Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộquản lý trường PTDTNT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 32 - 139)

Theo Từ điển tiếng Việt, biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Từ khái niệm trên ta có thể hiểu: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là cách làm, cách giải quyết về nhân sự, về tổ chức của các cấp cán bộ quản lý để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị [31, tr.4].

Theo lý thuyết hệ thống trong quản lý, bất kỳ một sự thay đổi nào về lượng cũng như về chất của một phân tử đều có thể làm ảnh hưởng đến các phần tử khác của hệ thống và bản thân hệ thống đó. Ngược lại mọi sự thay đổi nào về lượng cũng như về chất của hệ thống đều có thể làm ảnh hưởng đến các phần tử của hệ thống.

Có thể nói, đội ngũ cán bộ quản lý là một hệ thống, mỗi cán bộ quản lý là một phần tử trong hệ thống đó. Đội ngũ cán bộ quản lý “mạnh” hay “yếu” khi từng cán bộ “mạnh” hay “yếu” và ngược lại. Đội ngũ cán bộ quản lý khi được bổ sung theo định biên, nâng cao về mặt chất lượng sẽ trở nên “mạnh” đồng bộ và vững vàng trong hoạt động quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm phát triển cho từng cá nhân cán bộ quản lý và phát triển cả đội ngũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24

Theo quan điểm về mặt chất lượng và theo quy trình lựa chọn bổ nhiệm cán bộ quản lý hiện nay thìphát triển đội ngũ cán bộ quản lý gắn liền với việc phát triển và xây dựng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì cán bộ quản lý thường được lựa chọn từ những nhà giáo tiêu biểu có đủ điều kiện và tiêu chuẩn làm quản lý giáo dục. phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng hợp về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ giáo dục, đặc biệt coi trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp năng lực và kỹ năng giảng dạy, quản lý để đạt đến chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động sư phạm của họ.

Dưới góc độ đổi mới quản lý giáo dục có thể hiểu một cách cụ thể hơn: phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là các chính sách, chương trình và biện pháp của các cấp quản lý giáo dục và cá nhân cán bộ quản lý nhằm tăng cường về số lượng, chất lượng và cơ cấu để họ có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu quản lý trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay.

Một số biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT:

- Thứ nhất: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Đây là nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Quy hoạch phải được thường xuyên được rà soát bổ sung, điều chỉnh.

- Thứ hai: Lựa chọn, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý phải đáp ứng nhu cầu công tác quản lý cũng như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của ngành và của Đảng, Chính phủ.

- Thứ ba: Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý:

+ Đào tạo: Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thành nhân cách mỗi cá nhân tạo tiền đề cho họ có thể vào đời, hành nghề một cách năng suất, hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25

Như vậy đào tạo là hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục nó có phạm vi cấp độ, cấu trúc và những hạn định cụ thể về thời gian nội dung chi tiết và giúp người học trở thành có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định (chuẩn quốc gia, quy ước quốc tế).

+ Đào tạo lại: Là sau khi đã được đào tạo có một trình độ nhất định nay vì một lý do nào đó lại tham gia quá trình đào tạo mới để đạt được một trình độ khác cao hơn, mới hơn, làm cho họ có thể thay đổi nghề nghiệp và để họ thích ứng với công việc mới hoặc để làm tốt hơn.

+ Bồi dưỡng: TheoTừ điển Tiếng việt năm 1994, bồi dưỡng được hiểu là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất [31].

Bồi dưỡng còn được hiểu là: Bồi bổ làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm.

- Thứ tư: Tăng cường kiểm tra đánh giá cán bộ quản lý.

Đây là một trong các chức năng của nhà quản lý nhằm kiểm tra, giám sát, hoạt động của người dưới quyền. Nó là một phương tiện quan trọng để nhà quản lý làm tốt chức năng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Động viên, khuyến khích, nâng cao ý thức trách nhiệm của người được kiểm tra. Đồng thời nắm được thực trạng để có kế hoạch bổ sung uốn nắn kịp thời những hạn chế.

- Thứ năm: Khuyến khích quyền lợi vật chất tinh thần thông qua các cơ chế, chính sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26

Kết luận chƣơng 1

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của một tỉnh miền núi như Tuyên Quang, nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp bách để các địa phương trong tỉnh nhanh chóng thoát khỏi những khó khăn của một tỉnh kém phát triển, giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh, trong đó có nguồn nhân lực là người thiểu số. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường PTDTNT nói riêng là việc làm cần thiết và quan trọng. Ở mỗi nhà trường, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng làm việc của người CBQL, rộng ra, giáo dục muốn nâng cao chất lượng phải có một đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, sâu sắc. kịp thời trong tham mưu, sáng tạo đổi mới trong quản lý, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và trước nhân dân khi nhận nhiệm vụ.

Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đề tài đã nêu và phân tích một số khái niệm liên quan như: Quản lý, quản lý trường học... đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay để phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu, cần thiết phải khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG PTDTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYỂN QUANG 2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích tự nhiên 5.867,33 km2, dân số 734.908 người, gồm 22 dân tộc, mật độ dân số 125 người/km2

. Toàn tỉnh có 06 huyện, 01 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn; 2.090 thôn bản; trong đó có 37 xã, 78

-

. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 95,92%, đường giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hoá. Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của tỉnh đạt trên 13%; thu ngân sách năm 2013 đạt hơn 1.183 tỷ đồng.

2.2. Khái quát về giáo dục tỉnh Tuyên Quang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh khẳng định những kết quả nổi bật. Quy mô trường lớp phát triển, đáp ứng cơ bản yêu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh; giáo dục dân tộc, giáo dục ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư, công bằng trong giáo dục và đào tạo được thực hiện giữa các địa phương trong tỉnh. Các nhóm, lớp mầm non, điểm trường tiểu học được mở đến thôn, bản; 100% xã có trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; các cụm xã có trường trung học phổ thông; hệ thống trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, bán trú được thành lập, phát triển; giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề từng bước đáp ứng nhu cầu của người học. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28

tuổi; tháng 12/2013 tỉnh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Hằng năm, tỉnh tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2.2.1. Về qui mô, mạng lưới trường lớp

- Giáo dục mầm non: Tổng số

2012-2013); Số điểm trường: 1.081, trong đó điểm trường có lớp 5 tuổi: 709. Tổng số nhóm lớp: 2.242 (số nhóm trẻ 712, số lớp mẫu giáo 1.730);

100%.[26].

- Giáo dục phổ thông: Năm học 2013-2014 toàn tỉnh có 151 trường Tiểu học; 14 trường liên cấp TH-THCS; 142 trường THCS (Trong đó có 05 trường PTDTNT THCS; 10 trường PTDTBT); 29 trường THPT (tăng 01 trường THPT so với năm học 2012-2013. Trong đó có 01 trường PTDTNT cấp THPT) [26].

- Giáo dục thường xuyên và Giáo dục chuyên nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 01 TTGDTX- HN tỉnh, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp và 01 trường cao đẳng. Trong năm 2013 Chính phủ quyết định thành lập trường Đại học Tân Trào trực thuộc tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở trường Cao đẳng Tuyên Quang [26].

2.2.2. Đội ngũ CBQL, GV và NV

Tổng số giáo viên toàn tỉnh đến tháng 10/2013 là 13.362 người, trong đó giáo viên mầm non có 4.100 người (trình độ trên chuẩn 19,04, chuẩn 74,49%, chưa đạt chuẩn 6,47%); tiểu học có 4.331 người (trình độ trên chuẩn 40,14, chuẩn 59,81%, chưa đạt chuẩn 0,05%); THCS có 3.278 người (trình độ trên chuẩn 36,7%, chuẩn 63,02%, chưa đạt chuẩn 0,28%); THPT có 1.553 người (trình độ trên chuẩn 6,43%, chuẩn 93,44%, chưa đạt chuẩn 0,13%), 49 GV

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29

TTGDTX - Hướng nghiệp, 210 kế toán chuyên trách, 598 NV các loại. Tỷ lệ CBQL GD toàn tỉnh đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên là 100%; trong đó đạt trên chuẩn là 42,1%; cán bộ quản lý có chứng chỉ QLGD chiếm 55%. [26 ].

2.2.3. Số trường đạt chuẩn quốc gia

Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 87/482 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 18,05% tổng số trường toàn tỉnh, trong đó có 19 trường mầm non, 34 trường tiểu học, 33 trường THCS và 01 trường THPT. So với nhiều tỉnh trong khu vực phía Bắc, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của Tuyên Quang còn thấp1. Trong số 06 trường PTDTNT mới có 01 trường đạt chuẩn quốc gia: Trường PTDTNT THPT. [27]

Là một địa phương thuộc vùng dân tộc miền núi, sự nghiệp GD&ĐT được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh dành sự quan tâm đặc biệt. Các trường PTDTNT là nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ người DTTS cho địa phương, từ năm học 2009-2010 đến nay, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, tỉnh đã xây dựng ở mỗi huyện một trường PTDTNT; tháng 3/2014, Uỷ ban nhân dân dân tỉnh đã có chủ trương thành lập trường PTDTNT THCS tại huyện Lâm Bình, trường sẽ đi vào hoạt động vào tháng 8/2014, đảm bảo 6/6 (100%) huyện của tỉnh có trường PTDTNT tăng cơ hội học tập trong điều kiện thuận lợi cho HS DTTS ở những địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Việc đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những yếu kém, bất cập, từ đó xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp, trong đó có giải pháp quan trọng là phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các nhà trường nhằm làm tốt công tác phát triển GD ở vùng DTTS là việc làm vừa cấp thiết, vừa lâu dài, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả công tác GD&ĐT của

1

Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của một số tỉnh trong khu vực (năm học 2012-2013): Hòa Bình: 24,76%, Điện Biên: 31,17%; Lào Cai: 34,54%, Phú Thọ: 48,2%, Yên Bái: 26,2%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

tỉnh, tác động đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.3. Khái quát về các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang

2.3.1. Qui mô trường lớp và tỉ lệ HS PTDTNT

Trong nhiều năm trước đây, cả tỉnh Tuyên Quang chỉ có 02 trường PTDTNT: đó là trường PTDTNT Na Hang (cấp THCS) và trường PTDTNT tỉnh (cấp THPT). Thực hiện Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015, Tuyên Quang đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và thành lập ở mỗi huyện một trường PTDTNT cấp THCS. Từ năm học 2009-2010 đến nay, toàn tỉnh đã có 06 trường PTDTNT: 01 trường cấp tỉnh (PTDTNT THPT) và 05 trường cấp huyện. Các trường PTDTNT đều trực thuộc Sở GD&ĐT quản lý.

Năm học 2013-2014, số HS phổ thông của toàn tỉnh là 124.818 em, HS DTTS là 75.880 em, chiếm tỷ lệ 60,2%. Trong khi đó số HS đang học trong các trường PTDTNT chỉ có 1.850 em. 124.818 75.880 1.850 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Số HS toàn tỉnh Số HS DTTS Số HS PTDTNT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

Biểu đồ 2.1. Số học sinh PTDTNT, số HS DTTS và số HS toàn tỉnh năm học 2013-2014

Như vậy tỷ lệ HS DTTS được theo học tại các trường PTDTNT mới chỉ chiếm 2,25% tổng số HS DTTS của cả tỉnh, các trường PTDTNT của Tuyên Quang không có các lớp cấp tiểu học. Tỷ lệ đó nói lên rằng HS của các trường PTDTNT là con em các dân tộc đã được qua tuyển chọn, là lực lượng chính tạo nguồn đào tạo cán bộ của tỉnh trong tương lai. Nhưng so với toàn quốc, tỷ lệ HS DTTS được theo học tại các trường PTDTNT của Tuyên Quang còn thấp. Trong những năm tới, với việc mở rộng qui mô và mạng lưới trường PTDTNT, tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng thêm, theo quy hoạch đến 2015 đạt tỷ lệ 6,4% (năm học 2014-2015 tỉnh sẽ thành lập mới 01 trường PTDTNT THCS đặt tại huyện Lâm Bình được thành lập từ tháng 02/2011).

Bảng 2.1: Khái quát hệ thống trƣờng PTDTNT của tỉnh Tuyên Quang

TT Trƣờng Số lớp Số học sinh Năm thành lập Năm đạt chuẩn quốc gia 1 PTDTNT THPT Tuyên Quang 14 450 1959 2012 2 PTDTNT THCS Na Hang 8 274 1990 3 PTDTNT THCS Chiêm Hóa 8 280 2009 4 PTDTNT THCS Hàm Yên 8 280 2010 5 PTDTNT THCS Yên Sơn 8 280 2009 6 PTDTNT ATK Sơn Dương 8 280 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số 56 1.844

(Nguồn: Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

Bảng 2.1 cho thấy trong số các trường PTDTNT của toàn tỉnh, chỉ có trường PTDTNT THPT đạt chuẩn quốc gia, trường đã có quá trình phát triển 54 năm, nhưng mới đạt chuẩn từ năm 2011 sau 53 năm từ khi thành lập. Mặc dù có nguyên nhân khách quan là cho tới năm học 2009-2010 trường mới cơ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 32 - 139)