Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 112 - 139)

Để khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, tác giả xin ý kiến bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý. Cụ thể:

- 45 cán bộ lãnh đạo Sở; Chủ tịch Công đoàn ngành; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, chuyên viên các phòng công tác thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang.

- 18 ý kiến của đội ngũ CBQL trường PTDTNT.

Kết quả đánh giá được phản ánh qua bảng tổng hợp sau đây:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết Và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thành phố Tuyên Quang 62.5 37,5 0 41,2 55,3 3,5 2

Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

45,7 53,2 3,1 43,0 50,1 4,9

3

Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt cán bộ quản lý các trường PTDTNT

47,8 52,2 0 47,6 50,4 0

4

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý đáp ứng yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 104

cầu quản lý các trường PTDTNT

5

Thực hiện thường xuyên việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các trường PTDTNT

40,5 40,4 19,1 55,5 27,5 17

Kết quả trên được thể hiện qua biểu đồ sau:

100.0 98.9 100.0 83.1 80.9 96.5 93.1 98.0 97.4 93.0 0 20 40 60 80 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Cần thiết Khả thi

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Nhìn vào biều đồ ta có thể khẳng định rằng tính cần thiết và tính khả thi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt ở các biện pháp 1,2, 3. Đồng thời cho thấy các biện pháp đề xuất để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là rất cần thiết và khả thi.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, thực trạng đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và những định hướng phát triển KT - XH của tỉnh, tác giả đề xuất các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh. Tiến hành đồng bộ 5 biện pháp trên sẽ tác động tích cực đến xây dựng và phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 105

đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là ý kiến đánh giá cơ bản của lãnh đạo Sở GD&ĐT, CBQL và giáo viên các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Kết luận chƣơng 3

Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy 5 biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong điều kiện phát triển hệ thống trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo có thể áp dụng thực hiện đồng bộ các biện pháp trên để phát triển một cách bền vững, có chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đặc thù hệ thống trường này. Tập trung rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT; Lập quy hoạch phát triển và thực hiện đánh giá, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT; Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt cán bộ quản lý các trường PTDTNT; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu quản lý các trường PTDTNT đồng thời thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các trường PTDTNT cơ bản sẽ có được một đội ngũ CBQL có đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống trường chuyên biệt này trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh trong đó có chất lượng giáo dục của hệ thống trường PTDTNT góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh và cho đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của giáo dục, nhất là trong thời kỳ thực hiện các mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay; ý chí của người cán bộ quản lý giáo dục giỏi sẽ tác động tích cực lên đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh của nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Chính vì vậy, việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh nói chung trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT là việc làm cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay mà Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang phải thực hiện.

Tuy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã có quy họach phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc trong đó có quy hoạch đội ngũ CBQL các trường PTDTNT, nhưng thực tế đội ngũ cán bộ quản lý đương chức và cán bộ trong nguồn quy hoạch chất lượng chưa cao, còn có nhiều điểm bất hợp lý về trình độ đào tạo, cơ cấu bộ môn, cơ cấu giới, độ tuổi, người dân tộc thiểu số, cán bộ là người địa phương... dẫn đến chất lượng giáo dục trong các nhà trường còn hạn chế. Vì vậy, việc đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc phát triển giáo dục của tỉnh.

Các biện pháp đề xuất trong luận văn được xây dựng trên cơ sở: Lý luận về QLGD, quản lý nhà trường, trên thực trạng đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Tuyên Quang về giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó các giải pháp được đề xuất có tính logic, mang tính kế thừa, đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn, được tập thể lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành giáo dục; lãnh đạo các phòng công tác Sở Giáo dục và Đào tạo; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang cho ý kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 108

nhất trí, đồng tình cao.

Hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần vào việc quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường PTDTNT Tuyên Quang, chất lượng giáo dục, đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nguồn của tỉnh Tuyên Quang trong đó có chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số cho các địa phương trong tỉnh. Do trình độ nghiên cứu của cá nhân còn hạn chế nên việc đề xuất các biện pháp trên chưa phải là hệ thống biện pháp hoàn chỉnh và đầy đủ, nhưng chắc chắn là những biện pháp cần thiết và mang tính khả thi và phù hợp. Các biện pháp được đề xuất trong luận văn là:

(1) Rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT;

(2) Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang;

(3) Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt cán bộ quản lý các trường PTDTNT;

(4) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đáp ứng yêu

cầu quản lý các trường PTDTNT;

(5) Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các trường PTDTNT.

2. Khuyến nghị

Để triển khai thực hiện các biện pháp trên một cách đồng bộ và có hiệu quả để đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phát triển, tác giả xin có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thống nhất ban hành giáo trình chuẩn để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục đối với CBQL; có quy định chính thức, yêu cầu bắt buộc thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục đối với CBQL để thực hiện đồng bộ đối với tất cả các địa phương trong cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 109

Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù đối với trường PTDTNT, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số và giáo viên. Tổ chức các hội nghị chuyên đề về cán bộ quản lý, giáo viên điển hình cho hệ thống trường PTDTNT để tăng cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác quản lý theo đặc thù của hệ thống trường này.

2.2. Đối với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tuyên Quang

Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL, giáo viên (trong đó có đội ngũ CBQL, giáo viên các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh) đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh (để thực hiện 02 nhiệm kỳ) đúng với chỉ đạo của Trung ương và hướng dẫn của tỉnh. Từ quy họach phát triển đội ngũ, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch gắn với công tác bổ nhiệm. luân chuyển cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn quy định.

Tăng cường phân cấp quản lý cán bộ cho ngành giáo dục và đào tạo theo quy định Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghiên cứu có chính sách đãi ngộ riêng cho cán bộ QLGD và giáo viên công tác tại các trường PTDTNT để đội ngũ này yên tâm công tác, phục vụ lâu dài cho giáo dục địa phương, giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang

Tham mưu với UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung phát triển giáo dục của tỉnh đến năm 2020, định hướng dến năm 2025.

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL đơn vị trực thuộc Sở theo các giai đọan 2011- 2015, 2016 - 2020 theo đúng với Quy họach mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo tỉnh Tuyên Quang (trong đó có hệ thống các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh).

Xây dựng kế hoạch tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD theo từng giai đoạn cụ thể.

Xây dựng quy định đổi mới cơ chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL giáo dục làm cơ sở cho việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 110

miễn nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD (trong đó có đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh).

2.4. Đối với Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

- Huyện uỷ (Thành uỷ): Tăng cường kiểm tra việc tổ chức hoạt động của Chi bộ (Đảng bộ) các trường PTDTNT trên địa bàn để Chi bộ (Đảng bộ) thực sự là nòng cốt trong lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ của nhà trường. Hằng năm kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên cần có thông báo bằng văn bản đến Sở Giáo dục và Đào tạo để phối hợp, thống nhất trong đánh giá đội ngũ CBQL nhà trường.

- Uỷ ban nhân dân huyện: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện việc xây dựng trường PTDTNT THCS các huyện, để đảm bảo các điều kiện phục vụ dạy học, điều kiện nơi ăn chốn ở, chỗ học tập và sinh hoạt cho CBQL, giáo viên và học sinh.

2.5. Đối với đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Phải đổi mới trong nhận thức, trong tư duy quản lý, mỗi CBQL giáo dục phải coi công tác quản lý là một “nghề” để làm mục tiêu phấn đấu trở thành nhà quản lý giỏi.

Có kế hoạch tự học tập, tự cập nhật kiến thức, tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chính trị, tin học, ngoại ngữ; phải đạt các tiêu chí theo quy định Chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tự học thêm tiếng dân tộc thiểu số của địa phương để phục vụ cho công việc.

Rèn luyện kỹ năng, khả năng có tầm nhìn chiến lược phát triển nhà trường; có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để xây dựng nhà trường đảm bảo các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.G.Afanaxev (1997), Con người trong quản lý xã hội, tập 2. Nxb Khoa học xã hội

2. Đặng Quốc Bảo (1996), phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quyết định số 56/2003/QĐ - BGD & ĐT, Về việc ban hành Điều lệ trường Trung học, Hà Nội

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Thông tư số 33/2005/TT-BGDĐT ngày 08/12/2005 Hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10 năm 2008 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường TH

.

8. C.Mác, Ph. Enghen toàn tập (1993) bản tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Chính phủ (2004), Nghị định số 204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

10. Chính phủ (2006), Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

11. Chính phủ (2008), Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 112

12. Chính phủ (2011), Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

13. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 28/01/2011 Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hoá để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang

14. Đảng cộng sản Việt Nam ( 2002), tài liệu phục vụ nghiên cứu các kết luận hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương khoá IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI) ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 112 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)