Kiểm tra, đánh giá cán bộquản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 75 - 77)

Công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý đối với các cán bộ quản lý, đồng thời việc tự kiểm tra, đánh giá của CBQL một cách có kế hoạch kết hợp với việc kiểm tra giám sát có tinh thần trách nhiệm xây dựng của tập thể cán bộ giáo viên thì công tác này có ý nghĩa quyết định lớn tới chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục của nhà trường. Thực tế, công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nhưng chất lượng còn có hạn chế, còn hình thức,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67

chưa đi vào đánh giá được đầy đủ chất lượng thực tế của đội ngũ, đây là nội dung cần tập trung thực hiện trong thời gian tiếp theo.

- Từ năm học 2009-2010 đến nay, công tác kiểm tra đánh giá cán bộ quản lý trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang như sau:

+ Công tác kiểm tra đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo: Với hệ thống các trường PTDTNT, công tác kiểm tra, đánh giá CBQL được thực hiện với số lượt/năm nhiều hơn so với các trường còn lại:

Thanh tra, kiểm tra toàn diện theo kế hoạch 2năm/lần/đơn vị.

Kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất thường tập trung vào công tác quản lý của Hiệu trưởng, công tác chuyên môn, việc quản lý, nuôi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số, chế độ chính sách của giáo viên; việc tổ chức quản lý ký túc xá học sinh, quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học...

Kiểm tra, đánh giá toàn bộ hoạt động của nhà trường trong một năm học, định kỳ 1 lần/năm/đơn vị theo tiêu chí đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo để xem xét Danh hiệu thi đua của tập thể nhà trường và cá nhân CBQL.

+ Công tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng: trong năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, giao trách nhiệm cho các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công chủ động kiểm tra, báo cáo kết quả; Hiệu trưởng thẩm tra lại kết quả kiểm tra của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

+ Việc đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo quy định Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện thời điểm kết thúc năm học (quy trình đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định).

- Qua các nội dung kiểm tra, đánh giá trên, từ năm học 2009-2010 đến nay, có 02 cán bộ quản lý/18 cán bộ quản lý luôn được xếp loại tốt và xuất sắc (tập trung ở trưởng PTDTNT THPT, trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010). Tỷ lệ cán bộ quản lý xếp vào loại khá đạt khoảng 70% đội ngũ cán bộ quản lý, số còn lại được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ (đạt chuẩn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68

mục tiêu phát hiện vấn đề, đánh giá kết quả, tư vấn và thúc đẩy. Còn hạn chế trong việc phúc tra lại việc thực hiện của cơ sở sau các kết luận thanh tra, kiểm tra.

+ Việc đánh giá xếp loại CBQL các trường PTDTNT được thực hiện hằng năm, có nhiều kênh thông tin để lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tham khảo khi đánh giá, trong đó có việc tự đánh giá của cá nhân cán bộ quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, ở những cá nhân cụ thể, cơ quan quản lý cũng chưa chỉ ra được cụ thể, chi tiết những hạn chế cơ bản; cá nhân CBQL cũng chưa có kế hoạch cụ thể để khắc phục những tồn tại hạn chế.

- Nguyên nhân:

+ Bộ tiêu chí đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo có tiêu chí chưa cụ thể mang tính định tính nhiều hơn định lượng; khi áp dụng vào thực tế, với đặc thù của từng loại hình trường, tại các địa phương khác nhau có tiêu chí khó đánh giá.

+ Hầu hết đội ngũ cán bộ tham gia thanh tra làm việc theo chế độ cộng tác viên, hiện nay so với số đơn vị trường học và yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thì số lượng biên chế được giao còn thấp.

+ Nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra của đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ này còn có hạn chế. Một số CBQL chậm khắc phục những tồn tại hạn chế của cá nhân và của đơn vị do mình lãnh đạo nên hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 75 - 77)