thanh tra nhà trường. Kết quả thực hiện của các nhà trường chính là thước đo năng lực, khả năng quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL.
- Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và đột xuất.
Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình đã được duyệt từ đầu năm học. Thanh tra đột xuất là hoạt động thanh tra không theo kế hoạch đã được xây dựng, hình thức này có thể được thực hiện khi lãnh đạo Sở thấy cần thiết nhằm phát hiện vấn đề một cách khách quan hơn hoặc khi đơn vị có dấu hiệu vi phạm các quy định.
Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý của CBQL các nhà trường nói chung và cán bộ trường PTDTNT nói riêng tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
+ Việc xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện kế hoạch.
+ Việc quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Bố trí, sử dụng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Việc thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường; + Công tác kiểm tra của hiệu trưởng nhà trường theo quy định.
+ Việc tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh.
+ Việc quản lý hành chính, tài chính, tài sản; hồ sơ, sổ sách, thu chi và sử dụng nguồn tài chính, đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản tài sản công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 99
và công tác xã hội hóa giáo dục.
+ Phối hợp công tác giữa nhà trường với các đoàn thể quần chúng, ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị
+ Tập hợp thông tin về đơn vị được thanh tra, kiểm tra, thu thập các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
+ Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra, dự kiến thành lập đoàn, thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra, dự trù kinh phí, phương tiện.
+ Trình người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, chậm nhất là 15 ngày, kê từ ngày ra quyết định, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
+ Họp đoàn thông báo quyết định thanh tra, phổ biến kế hoạch thanh tra, kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng mẫu biên bản và những việc cần thiết khác.
Bƣớc 2: Tiến hành thanh tra, kiểm tra.
+ Tổ chức công bố quyết định, thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra với lãnh đạo đơn vị được thanh tra.
+ Nghe báo cáo của lãnh đạo đơn vị về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học, chất vấn, trao đổi của đoàn với lãnh đạo đơn vị.
+ Kiểm tra hồ sơ về công tác quản lý của nhà trường, của các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể nếu thấy cần thiết.
+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên gồm: Hồ sơ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy, giáo án lên lớp...
+ Hội ý tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra của từng bộ phận; chuẩn bị nội dung làm việc với đơn vị và các cơ quan liên quan.
+ Thông báo dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 100
Việc đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra tập trung vào:
+ Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (trên cơ sở hiệu quả công tác quản lý nhà trường theo nhiệm vụ, lĩnh vực công việc được phân công)
+ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường (hoạt động dạy và học, hoạt động sư phạm của nhà giáo, hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, công tác quản lý nhân sự tài chính, cơ sở vật chất; các hoạt động phối hợp…).
+ Đánh giá xếp loại nhà trường, đánh giá xếp loại công tác quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
Bƣớc 4: Kết thúc thanh tra, kiểm tra
+ Tập hợp hồ sơ cuộc thanh tra, kiểm tra và lưu trữ theo quy định.
+ Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra cho cơ quan quản lý theo quy định. + Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra đến đối tượng được thanh tra, kiểm tra, cơ quan chủ quản, đơn vị có liên quan, CBQL đơn vị.
+ Sau khi có kết quả thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét, xử lý kết luận thanh tra theo quy định hiện hành.
+ Có kế hoạch chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra.
Tóm lại: Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra nói trên, Đoàn thanh tra phải kết luận được từng CBQL có những ưu điểm. nhược điểm, tồn tại, hạn chế yếu kém gì; yêu cầu cần khắc phục sau thanh tra, kiểm tra; thời gian hoàn thành việc khắc phục. Các nội dung đoàn thanh tra tư vấn cho CBQL trong thực hiện nhiệm vụ. Những nội dung trên tác động đến nhận thức của từng CBQL để có kế hoạch tự hoàn thiện mình.
- Đánh giá theo quy định Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 101
trưởng, Phó Hiệu trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện thời điểm kết thúc năm học (quy trình đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định).
Việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại CBQL các trường PTDTNT được thực hiện hằng năm, có nhiều kênh thông tin để lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tham khảo khi đánh giá, trong đó có việc tự đánh giá của cá nhân cán bộ quản lý. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch quản lý, sử dụng, phát triển tốt đội ngũ.
3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Điều kiện về lực lượng thực hiện biện pháp thanh tra kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT: Đảng uỷ, tập thể lãnh đạo Sở có kế hoạch, chương trình công tác theo từng năm. Công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý các trường nói chung trong đó có đội ngũ CBQL trường PTDTNT là nhiệm vụ quan trọng được thực hiện thường xuyên trong từng năm học, nhiệm vụ này do bộ phận Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tham mưu thực hiện.
- Cơ sở để thực hiện biện pháp thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT: Việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL được thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch tự kiểm tra.
- Sau thanh tra, kiểm tra nhất thiết phải gắn liền với đánh giá; trên cơ sở kết quả của đơn vị do cán bộ trực tiếp quản lý để đánh giá chính xác, khách quan, kịp thời về đội ngũ cán bộ quản lý. Là cơ sở quan trọng để cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động trong kế hoạch sử dụng đội ngũ CBQL các trường PTDTNT phù hợp và hiệu quả.