Đào tạo, bồi dưỡng cán bộquản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 72 - 75)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64

PTDTNT tỉnh Tuyên Quang nói riêng hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng là vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ, tuy nhiên việc thực hiện biện pháp này tại tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế.

Để thực hiện có hiệu quả vấn đề này, tỉnh đã có quy đinh khuyến khích để CBQL các nhà trường tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 47/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 về chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ [21]; Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 10/9/2012 Quy định điều kiện tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ, theo quy định này mức hỗ trợ cho đào tạo thạc sỹ là 35 tháng lương tối thiểu/người (nữ được tính hệ số 1,2), đào tạo trình độ Tiến sỹ hỗ trợ 60 tháng lương tối thiểu/người (nữ được tính hệ số 1,2) [30]. Chính sách trên của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Tuyên Quang thể hiện sự quan tâm đầu tư cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học.

Nhưng trong thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường PTDTNT của tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế: Hiện mới chỉ có 1/18 (0,55%) CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn (trình độ thạc sỹ); 3/18 (16,6%) CBQL có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, 9/18 (50%) CBQL được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Bản thân cán bộ quản lý do nhiều lý do còn gặp khó khăn khi đi học hoặc ngại học tập đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức về việc tự học, tự bồi dưỡng còn yếu.

- Nguyên nhân của hạn chế:

+ Về phía cơ quan trực tiếp quản lý là Sở Giáo dục và Đào tạo: Chưa xây dựng được kế hoạch, lộ trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch, sử dụng, phát triển đội ngũ phù hợp với yêu cầu phát triển quy mô trường lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65

nguyên nhân gây khó khăn cho cơ quan quản lý và các nhà trường. Hiện tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện phân cấp quản lý con người cho Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng quản lý lại phân cấp cho UBND các huyện, thành phố quản lý, điều này dẫn đến những khó khăn cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thiếu kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên (95% ý kiến của cán bộ quản lý).

+ Đối với cá nhân CBQL: Với điều kiện địa hình chia cắt, việc đi lại còn nhiều khó khăn, thu nhập, mức sống còn thấp nên trên 75% cán bộ quản lý cho rằng họ không có khả năng tài chính đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 7% không có nhu cầu học tập bồi dưỡng (tập trung vào đối tượng CBQL là người dân tộc thiểu số đã cao tuổi); 18% CBQL còn lại cho rằng họ chưa có kế hoạch, chưa sắp được cuộc sống sinh hoạt của gia đình, con cái nên chưa đi học (số này chủ yếu tập trung vào đối tượng CBQL là nữ).

Bảng 2.14: Thống kê số lƣợng đội ngũ CBQL

các trƣờng PTDTNT tỉnh Tuyên Quang đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng

Năm học

Tổng số CBQL

Trình độ đƣợc đào tạo

Chuyên ngành đào tạo, bồi dƣỡng Trình độ chuẩn (ĐH) Thạc sỹ Tiến sỹ Chuyên Môn (bồi dƣỡng, tập huấn) Quản CC Chính trị 2009 - 2010 14 14 0 0 14 2 1 2010 - 2011 16 16 0 0 16 1 1 2011 - 2012 18 18 1 0 18 2 2 2012 - 2013 18 18 0 0 18 2 3

Bảng thống kê số liệu 2.14 cho thấy: việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, hiện mới chỉ có 1/18 (0,55%) CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn (trình độ thạc sỹ); 3/18 (16,6%) CBQL có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, 9/18 (50%) CBQL được bồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66

dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Trong các năm học việc bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức hoặc tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì số lượng CBQL các trường PTDTNT được tham gia 100%, nhưng qua nghiên cứu, khảo sát, trao đổi, đánh giá thực tế công việc của đội ngũ CBQL đã qua các lớp bồi dưỡng công tác quản lý, chuyên môn do Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT tổ chức thì thấy rằng: nội dung chương trình bồi dưỡng, tập huấn chưa thực sự phù hợp, chưa đề cập đến những vấn đề thực sự cần thiết, những kiến thức, những điểm còn hạn chế đối với CBQL như: Khả năng dự báo, tham mưu, xây dựng kế hoạch, điều hành, ra quyết định, kiếm tra... dẫn đến hiệu quả của các lớp tập huấn, bồi dưỡng chưa cao.

Qua đây, có thể thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua đã có sự quan tâm, tạo điều kiện về chính sách của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh. Nhưng để đội ngũ CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh có thể đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ thì đòi hỏi cơ quan trực tiếp quản lý là Sở Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng kế hoạch, xác định quy mô phát triển của từng trường để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cả về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Bản thân cá nhân mỗi cán bộ quản lý phải có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, không ngừng trau dồi, rèn luyện thì mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc và là tấm gương trước tập thể cán bộ giáo viên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 72 - 75)